PPC là gì? Cách hoạt động và các loại quảng cáo PPC phổ biến

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và một trong những công cụ hữu ích để tận dụng tiềm năng này chính là Pay-Per-Click (PPC) - một chiến lược quảng cáo trực tuyến đột phá. Với PPC, không còn phải chờ đợi lâu để thấy kết quả hoặc đánh đổi ngân sách lớn để tiếp cận khách hàng.

PPC là một trong hai thành phần quan trọng của hoạt động SEM (Search Engine Marketing), bên cạnh SEO. Nếu như SEO là cách để thu hút lưu lượng truy cập tự nhiên, không phải trả phí trong dài hạn thì PPC là thủ thuật ngược lại. Hãy cùng Haravan tìm hiểu PPC là gì và các hình thức quảng cáo PPC hiệu quả nhất.

1. PPC là gì?

PPC là viết tắt của từ “Pay Per Click”.

PPC là viết tắt của từ “Pay Per Click”

PPC là viết tắt của từ “Pay Per Click”, tức là hình thức tiếp thị trực tuyến trong đó các nhà quảng cáo phải trả phí mỗi khi quảng cáo của họ được người dùng nhấp vào. Về cơ bản, đó là một cách để mua các lượt truy cập vào trang web của bạn, thay vì cố gắng tìm kiếm các lượt truy cập một cách tự nhiên theo chiến lược SEO. Mục tiêu cuối cùng của quảng cáo PPCtăng số lượt click vào trang web hoặc ứng dụng của nhà quảng cáo, sau đó chuyển những khách hàng tiềm năng này thành giao dịch, chẳng hạn như mua sản phẩm, đăng ký khóa học, tải ứng dụng,

Quảng cáo trực tuyến trên công cụ tìm kiếm Google là một trong những hình thức phổ biến nhất của PPC, cho phép các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho vị trí quảng cáo trong các liên kết được tài trợ của công cụ tìm kiếm, khi người dùng tìm kiếm từ khóa có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Hình thức Pay Per Click cũng cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, mạng xã hội,…

Ví dụ 1: Nếu doanh nghiệp đặt giá thầu cho từ khóa “homestay“, thì quảng cáo của doanh nghiệp có thể hiển thị ở vị trí cao nhất trên trang kết quả của Google.

Ví dụ 2: Nếu doanh nghiệp đặt giá thầu cho mỗi lần nhấp chuột là 20.000 VNĐ thì bạn có thể trả ít hơn 20.000 VNĐ cho mỗi lần nhận được lượt click. Điều đó chỉ xảy ra nếu đối thủ cạnh tranh tiếp theo đặt giá thầu thấp hơn ví dụ như 10.000 VNĐ cho từ khóa đó. Tuy nhiên, nếu đối thủ trả giá cao hơn ví dụ 25.000 VNĐ/click thì quảng cáo của họ sẽ được ưu tiên hiển thị tại vị trí cao hơn.

2. Lợi ích của PPC trong marketing là gì?

Quảng cáo PPC trong marketing giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu cho doanh nghiệp, thúc đẩy và thu hút khách hàng tiềm năng đến trang web của bạn, thực hiện hành động, tăng chuyển đổi và tạo ra doanh thu. PPC là một trong những chiến lược tiếp thị số hiệu quả nhất hiện nay vì nó cho phép doanh nghiệp quyết định số tiền bạn sẽ trả cho quảng cáo của mình.

Các tùy chọn về vị trí hiển thị quảng cáo PPC cho phép doanh nghiệp kiểm soát những gì khách hàng mục tiêu nhìn thấy trên một quảng cáo hiển thị. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên chiến lược để nhắm mục tiêu đến những khách hàng tiềm năng có giá trị cao nhất.

Lợi ích của PPC trong marketing

Lợi ích của PPC trong marketing

Các giá trị của quảng cáo trực tuyến PPC có thể kể đến: giúp mẫu quảng cáo được hiển thị nhanh chóng; doanh nghiệp chủ động cách sử dụng từ khóa cho PPC tiềm năng nhất; doanh nghiệp chủ động hướng đến tệp đối tượng yêu thích; doanh nghiệp không bị giới hạn mức ngân sách tối thiểu cũng như tối đa; doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thời gian chạy chiến dịch…

3. Quảng cáo PPC là gì?

Cách thức hoạt động của hình thức “Pay Per Click Advertising” phụ thuộc nhiều vào giá thầu mà doanh nghiệp đặt. Những cuộc đấu giá này đóng vai trò quan trọng trong quyết định hiển thị của hệ thống quảng cáo như Google Ads hay Facebook Ads.

Mỗi khi có một vị trí quảng cáo xuất hiện trên SERP (trang kết quả của công cụ tìm kiếm), một cuộc đấu giá cho từ khóa đó sẽ diễn ra ngay lập tức. Số tiền đặt giá thầuchất lượng của nội dung quảng cáo sẽ quyết định người chiến thắng xuất hiện ở vị trí cao hơn trong không gian quảng cáo.

Khi người dùng tìm kiếm một cụm từ khóa bất kỳ, Google sẽ xác định xem có nhà quảng cáo nào đặt giá thầu cho từ khóa đó hay không. Nếu có, một phiên đấu giá liên quan đến từ khóa đó sẽ được kích hoạt. Những quảng cáo chiến thắng trong cuộc đấu giá sẽ xuất hiện trên SERP. Nếu không, kết quả tìm kiếm tự nhiên sẽ được hiển thị.

4. Lưu ý khi nghiên cứu từ khóa trong quảng cáo ppc

Cách để sử dụng chiến lược tiếp thị PPC hiệu quả là tìm kiếm và sử dụng từ khóa mục tiêu. Từ khóa cho quảng cáo PPC sẽ quyết định mức độ thành công của chiến dịch. Vì từ khóa tìm kiếm đại diện cho insight khách hàng.

Danh sách từ khóa PPC hiệu quả phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Tính liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ: Từ khóa được nhắm đến mục tiêu sẽ dẫn đến tỷ lệ nhấp PPC cao hơn, lợi nhuận cao hơn. Điều đó có nghĩa là các từ khóa được đặt giá thầu phải liên quan chặt chẽ đến các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

  • Được nghiên cứu toàn diện: không chỉ bao gồm các thuật ngữ phổ biến nhất và được tìm kiếm thường xuyên trong ngành nghề/lĩnh vực của doanh nghiệp, mà còn phải bao gồm cả từ khoá dài. Các từ khóa dài cụ thể hơn và ít phổ biến hơn, nhưng chúng bổ sung phần lớn lưu lượng truy cập theo hướng tìm kiếm. Ngoài ra, chúng ít cạnh tranh hơn, và do đó ít tốn kém hơn.

  • Mở rộng danh sách từ khóa: Liên tục điều chỉnh và mở rộng các chiến dịch của mình để danh sách từ khóa không ngừng phát triển, phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể thu nhỏ nhất tệp đối tượng thông qua các từ khóa đuôi dài, hoặc hướng đến một quy mô lớn hơn khi sử dụng các từ khóa ngắn, từ khóa ngành,….

Nghiên cứu từ khóa trong PPC.

Nghiên cứu từ khóa trong PPC

5. Các loại quảng cáo PPC phổ biến

5.1 Quảng cáo tìm kiếm – Search Ads

Đây là loại quảng cáo PPC tìm kiếm có trả phí phổ biến nhất. Những quảng cáo này sẽ xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm nếu truy vấn của người dùng có chứa từ khóa mà nhà quảng cáo đã nhắm đến trước đó.

Dựa trên hệ thống đấu giá, quảng cáo nào sẽ được quyết định để xuất hiện ở vị trí nào và số tiền mà nhà quảng cáo phải trả.

Hầu hết các nhà quảng cáo sử dụng hình thức paid search này đều chọn Google Ads là nền tảng để quảng cáo doanh nghiệp trên Google. Một tùy chọn khác cũng được nhiều nhà quảng cáo lựa chọn là Microsoft Advertising để quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Bing. Bing thường có giá nhấp chuột thấp hơn và có nhiều tính năng tìm kiếm vượt trội không hề kém cạnh Google, do đó đây sẽ là một bổ sung hữu ích để cải thiện kết quả của chiến dịch quảng cáo.

5.2 Quảng cáo hiển thị – Display Ads

Nếu như quảng cáo tìm kiếm chỉ hiển thị với những người dùng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ, quảng cáo hiển thị sẽ xuất hiện trước mặt những người dùng có thể quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó. Quảng cáo hiển thị thường có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn quảng cáo tìm kiếm PPC. Google hiện có hơn 2 triệu trang web trong mạng lưới hiển thị của mình với khả năng tiếp cận 90% người dùng trên internet. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng loại quảng cáo này để gia tăng nhận diện thương hiệu.

5.3 Quảng cáo mạng xã hội – Paid Social Ads

Hình thức Paid Social Ads trong quảng cáo PPC

Hình thức Paid Social Ads trong quảng cáo PPC

Quảng cáo mạng xã hội là hình thức PPC Advertising xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok,…

Doanh nghiệp có thể lựa chọn trong số nhiều loại quảng cáo khác nhau với các kích thước khác nhau. Nhiều nền tảng quảng cáo xã hội còn cho phép tạo quảng cáo video và hình ảnh.

5.4 Quảng cáo tiếp thị lại – Remarketing Ads

Remarketing Advertising là tính năng “Pay Per Click Advertising” hiển thị quảng cáo cho những người dùng đã truy cập vào một trang web dựa trên hành vi trực tuyến của họ. Đây là một chiến dịch PPC thường được sử dụng để đưa những khách hàng đã gần chuyển đổi trở lại kênh bán hàng hoặc bán thêm/bán chéo nhiều sản phẩm hơn.

Một số ví dụ về đối tượng có thể được tạo và nhắm mục tiêu thông qua chiến dịch remarketing của Google:

  • Tất cả người dùng trước đây

  • Người dùng đã mua hàng từ trang web

  • Người dùng đã đăng ký nhận bản tin

  • Những người dùng đã xem video YouTube của doanh nghiệp

  • Người từ bỏ giỏ hàng

  • Người dùng đã dành hơn x giây trên trang web nhưng không thực hiện chuyển đổi

Remarketing Ads trong quảng cáo PPC

Remarketing Ads trong quảng cáo PPC

Remarketing Ads trong quảng cáo PPC

Trong Google Ads, doanh nghiệp có thể tạo hai loại chiến dịch Display Remarketing để tái nhắm vào đối tượng khách hàng mục tiêu:

  • Chiến dịch Remarketing tiêu chuẩn: Người dùng sẽ nhìn thấy các quảng cáo hiển thị chung.

  • Chiến dịch Dynamic Remarketing: Người dùng sẽ nhìn thấy hình ảnh của các sản phẩm thực tế mà họ đã xem khi ở trên trang web của doanh nghiệp.

6. Quản lý chiến dịch PPC hiệu quả

Quản lý chiến dịch PPC hiệu quả

Quản lý chiến dịch PPC hiệu quả

Các bước cần lưu ý để xây dựng một chiến lược PPC hiệu quả:

  • Nghiên cứu và xây dựng chiến lược về từ khoá

  • Tổ chức các từ khóa đó thành các chiến dịch và nhóm quảng cáo

  • Tối ưu hoá trang đích (landing page)

  • Đo lường, cải thiện và tối ưu hoá chuyển đổi.

Bằng cách nhắm mục tiêu thông minh thông qua từ khóa, nếu quảng cáo và trang đích của bạn hữu ích, thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng, doanh nghiệp có thể sẽ tiêu tốn ít hơn cho mỗi lần nhấp, dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

7. Tổng kết

Nếu doanh nghiệp muốn bắt đầu sử dụng PPC, điều quan trọng là phải học cách làm đúng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những nền tảng kiến thức quan trọng về PPC là gì, và và nếu cần một đơn vị đồng hành kinh nghiệm, uy tín thì đừng ngại ngần liên hệ Haravan nhé!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: