Ngày nay, việc xác định khách hàng mục tiêu là một việc vô cùng quan trọng trong mỗi dự án kinh doanh. Bởi chẳng có bất kỳ một thương hiệu, một doanh nghiệp nào có thể có đủ nguồn lực để nhắm mục tiêu vào toàn bộ thị trường. Việc nhắm vào một nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tập trung các hoạt động, nguồn lực vào một số thị trường mục tiêu cụ thể có tiềm năng hơn vô vàn thị trường khác. Sau đây, Haravan sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Khách hàng mục tiêu là gì?”, đồng thời cũng đưa ra các chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp nhắm vào khách hàng mục tiêu hiệu quả.
1. Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới trong phân khúc thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng như sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy của doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà việc xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu việc này mà làm tốt thì doanh nghiệp của bạn có thể gia tăng khả năng mua hàng cũng như sẽ giảm thiểu được những chi phí, những rủi ro vào các đối tượng khách hàng không phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, thì nhóm khách hàng mục tiêu cũng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn bởi bao gồm nhóm khách hàng online và nhóm mua hàng offline.
2. Tại sao cần phải xác định khách hàng mục tiêu?
2.1 Cung cấp thị trường tiềm năng
Một nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh. Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào đó được sản xuất đều có thể trở thành một sản phẩm chủ lực của thương hiệu, của doanh nghiệp đó. Sản phẩm, dịch vụ đó sẽ tạo ra được điểm nhấn riêng biệt cho thương hiệu trong một thị trường đầy rẫy cạnh tranh.
2.2 Xây dựng xu hướng tiêu dùng
Khách hàng đã mua hàng có thể sẽ giúp cho thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn thông qua việc chia sẻ những đặc điểm riêng biệt về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Xây dựng xu hướng tiêu dùng
Những đặc điểm này không hẳn là những đặc điểm quá chi tiết, quá cầu kỳ mà đơn giản đó chỉ là những đặc điểm liên quan đến tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, hành vi tiêu dùng,... Hay sâu xa hơn, đó là những đặc điểm liên quan đến văn hóa, lối sống của mọi người.
Ví dụ về khách hàng mục tiêu của Dior là nhóm khách hàng cao cấp, những người mua hàng quan tâm đến 2 yếu tố là: chất lượng sản phẩm và tính sáng tạo độc quyền của chúng.
2.3 Xúc tiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Bằng việc tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn có thể trở thành một chuyên gia trong việc thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng trong nhóm đó.
Do rằng đã nghiên cứu về nhóm khách hàng mục tiêu, nên dù có xảy ra trường hợp gì thì doanh nghiệp cũng có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong sở thích và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Không những vậy, họ còn có thể theo dõi những nỗ lực nhằm thu hút nhóm khách hàng mục tiêu này từ phía các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
3. Tiêu chí để phân tích khách hàng mục tiêu
Để có thể phân tích khách hàng mục tiêu hiệu quả, doanh nghiệp của bạn nên dựa theo những tiêu chí sau đây khi phân tích khách hàng mục tiêu:
3.1 Đặc điểm cá nhân của khách hàng mục tiêu
Để có thể xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu hiệu quả, doanh nghiệp của bạn cần thiết phải nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của khách hàng mục tiêu như tuổi tác, giới tính, công việc, thu nhập, sở thích,...
Phân tích khách hàng mục tiêu qua đặc điểm cá nhân
3.2 Vị trí công việc của khách hàng mục tiêu
Ngoài việc mô tả khách hàng mục tiêu thông qua đặc điểm cá nhân, để có thể bán được sản phẩm, dịch vụ tới đúng đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến, thì bạn cần phải biết vị trí công việc của họ là gì? Họ là chủ doanh nghiệp, quản lý hay nhân viên văn phòng? …
3.3 Phân bố địa lý của khách hàng mục tiêu
Để có thể nhắm đến đúng nhóm khách hàng thì khi xác định khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ xem khu vực sinh sống của khách hàng là ở đây? Dân số khu vực mà khách hàng sinh sống ra sao? Tài nguyên thiên nhiên của khu vực đó như thế nào? …
3.4 Hoạt động chung của khách hàng mục tiêu
Khi phân tích khách hàng mục tiêu, bên cạnh việc dựa vào các yếu tố như trên thì bạn cũng cần thiết phải tìm hiểu xem nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là khách hàng kinh doanh hay sản xuất? Khách hàng là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước? …
4. Những cách xác định khách hàng mục tiêu
Có những cách xác định khách hàng mục tiêu nào? Đâu là cách xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả? Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều người khi mới xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu lần đầu. Sau đây, Haravan sẽ giúp bạn giải đáp điều đó:
4.1 Thông qua nghiên cứu, lý thuyết
Đối với cách xác định khách hàng mục tiêu này, doanh nghiệp có thể xác định khách hàng mục tiêu bằng cách dựa trên những số liệu mà doanh nghiệp đã tiến hành thu thập được trên một nhóm khách hàng rộng trước đó, sau đó bắt đầu tiến hành các thống kê, nghiên cứu.
Xác định khách hàng mục tiêu thông qua nghiên cứu
Ngoài ra, doanh nghiệp nên xác định và theo dõi về nhóm khách hàng mục tiêu mà đối thủ của mình nhắm tới, đồng thời doanh nghiệp cũng cần thiết phải nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của riêng mình.
4.2 Thông qua yếu tố thực tế - thực tiễn
Để có thể xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu hiệu quả, doanh nghiệp cần để ý các yếu tố sau:
Thực hiện tìm hiểu thị trường.
Quan sát thực tế.
Đứng trên góc độ là người tiêu dùng rồi đưa ra cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Khảo sát thói quen truyền thông thực tế.
Nghiên cứu tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Chẳng hạn như nhu cầu, mong muốn, sở thích hay nỗi sợ hãi của họ,...
Thông tin của khách hàng mục tiêu như giới tính, tuổi tác, công việc, thu nhập,...
Phân khúc khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Để có thể xác định được cần dựa vào những thông tin như độ tuổi, trình độ, giới tính, học vấn, lối sống,...
Độ lớn của phân khúc khách hàng mục tiêu ra sao? Có thể đáp ứng được mức doanh thu mà doanh nghiệp đã đặt ra hay không?
Đâu là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng của phân khúc này như chất lượng sản phẩm, thương hiệu, giá cả, ưu đãi,...
Nhóm đối tượng mục tiêu đó đang sử dụng sản phẩm của những thương hiệu nào? Sản phẩm của các thương hiệu đó đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của bạn ra sao?
Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng được tốt nhất cho phân khúc khách hàng này hay không? Doanh nghiệp của bạn có thể thành công với phân khúc khách hàng này không?
Làm cách nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận cũng như thuyết phục được khách hàng mua hàng trong phân khúc này?
5. Chiến lược cụ thể để nhắm vào khách hàng mục tiêu
5.1 Tiếp cận khách hàng có nhu cầu
Để có thể tiếp cận được với lượng lớn khách hàng mục tiêu cũng như để nhiều khách hàng có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn hơn, thì điều kiện cần và đủ là cần thiết phải xây nên những công cụ tiện lợi và dễ dàng sử dụng, dễ dàng tìm kiếm để khách hàng sẽ không bị cản trở khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Tiếp cận khách hàng có nhu cầu
5.2 Sử dụng công cụ quảng cáo chọn lọc đối tượng
Có thể nói rằng, quảng cáo là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Vậy nên, nếu bạn có một kế hoạch quảng cáo phù hợp, kết hợp với công cụ quảng cáo hiệu quả thì việc mang danh tiếng thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp đến gần với khách hàng là điều vô cùng dễ dàng. Nhưng ngược lại, nếu bạn không có kế hoạch quảng cáo cụ thể, rõ ràng thì việc tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn muốn nhiều khách hàng biết đến hơn, quảng cáo hiệu quả hơn thì có thể sử dụng phần mềm quảng cáo Google Smart Shopping tự động của Haravan.
Phần mềm quảng cáo Google Smart Shopping tự động của Haravan
Với những tính năng vượt trội, phần mềm quảng cáo Google Smart Shopping tự động của Haravan sẽ giúp bạn:
Tiết kiệm chi phí nhân sự triển khai quảng cáo.
Dễ dàng quảng cáo cho tất cả các kênh.
Quản lý toàn bộ chiến dịch quảng cáo đang khởi động. Từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi chi phí - hiệu quả quảng cáo.
Tăng lượt truy cập Website. Tạo tracking theo dõi chuyển đổi doanh thu trên tài khoản quảng cáo.
Tiếp cận, thu hút và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
Tự đồng đồng bộ hóa sản phẩm lên Google Merchant Center.
Ngoài ra, bạn không cần thiết phải biết về lập trình, không cần thiết phải biết về Google Ads, bởi Haravan sẽ giúp bạn triển khai chiến dịch Google Shopping hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú click chuột.
5.3 Gây chú ý và tạo nhu cầu
Để có thể gây chú ý và tạo nhu cầu đến nhóm khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng, hiệu quả nhất là qua nội dung trong các bài PR sản phẩm, dịch vụ. Vậy nên, trước khi đưa sản phẩm ra mắt thị trường, một bước cần làm mà doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu.
Qua đó, các nhà quản trị hay marketer sẽ tổng hợp thông tin và đưa ra những chiến dịch phù hợp nhất nhằm gây chú ý và tạo nhu cầu đối với nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
5.4 Hướng tới hành động mua hàng
Để thúc đẩy khách hàng đi tới hành động mua hàng sau thời gian quảng bá, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thì trước tiên, doanh nghiệp cần thiết phải tìm hiểu xem vì sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đó.
Hướng tới hành động mua hàng
Hay nói cách khác, doanh nghiệp cần làm cho khách hàng nhận thấy rằng những gì mà họ có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là xứng đáng hay có thể còn nhận lại nhiều hơn những gì mà họ bỏ ra (bao gồm cả tiền bạc, thời gian và công sức). Để có thể thúc đẩy khách hàng mua hàng, doanh nghiệp cần:
Tác động đến cảm xúc của khách hàng bằng các chương trình quảng cáo, chương trình khuyến mãi,...
Tạo ra động cơ mua hàng bằng cách tác động đến những động cơ của khách hàng như lòng tham, sự hiếu kỳ,...
6. Tổng kết
Rất nhiều nhà kinh doanh thành công đã khẳng định trong một chiến dịch kinh doanh, yếu tố tiên quyết sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chiến dịch đó là việc xác định khách hàng mục tiêu. Bởi chỉ khi xác định khách hàng mục tiêu đúng thì doanh nghiệp mới có thể đem lại nguồn lợi nhuận tối đa mà không lãng phí ngân sách Marketing. Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Khách hàng mục tiêu là gì?”, đồng thời cũng đưa ra các chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp nhắm vào khách hàng mục tiêu hiệu quả. Chúc bạn thành công!
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: