Đối thủ cạnh tranh là gì? Cách nghiên cứu và phân tích đối thủ

Đối thủ cạnh tranh - khái niệm này không chỉ đơn thuần là những công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự, mà còn là một phần quan trọng trong hành trình phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, việc hiểu rõ và phân tích đối thủ cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu để xây dựng chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và bền vững.

Bài viết này sẽ đồng hành cùng bạn trong cuộc hành trình khám phá đối thủ cạnh tranh: từ việc xác định họ là ai đến cách phân tích chiến lược của họ, giúp bạn tạo ra những quyết định chiến lược thông minh cho sự phát triển của doanh nghiệp.

1. Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung cấp cùng một loại hàng hóa dịch vụ, sản phẩm, giá cả ngang bằng nhau hoặc tương tự với doanh nghiệp của bạn và có sức cạnh tranh trên cùng một phân khúc thị trường.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là hoạt động cần thiết giúp nghiên cứu chiến lược tiếp thị các đối thủ trong ngành. Bạn có thể sử dụng thông tin này như một điểm so sánh để xác định điểm mạnhđiểm yếu của công ty bạn so với từng đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện phân ở cấp độ cao hoặc đi sâu vào một khía cạnh cụ thể của đối thủ cạnh tranh.

phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh - yếu tố dẫn đến sự thành công

2. Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, bạn cũng nên dành thời gian phân tích đối thủ cạnh tranh, bởi điều này giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn như:

2.1 Xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp bạn

Bằng cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn có thể rút ra kết luận về điểm mạnhđiểm yếu của doanh nghiệp. Đối với điểm mạnh, bạn có thể định vị được vị thế của bạn trên thị trường hoặc đưa hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ vào sâu trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Điều quan trọng là phải cho khách hàng tiềm năng thấy được lý do nên chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì những doanh nghiệp khác.

Đối với điểm yếu, hiểu được điều gì khiến bạn không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xác định lại lĩnh vực theo đuổi và có thể thay đổi một ngách khác có thể cạnh tranh tốt hơn.

Ví dụ, khi một dịch vụ/sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang được rất nhiều khách hàng yêu thích và tin tưởng sử dụng. Bạn có thể nghiên cứu về sản phẩm/dịch vụcách tiếp thị của đối thủ để tìm hiểu xem họ đang làm gì và học hỏi, áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

xác định điểm mạnh-yếu của doanh nghiệp

Sắp xếp điểm mạnh và điểm yếu giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình cần phải làm gì

2.2 Hiểu thị trường của bạn

Khi phân tích, bạn có thể biết thêm nhiều công ty mới hoặc mở rộng tìm hiểu với những công ty mà trước đây bạn không coi là đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp xác định chính xác đâu mới là đối thủ trực tiếp, gián tiếp và có kế hoạch tối ưu cho từng đối thủ.

Ngoài ra, tiến hành đánh giá kỹ lưỡng những gì đối thủ cạnh tranh cung cấp cũng có thể giúp xác định các khu vực mà thị trường của bạn chưa phục vụ được.

Nếu tìm thấy khoảng cách giữa những gì đối thủ cạnh tranh cung cấp và điều khách hàng muốn, bạn có thể thực hiện bước đầu tiên và mở rộng các dịch vụ của riêng mình để thỏa mãn những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng.

>> Tìm hiểu thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Tại sao lại cần thiết cho doanh nghiệp

2.3 Xu hướng ngành hiện tại

Nghiên cứu về sự cạnh tranh có thể giúp bạn biết được xu hướng vận hành của toàn bộ ngành. Tuy nhiên, bạn không nên làm theo đối thủ của mình, vì nếu không thực sự xem xét vị trí của doanh nghiệp trên thị trường sẽ khó mà thành công được.

Nếu bạn thấy đối thủ cạnh tranh làm điều gì đó không giống như bạn, đừng vội sao chép sản phẩm của họ. Thay vào đó, hãy đánh giá nhu cầu của khách hàng và cách bạn có thể tạo ra giá trị cho họ.

2.4 Đặt điểm chuẩn cho sự phát triển trong tương lai

Khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn nên thực hiện với cả các công ty lớn hơn và nhỏ hơn doanh nghiệp của mình. Nghiên cứu doanh nghiệp có uy tín trong ngành giúp bạn hình dung được mô hình kinh doanh thành công và là điểm tham chiếu để so sánh sự phát triển trong tương lai.

Mặt khác, việc nghiên cứu những công ty nhỏ, mới tham gia vào thị trường sẽ cho bạn biết được tiềm năng phát triển của công ty đó như thế nào và có thể đe dọa thị phần của bạn trong tương lai hay không.

3. Khi nào bạn nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh?

Việc nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh kỹ lưỡng nên được làm khi bắt đầu một công việc kinh doanhthực hiện suốt các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Sau đó, định kỳ xem lại và cập nhật các phân tích đối thủ cạnh tranh mới nhất sẽ giúp bạn duy trì lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác trong ngành.

làm thế nào để phân tích đối thủ trên thị trường

Phân tích đối thủ cạnh tranh ở mọi giai đoạn của doanh nghiệp

4. Cách thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh

Dưới đây là 6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh cho bạn tham khảo:

Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn

Để tạo danh sách các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, hãy cân nhắc xem khách hàng sẽ đến đâu nếu họ không mua hàng từ công ty của bạn. Bắt đầu bằng cách tìm kiếm tên sản phẩm/danh mục trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác.

Bạn có thể khảo sát hoặc phỏng vấn khách hàng hiện tại để hiểu hơn nhu cầu của họ trước khi quyết định mua hàng.

>>> Xem thêm bài viết: Vai trò của khảo sát khách hàng? Cách để tạo form lấy ý kiến từ khách

Giữ danh sách khoảng 10 đối thủ cạnh tranh trở xuống để bạn có thể dành đủ thời gian nghiên cứu từng đối thủ. Bạn nên chia doanh nghiệp đối thủ theo 3 loại sau:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Doanh nghiệp bán một sản phẩm/dịch vụ tương tự cho cùng một đối tượng mục tiêu. Đây có thể là những công ty xuất hiện đầu tiên khi bạn nghĩ đến đối thủ cạnh tranh của mình.

Ví dụ: McDonald's có thể coi các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khác như Wendy's và Burger King là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình.

  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ khác trong cùng một danh mục nhưng nhắm đến đối tượng mục tiêu tương tự như của bạn.

Ví dụ: Các nhà hàng pizza mang đi như Domino's và Papa John's là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của McDonald's.

  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đây là những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm thay thế nhưng chưa phân phối đến thị trường của bạn.

Ví dụ: Vinamilk có thể tham gia vào thị trường nước giải khát và có thể trở thành đối thủ tiềm ẩn của Suntory Pepsico.

>>> Xem thêm bài viết: Top 5 cách tạo sự khác biệt trong kinh doanh nhất định phải nắm

Bước 2: Tạo bảng phân tích đối thủ cạnh tranh

Tạo bảng phân tích giúp bạn thiết lập lợi thế cạnh tranh của công ty. Nó cung cấp một bức chân dung dễ đọc về bối cảnh cạnh tranh và vị trí của bạn trên thị trường. Trong cột bên trái, bạn liệt kê các tính năng và lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ở hàng trên cùng, bạn liệt kê công ty của mình và tên của các đối thủ cạnh tranh. Sau đó điền vào biểu đồ với các thông tin thích hợp cho từng công ty.

bảng phân tích so sánh đối thủ

Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn dễ dàng so sánh hơn

Bước 3: Thu thập thông tin cơ bản

  • Lịch sử công ty: Các thông tin như ngày thành lập, các nguồn tài trợ hay có vụ sáp nhập nào mà họ đã tham gia hay không. Bạn có thể tìm thấy các thông tin này trên website ở mục giới thiệu. Nghiên cứu cách mà họ có được vị trí như hiện tại sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ hơn về đối thủ.

  • Địa điểm: Nếu bạn đang kinh doanh thương mại điện tử, có thể bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp truyền thống, sự cạnh tranh của bạn có khả năng được bản địa hóa rất cao. Dù bằng cách nào đó, bạn cần biết rằng đối thủ ở đâu và họ bán sản phẩm ở địa điểm nào.

  • Quy mô công ty: Đối thủ cạnh tranh của bạn tuyển dụng bao nhiêu người? Đối thủ có bao nhiêu khách hàng và họ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Thông tin này có thể dễ dàng truy cập trực tuyến đối với các công ty lớn. Đối với các công ty tư nhânnhỏ hơn, bạn có thể phải thực hiện với các ước tính sơ bộ. Biết được quy mô của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn bối cảnh hóa tốt hơn phần còn lại của dữ liệu mà bạn thu thập.

Bước 4: Hồ sơ khách hàng mục tiêu của đối thủ cạnh tranh

Biết được đối thủ cạnh tranh bán hàng cho ai sẽ giúp bạn biết rất nhiều điều về doanh nghiệp của họ. Đây là cách để xác định khách hàng mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào:

  • Đọc tuyên bố sứ mệnh của họ.

  • Nhìn vào thông điệp mà họ đang truyền tải.

  • Theo dõi những người họ tương tác trên mạng xã hội.

  • Xem liệu họ có giới thiệu bất kỳ khách hàng hiện tại nào trong nội dung của họ hay không.

Bước 5: Tập trung vào 4P’s

  • Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu cho từng đối thủ cạnh tranh, tiếp đến bạn cần xem xét cách họ tiếp cận phân khúc thị trường đó. Để làm được điều này bạn cần tìm hiểu sâu vào chiến lược tiếp thị của họ. Cụ thể là 4P’s: Product (sản phẩm), Place (địa điểm), Promotion (khuyến mãi), Price (giá bán). Đây là các yếu tố bắt buộc phải có khi đưa một sản phẩm ra thị trường. Khi nghiên cứu bạn hãy đặt ra những câu hỏi sau cho từng đối thủ cạnh tranh mà bạn đã chọn.

4p trong marketing mix

4P trong marketing mix

Product (sản phẩm)

  • Đối thủ đang bán gì?
  • Những tính năng nào có trong sản phẩm hoặc dịch vụ của họ?
  • Điều gì thu hút khách hàng nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ ? Một số điểm yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ đó là gì?

Price (giá bán)

  • Họ sử dụng loại mô hình định giá nào? Đó là mua một lần hay đăng ký?
  • Họ tính phí bao nhiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ? Có bán hàng hoặc giảm giá hay không?
  • Giá bán phản ánh chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào?

Promotion (khuyến mãi)

  • Đối thủ quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào? Họ sử dụng những kênh quảng cáo nào (mạng xã hội, tiếp thị qua email, quảng cáo trên báo in,...)?
  • Họ nhấn mạnh những yếu tố nào của sản phẩm hoặc dịch vụ? Có những ý tưởng bán hàng độc đáo nào?
  • Câu chuyện của đối thủ à gì? Họ nói về thương hiệu của mình như thế nào?

Place (địa điểm)

  • Họ bán sản phẩm ở đâu? Bán trực tuyến hay tại các địa điểm truyền thống?
  • Bán cho khách hàng trực tiếp hay hợp tác với các nhà bán lẻ hoặc bên thứ ba?
>> Xem chi tiết về 4P Marketing: TẠI ĐÂY.

Bước 6: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bạn và đối thủ cạnh tranh

Sử dụng thông tin bạn đã thu thập, hãy xem xét điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh mà bạn đã chọn. Đưa ra lập luận tại sao người tiêu dùng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ mà không phải doanh nghiệp của mình. Ghi lại kết luận trong bảng phân tích.

Cuối cùng, xem điểm mạnh và điểm yếu của công ty bạn. Biết được điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và có điểm gì của doanh nghiệp không đạt được kỳ vọng để giúp bạn phục vụ khách hàng mục tiêu tốt hơn.

5. Các lưu ý khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp của bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

5.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh là một quá trình liên tục

Phân tích đối thủ cạnh tranh cần được thực hiện ở mọi giai đoạn trong vòng đời của doanh nghiệp. Khi bạn thay đổi và phát triển thì đối thủ cũng thế. Do đó dữ liệu thu thập phải liên tục và thường xuyên cập nhật để có cái nhìn chính xác hơn về đối thủ.

5.2 Chú ý đến thời điểm tiến hành phân tích

Bạn không nên phân tích và đánh giá đối thủ chỉ ở một thời điểm cố định duy nhất. Điều bạn cần làm là phân tích khái quát hơn về sự thay đổi phát triển của họ theo thời gian.

5.3 Xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ khi bắt đầu

Làm việc có mục tiêu giúp bạn tiết kiệm thời gian và rút ngắn quá trình nghiên cứu thông tin hơn. Trước khi phân tích bạn cần xác định rõ đâu là thông tin bạn cần tìm kiếm ở họ và tập trung phân tích vào đó.

5.4 Phân tích và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu

Bạn cần làm việc và đưa ra quyết định dựa trên những cơ sở dữ liệu thực tế thay vì chỉ dựa vào cảm tính. Không để các thành kiến hay quan điểm khách quan của bạn ảnh hưởng đến quá trình phân tích vì điều đó sẽ ảnh hướng rất nhiều tới kết quả.

5.5 Đầu tư vào chất lượng thông tin

Để tránh xảy ra trường hợp có sai lệch về thông tin, bạn nên đầu tư vào việc tìm kiếm ngay từ khi bắt đầu. Một thông tin chất lượng sẽ đem lại cho bạn kết quả chính xác và nhanh chóng hơn.

Phân tích và xác định đối thủ cạnh tranh là một bước rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trước khi tham gia vào thị trường. Mong rằng nội dung bài viết trên sẽ hữu ích với bạn để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình hơn nhé.

6. Kết luận

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh và biết cách phân tích chúng không chỉ giúp doanh nghiệp tự tin đứng vững trên thị trường mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển và hoàn thiện. Đối thủ cạnh tranh không phải là những đối thủ duy nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt, nhưng việc tìm hiểu về họ, học hỏi từ họ, và phản ánh trên chiến lược của mình có thể là lối đi đúng đắn.

Hãy bắt đầu hành trình khám phá và phân tích đối thủ cạnh tranh ngay hôm nay để xây dựng một doanh nghiệp mạnh mẽ và thành công trong tương lai.


Giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả với nền tảng Haravan Omnichannel

Kinh doanh online và offline thật dễ dàng với Haravan Omnichannel khi có thể quản lý đa kênh từ social, sàn thương mại điện tử đến chuỗi cửa hàng offline chỉ trong 1 hệ thống. Nền tảng này mang đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu tăng gấp 3 lần, thu hút khách hàng tiềm năng từ nhiều kênh, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí nhân sự, giao hàng. Đồng thời dễ dàng quản lý và kiểm soát tồn kho, hạn chế thất thoát không đáng có khi bán hàng.

Ngoài ra, Haravan Omnichannel với thiết kế giao diện rất dễ hiểu và dễ thao tác, ngay cả với những người không am hiểu về công nghệ, lập trình cũng có thể sử dụng được. Hàng tháng sẽ có các báo cáo liên quan về tình hình kinh doanh, giúp bạn nhanh chóng nắm bắt, kịp thời điều chỉnh để quy trình bán hàng tối ưu hơn.

phần mềm haravan omnichannel

>>> Dùng thử phần mềm miễn phí trong vòng 14 ngày:

    >> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

    Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

    Bài viết liên quan: