Youtube Ads là gì? Hướng dẫn cách chạy quảng cáo YouTube hiệu quả

Bên cạnh Google, quảng cáo Youtube cũng là một kênh dùng để tiếp thị doanh nghiệp hiệu quả và mang lại nhiều ấn tượng thú vị hơn cho khách hàng. Việc tìm hiểu chi tiết các dịch vụ và nguyên tắc trên Youtube sẽ đem đến cho bạn những hiệu quả không tưởng về ROI (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) trong tương lai. Nếu bạn là những chủ doanh nghiệp đang mong muốn tiếp thị sản phẩm trên kênh này thì hãy xem ngay bài viết này. Sau đây, Haravan sẽ gợi ý cho bạn những cấu hình chiến lược chạy quảng cao trên Youtube hiệu quả.

1. Tổng quan về quảng cáo trên Youtube

1.1 Youtube Ads là gì?

Hình thức này được biết đến là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến mà Google cung cấp và hiển thị trên kênh Youtube. Để có thể hiển thị những đoạn video quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ trên video thì các công ty, doanh nghiệp cần trả phí cho Google.

>>> Chủ đề có liên quan: Chi phí để sản xuất một video quảng cáo là bao nhiêu?

Trên YouTube, mọi người có thể khám phá video theo nhiều cách khác nhau (ví dụ: bằng cách tìm kiếm trên trang tìm kiếm YouTube, nhấp vào video được đề xuất trên trang xem hoặc chọn video từ nguồn cấp dữ liệu trang chủ). Từ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng YouTube để quảng cáo hiệu quả hơn cho những người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn.

1.2 Lợi ích khi chạy quảng cáo Youtube

Sự kết hợp độc đáo của YouTube giữa quyền truy cập những video, chia sẻ và và tạo ra cơ hội chưa từng có để tương tác với khán giả. Hình ảnh, âm thanh và chuyển động có thể khơi gợi cảm xúc liên quan đến nội dung mà bạn không có được bằng các hình thức truyền thông khác.

  • Kết nối với khán giả của bạn: Quảng cáo phát trên hoặc chạy bên cạnh video YouTube có thể giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng theo cách độc đáo và đáng nhớ.
  • Tiếp cận đúng đối tượng: Các quảng cáo của bạn cũng sẽ tiếp cận với lượng khách hàng tiêu chuẩn xác định hơn nhờ vào công cụ và dữ liệu từ người dùng vô cùng cụ thể. Tiếp cận khách hàng theo chủ đề, từ khóa hoặc nhân khẩu học, chẳng hạn như "phụ nữ dưới 35 tuổi".
  • Tiện lợi và nhanh chóng: Tạo tài khoản Google Ads, thiết lập chiến dịch và tiếp cận đối tượng của bạn chỉ trong vài phút.
  • Đo lường chiến dịch chính xác: Nhà bán hàng có thể tìm hiểu xem bạn có đang tiếp cận đúng đối tượng hay không. Chỉnh sửa và tối ưu chiến dịch của mình thông qua Youtube Analytics của bạn để theo dõi số lượt xem, chi phí và chi tiết ngân sách.

1.3 Chi phí chạy quảng cáo Youtube

Với quảng cáo YouTube, bạn sẽ chỉ phải trả theo mỗi lượt xem video, cụ thể như:

  • Một quảng cáo video thông thường (dạng TrueView) sẽ có mức chi phí khoảng từ 80đ – 150đ cho mỗi lượt xem.
  • Ngoài ra, nếu là định dạng Bumper Ads sẽ có mức đấu thầu từ 20.000đ – 30.000đ theo CPM (Cost Per Thousand - mỗi 1000 lần hiển thị).

Lưu ý, các mức chi phí này có thể tăng giảm tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, ngân sách, loại quảng cáo và loại giá thầu bạn muốn sử dụng.

Mặt khác, khi xem YouTube, chắc hẳn không ít thì nhiều đã từng có lần bạn nhấn vào nút Skip Ads (Bỏ qua quảng cáo). Chắc hẳn bạn phân vân sẽ phải trả tiền cho một lượt xem mà người dùng thậm chí còn không xem hết quảng cáo của bạn?

Đừng lo, YouTube không áp dụng điều này, với các điều khoản bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, YouTube sẽ không tính phí cho các nhà quảng cáo trong 5 giây đầu tiên.

Người xem sẽ có lựa chọn muốn xem tiếp quảng cáo của bạn hay không, nếu không mọi thứ vẫn sẽ là MIỄN PHÍ.

2. Tổng hợp các định dạng quảng cáo video trên Youtube

Hiện nay có 8 định dạng quảng cáo chính mà Google cung cấp trên YouTube.

Mỗi định có độ dài, cách hoạt động, vị trí và thời điểm xuất hiện và loại giá thầu khác nhau, vì vậy bạn cần tham khảo trước định dạng quảng cáo mình muốn sử dụng để lên kế hoạch sản xuất và quay video phù hợp.

YoutubeAds_HRV


2.1 Quảng cáo trong luồng phát có thể bỏ qua (Skippable in-stream)

YoutubeAds_HRV

Skippable in-stream ads (hay quảng cáo TrueView) là loại quảng cáo xuất hiện trước, trong hoặc sau một video trên Youtube, có kèm theo đó là một banner thương hiệu ở góc trên cùng bên phải.

Nếu nhà bán hàng sử dụng tùy chọn đặt giá thầu theo CPV (theo mặc định), bạn sẽ chỉ trả tiền sau khi người dùng đã xem 30 giây quảng cáo của bạn.

Đây là định dạng quảng cáo hoàn hảo cho các video theo hướng kể một câu chuyện trực quan, thú vị và phù hợp với thị hiếu của khán giả mục tiêu.

Tuy nhiên, người dùng có xu hướng bỏ qua các quảng cáo, nên bạn phải làm sao tạo những video thực sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của họ về sản phẩm, dịch vụ hay ưu đãi của bạn ngay từ những giây đầu.

  • Thời lượng video: Thời lượng tối thiểu được đề xuất là 12 giây và tối đa là 3 phút.
  • Thời gian xuất hiện: Trước, trong và sau video.
  • CTA (Call-to-action): CTA dài 10 ký tự và tiêu đề 15 ký tự.
  • Định dạng: Biểu ngữ đồng hành 300 × 60 PX được hiển thị ở phía bên tay phải.
  • Trả phí cho: lượt xem hoặc nhấp chuột trong 30 giây (với đặt giá thầu CPV) hoặc số lần hiển thị (bằng CPM)
  • Mục tiêu chiến dịch:
    • Khách hàng tiềm năng
    • Lưu lượng truy cập trang web
    • Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận
    • Mức độ cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm

2.2 Quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream)

YoutubeAds_HRV

Non-skippable in-stream ads (hay quảng cáo Pre-Roll) là loại quảng cáo xuất hiện trước, trong hoặc sau khi bắt đầu video, với độ dài tới 15 giây và không thể bỏ qua chúng.

Định dạng quảng cáo này không đính kèm các banner và chỉ hiện dòng liên kết “Truy cập trang web nhà quảng cáo”.

  • Thời lượng video: Tối đa 15 giây.
  • Thời gian: Trước, trong và sau video.
  • Trả phí cho: Số lần hiển thị (CPM)
  • Mục tiêu chiến dịch: Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận

2.3 Quảng cáo dạng video trong nguồn cấp dữ liệu (In-feed video)

YoutubeAds_HRV

Quảng cáo In-feed Video (hay Video Discovery Ads) là quảng cao chỉ hiện thị trên Youtube với hình ảnh nhỏ của video (thumbnail) kèm văn bản xuất hiện trên trang kết quả tìm Youtube, cạnh những video liên quan hay trang chủ Youtube dành cho Mobile.

  • Thời lượng video: Tối đa 12 giây.
  • Tiêu đề: 100 ký tự.
  • Mô tả: 2x 35 ký tự.
  • Trả phí cho: Nhấp chuột để bắt đầu lượt xem (CPC)
  • Mục tiêu chiến dịch: Mức độ cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm

2.4 Quảng cáo đệm (Bumper)

YoutubeAds_HRV

Bumper Ads là những quảng cáo ngắn không thể bỏ qua dưới 6 giây, phát trước, trong và sau một video khác. Đây là định dạng quảng cáo tuyệt vờ và phổ biến nếu bạn muốn tạo ra nhiều điểm chạm với người dùng, tạo cảm giác tò mò và tương tác với từng bước của câu chuyện trong video.

Hãy sử dụng quảng cáo đệm khi bạn muốn tiếp cận người xem một cách rộng rãi bằng một thông điệp ngắn gọn và dễ nhớ.

  • Thời lượng video: Tối đa 6 giây.
  • Thời gian: Trước, trong và sau video.
  • Xuất hiện ở: các video trên YouTube cũng như ở các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google
  • CTA: CTA dài 10 ký tự và tiêu đề 15 ký tự.
  • Trả phí cho: Số lần hiển thị (CPM)

Mục tiêu chiến dịch: Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận

2.5 Quảng cáo ngoài luồng phát (Outstream)

YoutubeAds_HRV

Outstream Ads là những quảng cáo phát mà không có âm thanh ban đầu và người xem có thể nhấn vào quảng cáo để bật tiếng cho video.

  • Xuất hiện ở: quảng cáo chỉ dành cho thiết bị di động và chỉ xuất hiện trên những trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google.
  • Định dạng: quảng cáo biểu ngữ, quảng cáo xen kẽ, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu hoặc quảng cáo gốc ở cả chế độ màn hình dọc và chế độ toàn màn hình.
  • CTA: CTA dài 10 ký tự và tiêu đề 15 ký tự.
  • Trả phí cho: chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị trên 2 giây (vCPM)

2.6 Quảng cáo trên đầu trang chủ (Masthead)

YoutubeAds_HRV

Quảng cáo Masthead trên Youtube là video xuất hiện ở trên cùng của Trang chủ YouTube, được cấu hình cho cả máy tính, thiết bị di động và màn hình TV. Loại quảng cáo này hiện chỉ được dành cho 1 nhà quảng cáo ở mỗi quốc gia vào mỗi ngày.

Ngoài ra, các video này mặc định sẽ tự động chạy mà không có tiếng. Khi người dùng nhấp vào video, họ sẽ được điều hướng đến video gốc của nhà quảng cáo

  • Mục tiêu chiến dịch: khi muốn nâng cao mức độ nhận biết một sản phẩm hay dịch vụ mới, hoặc khi muốn tiếp cận lượng khán giả lớn trong khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn như sự kiện bán hàng giảm giá).
  • CTA, Tiêu đề, Mô tả: Được tự ý điều chỉnh
  • Trả phí cho: CPM (Cost-per-impression hay Giá mỗi 1000 lần hiển thị)

3. Những cách tận dụng tối đa ngân sách quảng cáo trên Youtube hiệu quả

YoutubeAds_HRV

Những cách tận dụng tối đa ngân sách quảng cáo trên Youtube hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, giá quảng cáo YouTube có thể khác nhau. Nhưng làm thế nào để có thể tối ưu tăng giảm giá thầu? Làm sao để tận dụng chi phí quảng cáo trên Youtube để bạn không lãng phí tiền quảng cáo đến cuối?

Để trả lời được những câu hỏi này bạn cần nắm vững các thủ thuật sau đây:

  • Trang bị vững kiến ​​thức cơ bản

Việc thiết lập một chiến dịch quảng cáo đòi hỏi bạn phải có một số kiến ​​thức nền về cách các yếu tố được liên kết, từ mục tiêu đến chiến lược đặt giá bid và ngân sách đến các tùy chọn nhắm mục tiêu.

  • Tối ưu hóa chiến dịch của bạn

Nếu quảng cáo của bạn hoạt động không tốt, bạn có thể chọn các tùy chọn có khả năng giúp tối ưu hóa chi phí cho mỗi lần xem hoặc tỷ lệ xem trên YouTube.

Ví dụ: Bạn có thể điều chỉnh quảng cáo của mình bằng cách thay đổi tiêu đề (heading) hoặc mô tả trong quảng cáo cho thật sự phù hợp và lôi cuốn để cải thiện tỷ lệ xem. Các nút CTA mặc dù đơn giản nhưng cũng có tác động không nhỏ đến hành vi của người dùng.

  • Nâng cao chất lượng video

Để việc chạy ads Youtube của mang lại hiệu quả tương ứng số tiền quảng cáo mà bạn đã bỏ ra thì bạn nên cung cấp những video có nội dung lôi cuốn, hấp dẫn người xem và khiến họ không thể bỏ qua.

Thông thường các doanh nghiệp hoặc công ty quảng cáo sẽ lựa chọn các agency, dịch vụ sản xuất video, hình ảnh. Với sự trợ giúp của họ, bạn có thể tung ra các quảng cáo video chuyên nghiệp, hấp dẫn giúp cho chiến dịch marketing của bạn có được một khởi đầu hiệu quả.

4. Kinh nghiệm quảng cáo trên Youtube cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.1. Không nên áp dụng các cách tiếp thị truyền thống

Người sử dụng internet, nhất là những người ghé thăm YouTube thường xuyên, thường không có đủ kiên nhẫn để tiếp nhận những đoạn phim chứa đầy các thông điệp quảng cáo, tiếp thị. “Điều tệ hại nhất là làm một đoạn phim dài đến 20 phút nhưng chỉ để nói vì sao sản phẩm của doanh nghiệp của tôi tốt nhất trên thị trường. Rất ít khách hàng hiện nay có đủ tính kiên nhẫn, trong khi đó một số doanh nghiệp lại thường mắc sai lầm là tin vào số lượt truy cập. Xin lưu ý là nhiều khách hàng có thể thoát khỏi đoạn phim của doanh nghiệp chỉ sau vài giây nếu họ không cảm thấy hứng thú gì với nội dung vừa xem” – Atkinson khuyến cáo.

>>> Có thể bạn quan tâm: Marketing truyền thống và hiện đại khác nhau như thế nào?

4.2. Không nên đầu tư quá nhiều cho những đoạn phim “hoành tráng”

Tổng số tiền trung bình đầu tư cho một đoạn phim tự làm trên YouTube chỉ nên trong khoảng 300 USD. Ngoài ra, cũng chỉ nên bỏ ra thời gian và công sức vừa phải cho đoạn phim. Điều quan trọng là sử dụng hình ảnh độc đáo, khác biệt để tạo ấn tượng cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

4.3. Kiên nhẫn

Tiếp thị trên YouTube có tính gián tiếp hơn nhiều so với tiếp thị bằng cách mua các từ khóa trên các trang web tìm kiếm thông tin hay đặt banderole quảng cáo trên các trang web khác. Do đó doanh nghiệp phải chịu khó chờ đợi và dõi theo phản ứng trên thị trường. “Có thể phải mất đến sáu tháng thì một chiến dịch tiếp thị bằng phim video trên YouTube mới có tác dụng” – Atkinson chia sẻ.

4.4. Đừng chạy theo mục đích làm những đoạn phim có nhiều lượt xem trong một thời gian ngắn

Thực tế cho thấy, các đoạn phim có tốc độ lan truyền nhanh đều có đề tài là những vấn đề nhỏ nhặt, không có nhiều ý nghĩa sâu sắc, cơ bản là mang tính giải trí nhất thời. Vì vậy, ngay cả khi đoạn phim của doanh nghiệp có được số lượt người xem tăng nhanh trong một thời gian ngắn thì điều đó chưa chắc sẽ có nhiều khách hàng hỏi mua hàng hay ghé thăm trang web của doanh nghiệp.

4.5. Không nên quan tâm nhiều đến các lời bình luận không có tính xây dựng

Những lời bình luận thường có sức ảnh hưởng nhất định trên các trang nhật ký điện tử cá nhân (blog), Facebook hay các trang web xã hội khác, nhưng chẳng có mấy ý nghĩa trên YouTube. Tương tự, số lượt người thích (Like) hay đăng ký (Subscription) cũng không có tác dụng. “Số lần khách hàng đăng tải lại đoạn phim của doanh nghiệp (re-post) sẽ cho biết doanh nghiệp có nhiều khách hàng ủng hộ hay không” – đó là lý do Alkinson nêu ra.

4.6. Xác định mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu tung ra đoạn phim phải cụ thể và có thể đo lường được. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành tiếp thị trên các kênh truyền thông xã hội, trong đó có YouTube, nhưng tỏ ra rất mù mờ về mục tiêu và tác dụng của các chương trình tiếp thị. Một số doanh nghiệp khác lại thuê chuyên gia thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên YouTube, song lại không nêu rõ những thay đổi cụ thể cần thu được từ các chiến dịch ấy (chẳng hạn như số lượt khách hàng hỏi mua hàng hay số lượt truy cập vào trang web của doanh nghiệp).

4.7. Nên khuyến khích khách hàng đùng tải các đoạn phim liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp

Cách làm này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc doanh nghiệp tự đăng tải các đoạn phim do mình tự làm. Doanh nghiệp sẽ có thể mất thời gian để đi tìm những khách hàng phấn khởi và hài lòng khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp, nhưng bù lại, sự chia sẻ của những khách hàng như là người chứng kiến luôn tạo ra sức hút lớn đối với những người khác, làm cho nhãn hiệu của doanh nghiệp được nhận biết và yêu mến nhiều hơn.

Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đạt được thành công trong việc quảng cáo trên Youtube mang về cho mình một lượng khách hàng nhất định và tạo ấn tượng tốt trên diện rộng giúp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp được rộng rãi hơn.

5. Những chỉ số cần lưu ý khi theo dõi quảng cáo

Sau khi chiến dịch đi vào hoạt động, bạn cần phải theo dõi thường xuyên để đánh giá và tốt ưu hiệu quả của chiến dịch đó. Sau đây là một số chỉ số mà bạn nên lưu ý:

  • Số lần hiển thị (Impressions): Mỗi lần phân phát quảng cáo được tính là một lượt hiển thị
  • Lượt xem (Views): Khi một người xem hết hết 30 giây quảng cáo Trueview, xem hết video (quảng cáo bumper), quảng cáo Trueview 15s không thể bỏ qua hoặc tương tác với video của bạn thì được tính là một lượt xem.
  • Tỷ lệ xem: Chỉ số cho biết tỷ lệ người dùng quyết định xem hoặc tương tác với video quảng cáo của bạn.
  • Giá mỗi lượt xem (CPV) trung bình: Số tiền trung bình mà bạn phải trả mỗi khi có người xem video quảng cáo của bạn.

Xác định rõ ràng mục tiêu mà quảng cáo của bạn nhắm đến, xem xét và điều chỉnh lại để tối ưu các chỉ số bạn cần lưu ý trên kênh của mình. Một chiến dịch quảng cáo trên Youtube đạt hiệu quả, thành công là khi bạn đạt được mục tiêu với ngân sách tiết kiệm nhất có thể.

6. Cách tạo quảng cáo YouTube tuyệt vời với ABCD

YouTube đã phát triển một khuôn khổ có tên là ABCD, đây là một hướng dẫn được hỗ trợ dữ liệu để tạo quảng cáo video hiệu quả. Các quảng cáo tuyệt vời trên YouTube có một số điểm chung:

Attract - Thu hút: Họ thu hút sự chú ý của bạn trong năm giây đầu tiên bằng cách sử dụng khung hình chặt chẽ, nhịp độ nhanh, yếu tố bất ngờ và người thật trên màn hình.

Brand - Thương hiệu: Họ giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn trong vòng năm giây đầu tiên bằng văn bản, hình ảnh và âm thanh. Ví dụ: việc các diễn viên đề cập đến tên thương hiệu của bạn có liên quan đến việc Ad Recall và Cân nhắc Quảng cáo tích cực.

Connect - Kết nối: Họ làm cho người tiêu dùng cảm nhận được điều gì đó về thương hiệu của bạn bằng cách tích hợp chức năng và cảm xúc với nhau, thu hút cảm xúc của người dùng (đặc biệt là thông qua sự hài hước) và cho phép người xem liên kết với những người trên màn hình.

Direct - Trực tiếp: Họ khiến khách hàng thực hiện hành động bằng cách đưa ra các ưu đãi đặc biệt, khơi gợi cảm giác cấp bách và thuyết phục người xem bằng các hướng dẫn cụ thể như “Mua ngay bây giờ” hoặc “Đăng ký”.

7. Kết luận

Có rất nhiều hình thức để triển khai chạy quảng cáo trên Youtube hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể đạt được doanh thu cao và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng như mong đợi, thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản về Youtube Ads cũng như lên kế hoạch kỹ trước khi chạy quảng cáo trên Youtube. Bài viết trên Haravan đã gợi ý cho bạn những định dạng Youtube Ads phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng rằng nó có thể giúp ích cho bạn trong việc triển khai quảng cáo. Chúc bạn thành công!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

10 công cụ quản lý truyền thông xã hội miễn phí tốt nhất

25/05/2017

16 công cụ quản lý social media bạn cần biết (P1)

25/05/2017

16 công cụ quản lý social media bạn cần biết (P2)

25/05/2017