SEM là gì? Ưu, nhược điểm và những công cụ hỗ trợ chạy SEM

Search Engine Marketing (SEM) là một trong những cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp phát triển và tiếp cận với nhiều khách hàng mới. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu tổng quan về Search Engine Marketing cũng như một số mẹo và chiến lược để thực hiện đúng tiếp thị công cụ tìm kiếm.

1. Search Engine Marketing là gì?

Search Engine Marketing (SEM) là hoạt động tiếp thị bằng cách sử dụng quảng cáo có trả tiền để đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (hoặc SERPs).

Tiếp thị công cụ tìm kiếm còn được gọi xen kẽ là tìm kiếm có trả tiền hoặc trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC).

Search Engine Marketing là gì?

2. Mục tiêu của SEM là gì? Vì sao SEM trong Marketing lại quan trọng?

Mục tiêu chung của SEM là:

  • Tạo ra nhiều lưu lượng truy cập

  • Tăng tần suất xuất hiện Website của bạn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm bằng cách trả tiền để quảng cáo theo ngữ cảnh.

Hiện nay, với số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng thì việc tiếp thị qua công cụ tìm kiếm đã trở thành một chiến lược tiếp thị trực tuyến quan trọng để tăng phạm vi tiếp cận của công ty.

Vậy SEM trong Marketing là gì? Là các nhà quảng cáo chi trả tiền cho những lần hiển thị dẫn đến khách truy cập, đây là cách hiệu quả để một công ty chi tiêu tiền tiếp thị của mình. Có thể nói, SEM là một phần trong marketing online trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google, Bling... Vì người tiêu dùng nhập các tìm kiếm với mục đích tìm kiếm thông tin, sản phẩm mà họ thật sự cần, họ sẽ sẵn sàng chi trả tiền để mua hàng. SEM trong marketing có nhiệm vụ tiếp vụ tiếp cận người tiêu dùng vào đúng thời điểm.

3. Search Engine Marketing gồm những công cụ nào?

3.1 Search Engine Optimization (SEO)

Search Engine Optimization (SEO) - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một tập hợp các phương pháp giúp website của bạn có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm mà không tốn phí.

Những yếu tố tác động đến SEO thường là cấu trúc website, nội dung trên trang web… Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ khách hàng lựa chọn những kết quả SEO cao hơn rất nhiều lần so với chọn PPC.

3.2 Paid Search Marketing

Paid Search Marketing là quảng cáo tìm kiếm có trả phí, hay còn được biết đến thông qua các thuật ngữ khác như:

  • CPC (Cost per click) là chi phí mà bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo của mình.

  • CPM (Cost per 1000 impressions) là giá mỗi 1000 lần hiển thị. Nhà quảng cáo chạy CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo, chọn vị trí cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.

  • PPC (Pay per click) là hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo không trả tiền cho lượt xem mà chỉ trả tiền khi có người dùng nhấp chuột vào liên kết quảng cáo của họ. PPC là một kênh tiếp thị kỹ thuật số mà các doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy lưu lượng truy cập và chuyển đổi từ các công cụ tìm kiếm.

  • Paid search marketing​​​​​ là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả tiền dựa trên số lần nhấp chuột hay mẫu quảng cáo trên thanh công cụ tìm kiếm để tăng lưu lượng truy cập website.

>> Xem thêm: Nên chạy quảng cáo Paid hay Organic?

4. Top các công cụ SEM tốt nhất hiện nay

4.1 HubSpot's Ad Tracking Software

Là phần mềm cho phép người dùng tạo, quản lý và nhận được những thông tin về các quảng cáo. Ngay cả với phiên bản miễn phí, HubSpot cũng giúp bạn có được nhiều tính năng như tạo quảng cáo, đồng bộ thông tin khách hàng tiềm năng…

HubSpot Ad analytics

HubSpot's Ad

4.2 SEMrush

Là một nền tảng SaaS. Nó thường được sử dụng để nghiên cứu từ khóa và dữ liệu xếp hạng trực tuyến, bao gồm các số liệu như khối lượng tìm kiếm và giá mỗi nhấp chuột.

SEMRush – Organic Research – Keywords

SEMrush

4.3 Google Trends

Google Trends là một công cụ tìm kiếm trực tuyến giúp người dùng xem tần suất của các từ khóa đã được truy vấn trong một thời gian cụ thể và so sánh kết quả tìm kiếm Google Search trên toàn cầu.

Article's hero media

Google Trends

4.4 WordStream

WordStream là một giải pháp quản lý quảng cáo có thể giúp bạn nghiên cứu, đo lường và tối ưu hóa hiệu suất cho quảng cáo của mình. Bạn có quyền truy cập vào các tính năng báo cáo nâng cao để phân tích dữ liệu và các công cụ để tạo quảng cáo tuyệt vời. Ngoài ra, WordStream có các cảnh báo và công cụ quy trình làm việc để giúp bạn đưa ra quyết định về các chiến dịch của mình.

Residensportalen Customer Spotlight QueryStream

WordStream

Với các công cụ trên và chiến lược tốt nhất, SEM có thể là một chiến lược tuyệt vời để tạo khách hàng tiềm năng. Không có lý do gì bạn không nên bắt đầu chiến dịch PPC của mình ngay hôm nay.

5. Ưu, nhược điểm của SEM

5.1 Ưu điểm

Một chiến dịch quảng cáo tốt có nhiều lợi thế. Các lợi ích bao gồm:

  • Lưu lượng truy cập: Bạn có thể tăng lưu lượng truy cập trang Web của mình qua đêm.

  • Khả năng dự báo: Google và các công cụ tìm kiếm khác muốn bạn chi tiền cho quảng cáo của họ. Biết được điều này, họ có thể cho bạn biết bạn sẽ nhận được bao nhiêu lượt nhấp chuột theo ngân sách của mình. Sau đó, bạn có thể giả định số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn sẽ nhận được khi biết tỷ lệ chuyển đổi của mình.

  • SERP: Doanh nghiệp của bạn sẽ được hiển thị nhiều hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP’s).

5.2 Nhược điểm

  • Mức độ cạnh tranh cao: Được nhiều người chú ý hơn trên trang Web của mình, sẽ dẫn đến nhiều lưu lượng truy cập hơn. Tuy nhiên, không có lợi ích lâu dài cho việc chạy quảng cáo.

  • Chi phí cao. Công thức tính rất đơn giản: Số tiền mà bạn phải trả = số người click vào quảng cáo * đơn giá. Nếu càng nhiều người click, số tiền của bạn chi ra sẽ càng lớn.

  • Dễ bị đánh đồng: Hiện nay, nhiều quảng cáo xuất hiện tràn lan trên Internet, việc này ảnh hưởng đến tâm trạng và gây ra phản ứng không tốt đối với người xem. Khi đã sử dụng SEM Marketing, bạn phải chấp nhận điều này.

Với những kiến thức về SEM là gì? Ưu và nhược điểm của SEM?... Haravan hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rằng SEM là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng Haravan trong việc cung cấp cho bạn các mẹo và thủ thuật cần thiết để tạo ra cửa hàng trong mơ của bạn.

>> Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Top 6 app đặt đồ ăn online phổ biến nhất hiện nay

12/10/2022 MKT Nguyệt

Top 6 app đặt đồ ăn online được yêu thích và phổ biến nhất

13/10/2022 MKT Ngan

Học cách làm giàu từ hai bàn tay trắng nhanh nhất bạn phải biết

17/10/2022 Học viện Haravan