Google Adwords (hay còn gọi Google Ads) là khái niệm quen thuộc trong kinh doanh tiếp thị ngày nay. Song, để nắm rõ quảng cáo Google Ads là gì, lợi ích và cách thiết lập như thế nào thì không phải ai cũng biết. Đối với doanh nghiệp lần đầu sử dụng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để “bỏ túi” những kiến thức hữu ích về công cụ Adwords trực tuyến, giúp gia tăng nhận diện thương hiệu.
1. Quảng cáo Google Adwords là gì?
Adwords là viết tắt của thuật ngữ “Advertisement Keywords”, nghĩa là quảng cáo từ khóa. Để phù hợp với chiến lược kinh doanh, mô hình phát triển và đồng bộ hóa sản phẩm, Google đã đổi tên Adwords thành Google Ads - được hiểu là “dịch vụ thương mại cung cấp thứ hạng tìm kiếm, vị trí hiển thị ưu tiên cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng tiềm năng.”
Quảng cáo Google Ads giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện thương hiệu và từ đó đạt được doanh thu tốt hơn.
2. Một số hình thức quảng cáo Google Ads
Quảng cáo Google Adwords bao gồm 6 hình thức phổ biến:
2.1 Google Search Ads - Quảng cáo tìm kiếm
Google Search Ads là hình thức quảng cáo có trả phí. Theo đó, các quảng cáo sẽ xuất hiện cùng kết quả tìm kiếm của Google khi mọi người tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến lĩnh vực bạn đang cung cấp. Với hình thức quảng cáo này, website của doanh nghiệp được hiển thị ở vị trí ưu tiên, qua đó tăng lưu lượng truy cập và tiếp cận đến khách hàng một cách dễ dàng.
Đây là hình thức quảng cáo thông qua banner, video, gif hoặc flash hiển thị trên website của doanh nghiệp. Do đó, khi khách hàng truy cập vào Website hoặc Youtube, họ sẽ thấy được thương hiệu của bạn và chú ý đến các dịch vụ bạn cung cấp. Mục đích của hình thức này là giúp tăng nhận diện thương hiệu, kích thích tò mò và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ đang quan tâm.
GDN kích thích tò mò và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đang quan tâm.
2.3 Google’s Video Youtube
Như chúng ta đã biết, Youtube là sản phẩm của Google, cũng là mạng lưới chia sẻ video lớn nhất và có lưu lượng người truy cập cao hiện nay. Theo thống kê, mỗi ngày, Youtube có đến hơn 30 triệu người truy cập và 1,9 tỷ người người mỗi tháng. Do đó, hình thức quảng cáo Video Youtube của Google có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hiệu quả, mang lại kết quả tốt hơn so với bài viết tiếp thị website thông thường.
Để thực hiện mô hình quảng cáo này hiệu quả, các nội dung video của thương hiệu phải có sức hút, được đầu tư kỹ lưỡng. Sau đó, các quảng cáo sẽ được hiển thị nhiều vị trí và thời điểm khác nhau: Bên góc phải màn hình, phát trước, giữa hoặc sau video đang chạy,... cho người xem dễ dàng tiếp cận.
2.4 Google’s Gmail Ads
Đây là hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm trung - cao cấp, bao gồm bất động sản, bảo hiểm, thẩm mỹ, du lịch/nghỉ dưỡng, sản phẩm số, công nghệ, trang sức hoặc khóa học. Thông thường, Gmail Ads xuất hiện trong hai tab Social & Promotions của hộp thư điện tử.
Để mẫu quảng cáo gửi qua Gmail được nhiều người chú ý, doanh nghiệp cần chú trọng vào hình ảnh bắt mắt, nội dung ngắn gọn, thu hút và đừng quên đính kèm nút kêu gọi hành động điều hướng về dịch vụ.
2.5 Google Shopping Ads
Google Shopping Ads là hình thức quảng cáo dựa trên 2 nền tảng: Google Ads và Google Merchant Center. Theo đó, Google Merchant Center là nơi chứa thông tin sản phẩm, từ đó cung cấp thông tin cho Google Ads vận hành.
Đây là hình thức quảng cáo đang là xu hướng dành cho cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu website trực tuyến (online store), chủ yếu hiển thị tên sản phẩm dịch vụ, video - gif - hình ảnh, giá thành và địa chỉ bán hàng ở đầu kết quả tìm kiếm.Theo thống kê, kể từ khi ra mắt, Google Shopping đã giúp các nhà bán lẻ tăng doanh thu ít nhất 2 lần và tăng 35% tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo hiển thị.
Google Shopping gia tăng tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo, làm cho khách hàng có thiện cảm nhiều hơn với sản phẩm và bắt đầu hoạt động mua sắm.
2.6 Hiển thị với Remarketing List
Đây là hình thức quảng cáo ở vị trí ngoài website. Hiểu đơn giản, sau khi truy cập landing page của doanh nghiệp, người dùng nhìn thấy quảng cáo lần nữa ở mạng xã hội, youtube hoặc website bất kỳ. Điều này giúp hiệu quả tiếp thị tăng lên, thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng và triệt để.
>> Xem chi tiết các loại Google Ads: TẠI ĐÂY.
3. TOP 5 lý do bạn nên sử dụng quảng cáo Google Adwords
Hiện nay, Google Adwords được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn, nhờ đem lại hiệu quả tiếp thị vượt trội, có thể kể đến như:
3.1 Kết nối với khách hàng
Google Adwords giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận và mở rộng đối tượng tiêu dùng, bằng cách hiển thị quảng cáo đúng thời điểm, đúng khu vực, lựa chọn từ khóa, cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
3.2 Hiệu quả nhanh chóng
Nhờ khả năng xác định mục tiêu, Google Adwords giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng, đem lại doanh thu và lợi nhuận tối đa. Khi sản phẩm doanh nghiệp phù hợp với chính sách Google, điều này giúp quảng cáo được hiển thị nhanh chóng, tối thiểu 5 phút nếu cài đặt chiến dịch thành công.
3.3 Dễ dàng quản lý và điều khiển
Giao diện của Adwords được thiết kế trực quan, cho phép doanh nghiệp quản lý, điều khiển và thực hiện thao tác linh hoạt, như: thay đổi nội dung quảng cáo, bổ sung từ khóa, thiết lập ngôn ngữ hoặc điều chỉnh đối tượng khách hàng.
Google Ads giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả doanh thu tối ưu.
3.4 Tiết kiệm chi phí
Với quảng cáo Google Ads, doanh nghiệp được toàn quyền thay đổi ngân sách, giới hạn chi phí quảng cáo theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng, cũng như kiểm soát chi tiêu phù hợp, từ đó tiết kiệm tài chính tối ưu.
3.5 Đáp ứng mô hình kinh doanh khác nhau
Với Google Adwords, chiến dịch quảng cáo được tiến hành bằng hình thức đa dạng (Gmail, Youtube, Google Map hoặc website đối tác). Điều này đáp ứng mô hình kinh doanh khác nhau, tạo điều kiện để người dùng tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng và có hiệu quả đến phân khúc khách hàng tiềm năng.
4. Nên bắt đầu với quảng cáo Google Ads nào trước tiên?
Đối với doanh nghiệp bắt đầu tiếp cận Google Ads, bạn nên sử dụng quảng cáo tìm kiếm Google Search Ads trước tiên. Sau đó, hãy lựa chọn quảng cáo hiển thị Google Display Network, để tiết kiệm chi phí đáng kể. Nếu ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng GDN trên diện rộng để gia tăng giá trị thương hiệu, quảng bá sản phẩm và website đến khách hàng một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả tối ưu.
5. Chi phí khi chạy quảng cáo Google Adwords
Bạn cần phải đấu thầu để đạt được hành động cụ thể trước khi tiến hành chạy Google Ads. Có nhiều mục để đấu thầu như Click vào Website (CPC), lượt view video (CPV), 1000 lượt quảng cáo hiển thị (CPM), mỗi lượt cài đặt app (CPI). Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ không bị tính phí nếu khách hàng thấy quảng cáo nhưng không bấm vào.
Ngoài chi phí cố định, Google Adwords còn phát sinh thêm nhiều chi phí dựa vào các yếu tố khác như:
- Giá thầu: Google luôn ưu tiên những quảng cáo được trả chi phí cao hơn.
- Chất lượng trang đích: Doanh nghiệp có chất lượng landing page càng tốt thì càng được Google xem xét, giảm thiểu chi phí tiếp thị.
- Lĩnh vực: Các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như thẩm mỹ, bất động sản, du lịch,... sẽ có chi phí quảng cáo cao hơn.
Trên thực tế, Google Ads khiến doanh nghiệp tốn kém chi phí, nhất là khi đầu tư không đúng cách hoặc lĩnh vực kinh doanh quá cạnh tranh. Ngược lại, nếu chiến dịch quảng cáo được thiết kế thông minh, rõ ràng về khách hàng, mục tiêu và giá thầu thì bạn có thể tiết kiệm chi phí, đồng thời nhận được điểm ROI (lợi tức đầu tư) tích cực.
6. Phương thức tính phí quảng cáo Google Adword
Quảng cáo Google Ads bao gồm 3 hình thức tính phí:
Tính phí theo số lần nhấp chuột vào biểu mẫu quảng cáo Google Adwords CPC (Cost per Click): Google thu phí nhất định đối với mỗi lần khách hàng click vào quảng cáo của doanh nghiệp.
Tính phí theo số lần biểu mẫu quảng cáo được hiển thị CPM (Cost per Miles): Người dùng quảng cáo Adwords phải thanh toán cho mỗi 1000 lượt hiển thị trên Google.
Tính phí theo số lượng chuyển đổi hoặc nếu có khách hàng thực hiện hành động trên website của bạn sau khi nhấp vào quảng cáo CPA (Cost per Action): Lúc này, chi phí quảng cáo được thanh toán, nếu người dùng thỏa mãn yêu cầu và giúp nhà quảng cáo có lợi nhuận.
Ngoài ra, còn có hình thức tính phí dựa trên mỗi lượt xem video CPV (Cost per View) hoặc tính phí trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng CPI (Cost per Installation).
Quảng cáo Google Ads được tính phí dựa trên 3 hình thức CPC, CPM hoặc CPA.
7. So sánh giữa quảng cáo Google Ads (Adwords) và SEO
So với SEO (Search Engine Optimization - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), mục đích của hai phương pháp đều giống nhau: thu hút khách hàng truy cập website, tăng mức độ nhận diện thương hiệu và từ đó, nâng cao doanh số mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi dựa vào nguyên lý hoạt động, tiềm năng, rủi ro, cũng như mức độ hiệu quả, cả Google Adwords và SEO có không ít đặc điểm khác biệt, cụ thể:
Tiêu chí đánh giá | Google Adwords | SEO |
Nguyên lý hoạt động | Thông qua từ khóa liên quan để hiển thị quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hoặc website của doanh nghiệp | Xây dựng website chuyên nghiệp, cùng với nội dung chất lượng để giúp website đứng đầu kết quả tìm kiếm, khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan. |
Tiềm năng | Nếu xây dựng kế hoạch quảng cáo tốt, Google Ads đem lại lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn. | Thu hút số lượt truy cập tự nhiên, dồi dào và miễn phí từ Google. |
Rủi ro | Quảng cáo phải được tối ưu hóa và yêu cầu ngân sách dồi dào. | Đòi hỏi công sức và thời gian lâu dài. |
Thời gian hiệu quả | Cho hiệu quả ngay lập tức. | Hiệu quả chậm, yêu cầu nhiều thời gian. |
Với toàn bộ thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu quảng cáo Google Ads là gì và làm thế nào để thiết lập Google Adwords hiệu quả. Đây là dịch vụ cần thiết đối với người bắt đầu kinh doanh, giúp bạn quảng bá thương hiệu, tăng mức độ nhận diện và đạt được doanh số tốt nhất. Ngoài lựa chọn Google Ads để tiếp thị hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp giải pháp bán hàng đa kênh - Haravan, hỗ trợ quản trị website, nâng cao hiệu suất kinh doanh và tăng trưởng online dễ dàng.
>> Đọc thêm: