Cách xác định khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng dễ dàng

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay cùng với thị trường cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết, thì việc xác định đúng khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm mục tiêu được xem là bước đi quan trọng đầu tiên giúp cho mọi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể thành công. Vậy hai nhóm khách hàng này là gì? Tại sao họ lại đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp? Đâu là cách xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu hiệu quả? Hãy cùng Haravan theo dõi ngay bài viết dưới đây!

1. Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là gì?

Để xây dựng kế hoạch kinh doanh tối ưu, nhà bán hàng phải nghiên cứu thật kỹ về đối tượng khách hàng. Trong đó, khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là 2 nhóm khách hàng quan trọng nhưng không phải ai cũng nắm rõ khái niệm để có thể phân biệt một cách chính xác.
Theo đó, khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng có nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp. Đây cũng có thể là đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng như sẵn sàng thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ ấy của doanh nghiệp.
Trong khi đó, khách hàng tiềm năng là nhóm khách hàng chưa thanh toán tiền sử dụng một dịch vụ/sản phẩm nhưng có nhu cầu và khả năng chi cho sản phẩm/dịch vụ đó. Ngoài ra, các đối tượng đã và đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, cũng như đang phân vân có nên lựa chọn sản phẩm của bạn không cũng được xem là nhóm khách hàng tiềm năng.

Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là gì?

Nắm rõ khái niệm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp có định hướng tiếp cận phù hợp, mang lại hiệu quả khi kinh doanh.


2. Cách phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Để phân biệt chính xác khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, bạn có thể tham khảo bảng thông tin dưới đây:

Tiêu chíKhách hàng tiềm năngKhách hàng mục tiêu
Định nghĩaLà khách hàng chưa bao giờ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhưng có mong muốn, nhu cầu về sản phẩm ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai.Là khách hàng có độ tuổi, sở thích, giới tính giống như những gì doanh nghiệp đang muốn tiếp cận trong giai đoạn thị trường nhất định.
Tiếng anhPotential CustomersTarget Customers
Đối tượng khách hàngNhững khách hàng chưa sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Khách hàng chưa sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp (khách hàng tiềm năng), khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp (khách hàng thực sự)

Cách xác định

Được xác định sau một thời gian doanh nghiệp hoạt động, bán hàng hoặc sau khi nghiên cứu, mở rộng thị trường mới.

Được xác định thông qua phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.

2. Vì sao cần xác định rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu?

Doanh nghiệp của bạn có thể nhận được nhiều lợi ích nổi bật dưới đây khi xác định rõ khách hàng mục tiêu và tiềm năng:

3.1 Tiết kiệm thời gian, chi phí

Để thu hút khách hàng, yêu cầu doanh nghiệp phải quảng cáo, marketing thương hiệu thường xuyên. Tuy nhiên, nếu chỉ quảng cáo ngẫu nhiên mà không xác định đâu là nhóm khách hàng phù hợp thì điều này có thể khiến bạn mất thời gian, công sức và chi phí. Do đó, xác định rõ khách hàng tiềm năng và mục tiêu trước khi kinh doanh là việc làm cần thiết, nhằm giúp bạn khoanh vùng đúng đối tượng, từ đó triển khai chiến lược quảng cáo hiệu quả, mà không tốn nhiều nguồn lực.

3.2 Tăng khách hàng trung thành

Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu và tiềm năng, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhờ vậy, khách đều có trải nghiệm khách hàng tích cực, gia tăng trung thành với sản phẩm, cũng như ủng hộ doanh nghiệp lâu dài.

3.3 Tăng doanh số bán hàng và thu lợi nhuận cao

Nhóm khách hàng mục tiêu và tiềm năng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ mà trước đó, đã sử dụng và có được trải nghiệm như mong muốn. Chính vì vậy, khi xác định đúng cả hai nhóm khách hàng, điều này giúp cho doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận chính xác, nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng và thu được lợi nhuận cao từ họ trong hiện tại và cả tương lai.

Lợi ích việc xác định rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Xác định rõ khách hàng mục tiêu và tiềm năng giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cũng như tăng doanh thu tối ưu.

3.4 Gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng

Tất nhiên khi khách hàng trước đó sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp một cách hài lòng thì họ sẵn sàng giới thiệu đến khách hàng mục tiêu và tiềm năng khác. Qua đó, tăng số lượng khách hàng ủng hộ cho công việc kinh doanh của bạn.

3.5 Đạt hiệu quả kinh doanh

Xác định sai nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu có thể khiến hoạt động kinh doanh trở nên tốn kém, nguồn lực cạn kiệt, kết quả là không được hiệu quả như mong đợi. Ngược lại, khi bạn xác định rõ từng đối tượng khách hàng, điều này không chỉ tăng hiệu suất kinh doanh tối ưu, mà còn tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khác trên thị trường.

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Với những tính năng nổi trội mà ít phần mềm nào có được, phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan sẽ giúp doanh nghiệp bạn:

  • Quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.

  • Thông qua báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên và báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán, doanh nghiệp bạn có thể kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.

  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh. Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như The Coffee House, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

4. Cách xác định khách hàng mục tiêu

Để xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tham khảo một trong những phương pháp sau đây:

4.1 Xây dựng bảng mô tả khách hàng mục tiêu

Xây dựng bảng mô tả khách hàng mục tiêu

Xây dựng bảng mô tả khách hàng mục tiêu

Với thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với nhu cầu của con người luôn thay đổi như hiện nay thì việc doanh nghiệp nắm bắt thông tin về nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, lối sống,...) của khách hàng thôi là chưa đủ. Thay vào đó, bạn nên xây dựng một bảng mô tả về khách hàng chi tiết, để không chỉ xác định đúng khách hàng mục tiêu, mà còn đáp ứng tốt những gì khách hàng mong muốn sau này.

Một bảng mô tả khách hàng mục tiêu đầy đủ cần bao gồm 5 thành phần chính như:

Thông tin nhân khẩu học:

Bao gồm những thông tin về họ tên, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích,...

Những mục tiêu và giá trị:

Mô tả chi tiết những nhu cầu, mong ước của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ và những giá trị mà họ muốn hướng tới trong tương lai.

Nguồn thông tin:

Đâu là những kênh thông tin mà khách hàng của bạn tìm hiểu và tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Xác định rõ kênh thông tin khách hàng dùng để tìm hiểu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp.

Những thách thức và nỗi đau của khách hàng:

Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn biết được nỗi đau của khách hàng mình ra sao, từ đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp hợp lý.

Trở ngại và vai trò trong quy trình mua hàng:

Cần xác định rõ xem đâu là những trở ngại mà khách hàng đã gặp phải và dẫn đến quyết định không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp của bạn.

Nếu không xây dựng bảng mô tả khách hàng thì mỗi nhân viên trong nhóm làm việc không thể có cái nhìn đồng nhất về chân dung khách hàng. Từ đó, dẫn đến chiến lược chăm sóc khách hàng, chiến lược kinh doanh được đề ra hoàn toàn khác nhau, không tiếp cận được đúng khách hàng và như vậy, hiệu quả kinh doanh cũng không đạt được.

4.2 Xây dựng hành trình khách hàng

Xây dựng hành trình khách hàng

Xây dựng hành trình khách hàng

Các bước trong hành trình khách hàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại doanh nghiệp. Nhưng cơ bản sẽ gồm các bước sau:

  • Nhận biết: những khách hàng mới biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

  • Tương tác: những khách hàng bắt đầu xem nội dung, đặt câu hỏi, tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ trên Google hoặc trên các trang thương mại điện tử.

  • Đăng ký: những khách hàng đăng ký nhận email, tải tài liệu từ doanh nghiệp.

  • Mua hàng: những khách hàng lựa chọn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

  • Thích thú: những khách hàng bắt đầu tận hưởng lợi ích sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn mang lại.

  • Tuyên truyền: khách hàng sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn mà họ đã và đang sử dụng.

4.3 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn và để có thể chắc chắn hơn về những thông tin mà doanh nghiệp đang có, bạn cần nghiên cứu thêm về thị trường. Hiện nay, có 2 loại nghiên cứu thị trường phổ biến là:

Nghiên cứu thị trường thứ cấp:

Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin từ những nguồn có sẵn. Những nguồn này có thể từ tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức thương mại,... Đây là những nguồn thông tin thường được miễn phí hoàn toàn nên doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng tìm kiếm trên internet, trong sách vở, tài liệu cũng như việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí và thời gian.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó là nó không cụ thể hóa theo nhu cầu của doanh nghiệp như những thông tin có được từ thị trường thứ cấp.

Ví dụ: Bạn có thể sẽ biết được tỷ lệ nhấp chuột vào email marketing qua những nghiên cứu nhưng lại không thể nào biết được mức độ sẵn sàng mua sản phẩm sau khi nhấp vào của khách hàng mục tiêu của bạn là bao nhiêu.

Nghiên cứu thị trường sơ cấp:

Đây có thể nói là một phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của mỗi doanh nghiệp. Khác với nghiên cứu thị trường thứ cấp, thì việc nghiên cứu thị trường sơ cấp sẽ được thực hiện bởi chính bạn hay công ty cung cấp dịch vụ. Phân tích thị trường sơ cấp sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp bạn trong việc tìm hiểu về nhu cầu, hành vi của khách hàng và đo lường mức độ hài lòng của họ.

Bạn có thể nghiên cứu được thị trường sơ cấp thông qua các bước:

  • Khảo sát: thực hiện những khảo sát để có thể hiểu hơn về khách hàng của bạn. Một số loại khảo sát được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng như phỏng vấn trực tiếp, khảo sát qua thư điện tử, theo dõi hành vi sử dụng Internet, mạng xã hội, Big Data,...

  • Phỏng vấn: bằng cách trò chuyện và bàn luận cùng những người mà bạn tin tưởng và có thói quen mua hàng phù hợp với doanh nghiệp, bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi hữu ích cho những chiến dịch sắp tới.

  • Những nhóm tập trung: nhận phản hồi từ những nhóm khách hàng phù hợp với chân dung khách hàng của bạn thông qua các phiên hỏi đáp, thảo luận.

4.4 Đánh giá lại các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp

Đánh giá lại sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp

Đánh giá lại sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp

Sau khi đã xây dựng xong bảng mô tả khách hàng chi tiết, bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là tiến hành đánh giá lại một cách nghiêm túc về sản phẩm cũng như những lợi thế cạnh tranh và nhược điểm ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ hiện tại.

Với thị trường ngày càng biến đổi không ngừng nghỉ như hiện nay thì hành vi và nhu cầu khách hàng sẽ thay đổi theo từng ngày. Chính vì vậy mà việc đánh giá lại những sản phẩm, dịch vụ cũng như xây dựng những chiến lược nghiên cứu để có thể kịp thời cập nhật bảng mô tả khách hàng một cách phù hợp, đồng thời có những giải pháp nâng cao trải nghiệm của khách hàng là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp của bạn tăng được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.

4.5 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Một trong những cách hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp bạn có thể tìm hiểu và tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình chính là nghiên cứu hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác nhau trên thị trường. Thông qua việc tìm hiểu về những kênh, những chiến lược mà đối thủ của doanh nghiệp đang triển khai, mà bạn có thể biết được lý do khách hàng mục tiêu của bạn tin tưởng và sẵn sàng chi trả để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ.

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh được chia làm 3 loại:

  • Đối thủ bậc 1: là những doanh nghiệp có cùng nhóm khách hàng mục tiêu hoặc có các loại sản phẩm, dịch vụ tương tự với doanh nghiệp bạn.

  • Đối thủ bậc 2: là những doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng, bán những sản phẩm thay thế.

  • Đối thủ bậc 3: là những doanh nghiệp hiện tại không phải là đối thủ trực tiếp, nhưng có thể có thể cạnh tranh trong tương lai nếu họ mở rộng ngành hàng kinh doanh.

Để phân tích đối thủ được hiệu quả, doanh nghiệp bạn cần lưu ý những việc sau đây:

  • Xác định và phân loại đối thủ.

  • Ghi lại chi tiết những thông tin cần thiết để phân tích, chẳng hạn như: tổng quan về doanh nghiệp, tập khách hàng, doanh thu,... của đối thủ.

  • Phân tích đặc tính về sản phẩm, dịch vụ đó.

  • Nắm bắt đối tượng khách hàng nhắm tới, mức độ nhận diện thương hiệu, các kênh, nền tảng đang được đối thủ sử dụng.

  • Phân tích SEO của doanh nghiệp đối thủ.

  • Thấu hiểu định vị của đối thủ: tập khách hàng mục tiêu, thông điệp muốn truyền tải là gì?

  • So sánh giá cả: đánh giá giá cả hiện tại của bạn so với đối thủ là cao hay thấp, liệu có thể thâm nhập thị trường nào có lợi hơn hay không?

5. Cách xác định khách hàng tiềm năng

Tương tự như khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp phải nắm rõ cách xác định khách hàng tiềm năng chính xác, để lựa chọn đúng đối tượng khách hàng, qua đó mang lại nhiều lợi ích cho công việc kinh doanh của bạn.

5.1 Công cụ quảng cáo trực tuyến

Sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến

Sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến

Hiểu một cách đơn giản, quảng cáo trực tuyến là việc sử dụng internet để có thể tiếp cận, tăng lượt truy cập website cũng như là truyền đạt đúng thông điệp đến đúng nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.

Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão như hiện nay thì quảng cáo trực tuyến là công cụ được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư và phát triển. Một số công cụ quảng cáo trực tuyến được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:

  • Quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display ads): cho phép bạn gắn hình ảnh, video, văn bản quảng cáo trên website của bên thứ 3.

  • Quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội (Social Media ads): sử dụng hình ảnh, video, biểu ngữ quảng cáo trên các kênh phương tiện truyền thông như Linkedin, Facebook,…

  • Marketing công cụ tìm kiếm (SEM): là quá trình đạt được lưu lượng truy cập trang web thông qua mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…

  • Quảng cáo video: đăng tải video quảng cáo trên nhiều kênh như Facebook, Twitter, Vimeo,…

  • Email Marketing: sử dụng kênh email để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

5.2 Đánh giá lại các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp

Đánh giá lại các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp

Đánh giá lại các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp

Đây là một việc vô cùng quan trọng nếu như doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả. Doanh nghiệp cần thiết phải đánh giá lại một cách nghiêm túc về lợi thế cạnh tranh cũng như những hạn chế khiến trải nghiệm khách hàng về sản phẩm, dịch vụ không được như mong đợi. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời cập nhật bảng mô tả khách hàng một cách phù hợp và có thể kịp thời đưa ra những giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

5.3 Tận dụng sự kiện xã hội

Tận dụng sự kiện xã hội

Tận dụng sự kiện xã hội

Một trong những cách hiệu quả giúp tăng doanh thu nhanh chóng là tận dụng chương trình, sự kiện lớn ở trung tâm thương mại, lễ hội âm nhạc để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó thu hút được khách hàng tiềm năng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, thông qua sử dụng mạng xã hội - các kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng, bạn cũng có thể sử dụng mối quan hệ của bản thân để kết nối hoạt động kinh doanh tốt hơn.

5.4 Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết)

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing

Đây là một hình thức quảng bá sản phẩm của thương hiệu vô cùng hiệu quả mà bạn thường hay bắt gặp trên những trang mạng xã hội hoặc trên những bài blog. Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị bằng cách chia sẻ link liên kết sản phẩm đến người dùng, khi người tiêu dùng nhấp chuột vào liên kết và mua hàng, bạn sẽ nhận được phần trăm hoa hồng tương ứng với mức đã đề xuất ban đầu.

5.5 Telesales

Telesales

Telesales

Telesales là hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thông qua việc một bộ phận trong doanh nghiệp phụ trách gọi điện thoại tới danh sách khách hàng mà doanh nghiệp có sẵn, sau đó họ sẽ tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây có thể nói là hình thức tiếp thị phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, đội ngũ Telesales cũng cần thiết phải có đầy đủ kỹ năng chuyên môn tốt và tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng để mang lại hiệu quả cao.

5.6 Hoạt động trên các diễn đàn

Hoạt động trên các diễn đàn

Hoạt động trên các diễn đàn

Để doanh nghiệp có thể thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng, ngoài những cách như ở trên, doanh nghiệp cũng nên tham gia trò chuyện, thảo luận trên các diễn đàn.

Bằng cách đăng nhiều bài viết cùng với những thông tin hữu ích, kèm theo những giải pháp hữu ích cho người dùng với tần suất liên tục để có thể gây chú ý với Google, khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng tìm thấy bài đăng của doanh nghiệp bạn xuất hiện trên thanh tìm kiếm.

6. Cách tìm kiếm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng hiệu quả khi bán hàng đa kênh

Ngoài xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu từ các phương pháp trên đây, bạn cũng phải nắm rõ cách tìm kiếm khách hàng, để qua đó tăng số lần chốt đơn và doanh thu hiệu quả:

6.1. Tìm kiếm khách hàng thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tik Tok,...)

Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ số kèm theo sự phát triển của các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình. Để có tìm kiếm, thu hút khách hàng thành công, trước tiên bạn phải xác định được thói quen và hành vi của họ trên mạng xã hội.

Qua đó, bạn sẽ tham gia vào các hội, nhóm trên mạng xã hội, nơi tập trung nhiều khách hàng để có thể dễ dàng quảng cáo, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp một cách khéo léo để nhiều người có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn.

> Xem thêm: Top 5 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook hiệu quả

6.2. Tìm kiếm khách hàng thông qua Email Marketing

Tìm kiếm khách hàng thông qua Email Marketing

Tìm kiếm khách hàng thông qua Email Marketing

Tương tự như các trang mạng xã hội, ngày nay, Email Marketing cũng là một phương pháp tìm kiếm khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.

Để có thể thu thập được email của khách hàng, doanh nghiệp của bạn có thể tặng họ những sample dùng thử, những tài liệu cung cấp kiến thức hữu ích cho khách hàng,... một các miễn phí, và khi để lại email thì họ sẽ nhận được những sản phẩm đó.

Sau khi đã thu thập được email khách hàng, bước tiếp theo bạn cần soạn ngay những chương trình khuyến mãi, chào hàng mới với nội dung chắt lọc, hình ảnh bắt mắt để có thể gửi ngay cho họ cũng như là thu hút được họ.

6.3. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mục tiêu qua KOLs

Đây cũng là một trong những cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu vô cùng hiệu quả mà Haravan muốn giới thiệu cho bạn. Việc thuê các KOL, KOC để PR cáo sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

> Xem thêm: KOLs là gì? Tầm quan trọng của KOLs với doanh nghiệp

Mỗi KOL đều có một lượng theo dõi và một lượng fan nhất định trên mạng xã hội. Vậy nên, những sản phẩm mà họ PR, quảng cáo cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết định của người theo dõi và fan của mình.

Tuy nhiên, để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có, bạn cần phải lưu ý 2 điều sau nếu tìm kiếm khách hàng qua KOLs:

  • KOLs phải phù hợp với hình ảnh của thương hiệu bạn.

  • Chuẩn bị sẵn phương án dự phòng bởi KOLs có thể gặp scandal bất cứ lúc nào và điều này ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là gì”. Đồng thời, Haravan cũng đã nêu ra các cách xác định khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn có thể thành công trong các hoạt động xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, để có thể đưa ra được chiến dịch kinh doanh phù hợp với từng nhóm khách hàng. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: