Trong thời gian qua, người tiêu dùng đã gặp phải rào cản lớn trong hoạt động mua sắm do giãn cách xã hội kéo dài. Tuy nhiên, thay vào đó, nền tảng giao dịch và mua sắm trực tuyến đã trở thành cầu nối chính của người dùng và hàng hóa trong giai đoạn này. Kéo theo thói quen người dùng cũng thay đổi, có xu hướng thích trải nghiệm mua sắm online vì sự tiện lợi, thoải mái lựa chọn và mua hàng bất cứ lúc nào.
Theo một nghiên cứu của Google, có tới 63% người Việt tìm kiếm trên Google Search cho mục đích mua sắm thay vì tìm kiếm trên mạng xã hội hay trên website. Do đó, nhà bán hàng nên tập trung vào việc đẩy mạnh bán hàng qua việc xây dựng các chiến dịch quảng cáo với Google để tăng cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng. Dưới đây là bài tổng hợp giúp nhà bán hàng chuẩn bị cho các chiến dịch quảng cáo, làm sao để tăng hiệu quả quảng cáo cùng với Google Search.
1. Tổng quan xu hướng mua sắm của người dùng
Có thể thấy, đại dịch đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất cũng như logistics cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, đại dịch được xem là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của quá trình số hóa (Digital Transformation) ở Việt Nam. Tức là hơn 75% người tiêu dùng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các kênh mua sắm Online. Đặc biệt, sau giãn cách, người tiêu dùng đang quen dần với hoạt động mua sắm trực tuyến. Thay vì bỏ thời gian để ra cửa hàng để mua sắm, họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và có thể thoải mái trải nghiệm không gian mua sắm của mình với nhiều cửa hàng thu nhỏ trên internet.
Ngoài sử dụng Google tìm kiếm để mua sắm, người dùng còn dùng các nền tảng khác của Google cho mục đích mua sắm như Youtube, Google Map… Những kênh online này giúp người dùng đưa ra quyết định mua hàng hơn là chỉ xem thông tin trên website bán hàng. Do vậy, nhà bán lẻ nên tận dụng các nền tảng online khác để mở rộng độ tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn. Đặc biệt là Google Search.
2. Cách tận dụng giải pháp của Google để tiếp cận khách hàng tiềm năng
2.1 Phân tích hành trình mua hàng online của người dùng trên Google
Hành trình mua hàng của người dùng đang ngày càng phức tạp hơn và khách hàng đang dùng nhiều nền tảng khác nhau. Vậy thì làm sao để biết khách hàng online dùng nền tảng nào là phổ biến cho sản phẩm của mình?
Để có thể tiếp cận khách hàng online, trước tiên nhà bán lẻ cần nắm bắt rõ hành trình mua hàng của khách hàng. Thông thường sẽ có 4 giai đoạn chính cho một hàng trình mua hàng:
Lên ý tưởng, lập kế hoạch mua hàng
Khách hàng sẽ tìm hiểu thông tin về mặt hàng mình có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mình. Họ có thể hỏi người thân hoặc tư vấn viên của shop về mặt hàng có thể đáp ứng được mong muốn của mình. Mục đích ở giai đoạn này, người tiêu dùng muốn xác định về sản phẩm mình muốn mua, người bán phù hợp và có những sản phẩm tương tự nào khác.
Tìm hiểu sản phẩm
Ở giai đoạn này, khách hàng muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm mục tiêu của mình. Họ cần biết các đặc tính cụ thể, nơi nào có giá bán phù hợp và xem lại các đánh giá từ người mua trước, các video mô tả sản phẩm…
Mua hàng
Khách hàng khi mua hàng sẽ cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như nên mua online hay đến cửa hàng để mua và cửa hàng nào mua thì tiện, nhanh nhất. Còn nếu mua online thì họ sẽ quan tâm đến việc mất bao lâu để giao hàng hoặc có thể đặt online nhưng đến cửa hàng nhận không…
Hậu mãi (Đổi, trả, bảo hành, KH thân thiết)
Khách hàng sẽ quan tâm về việc có thể đổi trả qua hình thức nào (tại cửa hàng hay người giao hàng đến lấy hàng), cửa hàng có hàng mới về hay không. Hoặc có thể khách hàng muốn chia sẻ về cảm nhận sử dụng hàng qua video…
> Xem thêm: Hậu mãi là gì? 7 loại dịch vụ hậu mãi phổ biến nhất hiện nay
2.2 Kết hợp quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo mua sắm
Khi kết hợp hai loại quảng cáo này, chủ shop có thể dẫn dắt khách hàng vào với website của mình để họ có thể biết thêm về cửa hàng/ doanh nghiệp cũng như các sản phẩm kinh doanh của gian hàng. Đồng thời, qua sự kết hợp này, nhà bán hàng cũng tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng qua các hoạt động tiếp thị khác cho sản phẩm trên website của mình.
Đối với quảng cáo tìm kiếm, người bán có thể cung cấp một cách chi tiết về sản phẩm của mình cùng với các dịch vụ đi kèm. Chẳng hạn như thông tin về bảo hành, giá trị mang đến cho khách hàng cùng với các ưu đãi đi kèm, so sánh với những thương hiệu khác, các sản phẩm khác có liên quan… Người dùng có một cái nhìn tổng quan về sản phẩm với quảng cáo tìm kiếm.
Còn đối với quảng cáo mua sắm, người dùng có thể nhận diện ngay về hình ảnh sản phẩm, so sánh giá cả của từng loại sản phẩm và của các shop khác nhau. Cũng có thể xem thêm các ưu đãi cho từng sản phẩm như free delivery, ưu đãi giảm giá…
Vậy nên, khi kết hợp quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo mua sắm, nhà bán hàng có thể đưa thông tin cụ thể và chi tiết hơn cho người dùng. Điều này thúc đẩy họ dễ dàng click vào quảng cáo và tìm hiểu về website/ sản phẩm của bạn. Đây được xem là hiệu quả khi kết hợp hai loại quảng cáo này với nhau.
2.3 Sử dụng tính năng vượt trội của quảng cáo Google Smart Shopping
Quảng cáo mua sắm thông minh không chỉ hiển thị trên kênh tìm kiếm của Google mà còn phủ rộng trên tất cả các kênh của Google như: Youtube, Gmail, Trang báo điện tử…
Với xu hướng người dùng thích lên xem review trên các kênh Youtube, làm việc thường xuyên với Gmail và đọc báo cập nhật thông tin hàng ngày, thì việc mở rộng độ hiển thị trên đa kênh online sẽ mang đến cho doanh nghiệp nguồn khách hàng lớn. Do đó, nhà bán lẻ nên tận dụng các tính năng vượt trội của Google Smart Shopping để thúc đẩy kinh doanh mùa lễ cuối năm một cách hiệu quả.
3. Tăng hiệu quả quảng cáo trong kinh doanh mùa lễ cuối năm với Google Shopping
3.1 Đảm bảo tình trạng quảng cáo nguồn cấp dữ liệu
Những tháng cuối năm, người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm rất lớn. Do đó, đây cũng là thời điểm nhà bán hàng cần phải đảm bảo rằng quảng cáo của mình được cập nhật thường xuyên về thông tin sản phẩm mới nhất. Ngoài ra, nguồn dữ liệu cần được tuân thủ theo các phương pháp hay nhất đã thiết lập để đảm bảo hiệu quả quảng cáo Google.
3.2 Điều chỉnh mục tiêu CPA/ ROAR để nắm bắt nhu cầu ngày lễ
Giảm mục tiêu CPA/ ROAS trong quảng cáo sẽ giúp thuật toán dễ dàng phản hồi để tăng doanh số bán hàng. Đồng thời, hệ thống cũng phản hồi nhanh chóng với các thay đổi trong thời gian nghỉ lễ.
3.3 Đặt ngân sách không giới hạn
Ngân sách quảng cáo là yếu tố mà nhà bán lẻ cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nên đặt ngân sách phù hợp với xu hướng mua hàng của người tiêu dùng trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, đối với mùa mua sắm cuối năm, nhà bán lẻ nên đặt ngân sách không giới hạn để tối ưu hóa doanh thu. Bên cạnh đó, luôn kiểm tra thông tin chi tiết về phiên đấu giá để biết rõ các động lực cạnh tranh cũng như cơ hội mà bạn không nắm bắt được.
3.4 Xem lại cấu trúc chiến dịch quảng cáo
Cấu trúc chiến dịch quảng cáo ở đây được hiểu là sự bổ trợ và tương tác qua lại giữa các nền tảng của Google. Chẳng hạn như sự bổ trợ giữa Google Search và Google Shopping. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi hiệu quả quảng cáo, để qua đó có giải pháp tối ưu và thay đổi cấu trúc chiến dịch kịp thời trước khi kết thúc các mùa mua sắm lớn dịp cuối năm như Giáng sinh, Lễ Tết...
4. 5 Bước Để Cài đặt Chiến dịch Tìm Kiếm - Google Search
Để có một chiến dịch tìm kiếm trên Google hiệu quả, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước thiết lập chiến dịch với các bước chính sau:
Bước 1: Cài đặt cơ bản - Tổ chức tài khoản chuẩn
Bước đầu tiên, bạn cần cài đặt chiến dịch với Google, lựa chọn cấu trúc phù hợp cho mặt hàng cần quảng cáo và đặt ngân sách cho chiến dịch. Đồng thời phân loại sản phẩm cho từng chiến dịch theo mong muốn và mục tiêu cho từng giai đoạn.
Có nhiều loại chiến dịch quảng cáo mà nhà bán hàng có thể thiết lập. Tuy nhiên, bạn nên chia chiến dịch thành thương hiệu riêng và sản phẩm riêng. Bởi thương hiệu có khả năng chuyển đổi cao và khách hàng cũ thường biết đến thương hiệu của mình. Những chiến dịch còn lại, bạn có thể chia theo sản phẩm hoặc từng khu vực (từng cửa hàng riêng) để dễ dàng theo dõi, cân đối được ngân sách quảng cáo. Chẳng hạn, ở khu vực A bán được nhiều sản phẩm hơn thì mình sẽ đẩy mạnh chiến dịch ở khu vực A. Thay vì thiết lập một chiến dịch với chung nguồn ngân sách thì rất khó quản lý, theo dõi hiệu quả quảng cáo Google.
Các bước đầu thiết lập chiến dịch quảng cáo tìm kiếm
Tiếp theo, bạn cần đặt ngân sách chạy quảng cáo phù hợp cho chiến dịch quảng cáo của mình. Công nghệ máy học của quảng cáo Google Smart Shopping không thể hoạt động hiệu quả do chiến dịch bị hạn chế về ngân sách, không hiển thị vào những giờ cao điểm. Đặc biệt là sẽ làm cho sản phẩm/ gian hàng không được tiếp cận đến một phần khách hàng mục tiêu.
Để thiết lập bộ từ khóa, bạn cần phải dựa vào hành trình mua hàng online của khách hàng. Mỗi giai đoạn trong hành trình sẽ có bộ từ khóa khác nhau, nên để từ 10 - 20 từ khóa. Chẳng hạn như ở giai đoạn lên ý tưởng, bạn cần có các bộ từ khóa chung về nhu cầu hay ở giai đoạn tìm hiểu thì có bộ từ khóa chung về sản phẩm dịch vụ.
Về Tiêu chuẩn mẫu quảng cáo Google nên có ít nhất 2 mẫu quảng cáo mở rộng, 1 quảng cáo tìm kiếm thích ứng và 4 tiện ích mở rộng cho từng nhóm quảng cáo. Với tiện ích mở rộng, có ảnh hưởng rất lớn đến vị trí quảng cáo cũng như khả năng đưa thông tin nhiều hơn đến với khách hàng.
Bước 2: Nhận diện khách hàng tiềm năng
Sau khi có chiến dịch, nhà bán hàng cần nhận diện khách hàng tiềm năng để tăng hiệu quả quảng cáo. Cụ thể ở đây chính là theo dõi chuyển đổi, là những hành động mà nhà bán hàng muốn khách hàng thực hiện trên website để có thể phân loại được khách hàng tiềm năng, đánh giá hiệu quả quảng cáo.
Bước 3: Theo dõi hành vi của khách hàng tiềm năng
Theo nghiên cứu của Google, người dùng không mua hàng ngay khi click vào quảng cáo. Khách hàng sẽ click nhiều quảng cáo và đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng của một quảng cáo. Để theo dõi chi tiết hiệu quả quảng cáo cho từng Click, nhà bán hàng nên dùng mô hình phân bổ phù hợp. Có hai loại mô hình nên dùng: theo hướng dữ liệu và dựa vào vị trí.
Bước 4: Dùng dữ liệu hành vi để đạt mục tiêu chiến dịch
Sau khi theo dõi đúng hành vi người tiêu dùng và biết được Click quảng cáo nào quan trọng, bạn tiếp tục dùng những dữ liệu đã phân tích để đấu thầu. Chiến lược đấu thầu thường tương ứng với mục tiêu của chiến dịch.
Bước 5: Tăng Volume và mở rộng
Để tăng Volume, bạn nên dùng quảng cáo tìm kiếm thích ứng để mẫu quảng cáo tự động thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Mẫu quảng cáo nên bao gồm 15 tiêu đề và 4 mô tả không trùng nhau để tạo quảng cáo tìm kiếm thích ứng hiệu quả. Một số phương pháp hay nhất để tìm kiếm mẫu quảng cáo:
- Tối thiểu 5 dòng tiêu đề khác nhau.
- 2 - 3 dòng tiêu đề khác liên quan đến từ khóa.
- Ít nhất 2 nội dung mô tả khác nhau.
- Tạo dòng tiêu đề không lặp lại hoặc sử dụng cụm từ tương tự.
5. Sử dụng và phân tích báo cáo quảng cáo như thế nào?
Chỉ số hiệu suất được xem là thước đo mức độ thành công của chiến dịch. Do đó, người chạy quảng cáo cần theo dõi thường xuyên và biết cách phân tích các chỉ số để có thể tối ưu hiệu quả quảng cáo. Khi mới tạo chiến dịch, dùng cách đặt giá thầu Tối đa hóa số lượt nhấp, để đáp ứng được mục tiêu dẫn khách hàng vào website và để khách hàng biết đến cửa hàng, sản phẩm được bán, nhà quảng cáo nên theo dõi các chỉ số sau:
- Lượt hiển thị: số lượt quảng cáo được phát.
- Lượt nhấp: số lượt nhấp vào quảng cáo.
- CPC: Chi phí cho một nhấp chuột.
- CTR: Tỷ lệ nhấp chuột = Lượt nhấp/ lượt hiển thị.
6. Tổng kết
Trên đây là những bước cài đặt cùng các lưu ý dành cho nhà bán hàng khi thiết lập một chiến dịch quảng cáo mua sắm với Google trong kinh doanh. Với xu hướng người tiêu dùng đang sử dụng phổ biến công cụ tìm kiếm Google để mua sắm, doanh nghiệp/ nhà bán lẻ nên tận dụng các chiến dịch quảng cáo Google Search để đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Đặc biệt là giai đoạn sau giãn cách và mùa lễ dịp cuối năm.
Đọc thêm: Cách để nhà bán lẻ sẵn sàng cho những ngày lễ lớn vào dịp cuối năm với Google Shopping Ads sau đại dịch
Haravan là đối tác công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được Google đánh giá vững mạnh về tiềm lực nền tảng thương mại điện tử để cung cấp hình thức Google Smart Shopping cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, Google và Haravan đang có chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các khách hàng lần đầu triển khai quảng cáo Google Smart Shopping. Hoàn lên đến 1.350.000Đ ngân sách quảng cáo khi bạn triển khai Google Smart Shopping trên Haravan. Yên tâm bắt đầu với Google Smart Shopping, vừa tối ưu quảng cáo, vừa tăng đơn hàng, lại được hoàn tiền!
----------------------------------------------------
Tặng thêm 100% thời gian sử dụng cho mọi gói giải pháp tại Haravan -
Ưu đãi mừng 6 năm Haravan có mặt tại Hà Nội
Từ ngày 10 - 25/10/2021, Haravan tung ra chương trình ‘Mừng 6 năm Haravan có mặt tại Hà Nội - Siêu khuyến mãi đồng hành cùng các nhà kinh doanh tăng tốc bán hàng mùa cuối năm’, tặng 100% thời gian sử dụng cho khách hàng mua gói dịch vụ 1 năm trở lên cùng nhiều ưu đãi đi kèm.
Đừng bỏ lỡ chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm từ Haravan.
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: