CPC là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo hiển thị thuộc các chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Vậy thì, CPC là gì? Và làm sao để triển khai CPC hiệu quả? Bài viết dưới đây của Haravan sẽ giúp bạn tìm hiểu các khái niệm và thông tin có liên quan.
1. Tổng quan về CPC
CPC là một hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến
1.1 CPC và quảng cáo CPC là gì?
CPC là chữ viết tắt của “Cost Per Click”. Vậy “Cost Per Click” là gì? Đó có nghĩa là “chi phí cho mỗi lần nhấp chuột”. Đây là một trong những hình thức tính phí của quảng cáo dựa trên số lần click (bấm) vào quảng cáo hiển thị.
Khi người dùng nhìn thấy quảng cáo Google thì doanh nghiệp sẽ không mất phí, cho đến khi họ click/bấm vào quảng cáo đó thì bạn sẽ mất một khoản tiền nhỏ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể có được nhiều lượt hiển thị miễn phí trước khi bị mất phí, tức là khách hàng mục tiêu vẫn có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn mà bạn không phải mất quá nhiều chi phí.
Quảng cáo CPC được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ tiết kiệm được chi phí và thời gian quảng cáo. CPC còn cho phép lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu theo nhiều tiêu chí khác nhau (độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý…), giúp cho doanh nghiệp khoanh vùng được đối tượng khách hàng mục tiêu và tiếp cận các đối tượng đó một cách hiệu quả hơn.
1.2 CPC Facebook là gì?
Trên nền tảng Facebook, doanh nghiệp chỉ trả tiền khi khách hàng click/bấm vào hình ảnh quảng cáo. Tùy thuộc vào ngân sách mỗi ngày mà doanh nghiệp phân bổ cho hình thức quảng cáo trên Facebook, số lượng click/bấm vào hình ảnh quảng cáo cũng sẽ được giới hạn tối đa.
1.3 CPC trong marketing là gì?
CPC trong quảng cáo được marketer sử dụng nhiều nhất cho chiến dịch Google Adwords. Chi phí chỉ được tính khi người dùng nhấp vào quảng cáo được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các loại banner, video quảng cáo xuất hiện trên trang đối tác của hệ thống Google. Quảng cáo Google Ads có rất nhiều loại chiến dịch quảng cáo khác nhau như: Google Search Ads, Google Display Ads, Email Ads,..
Chi phí quảng cáo CPC sẽ cao khi lượt nhấp chuột càng nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thu được lợi tức đầu tư tốt (ROI) khi chỉ số CPC quá cao mà mức chuyển đổi (conversion rate) lại không tương xứng.
CPC trong marketing
Doanh nghiệp cần lưu ý về kế hoạch thực hiện để đảm bảo lưu lượng truy cập phù hợp với ngân sách của mình và có sự chuyển đổi hợp lý để tạo ra doanh thu.
Chi phí CPC trong marketing sẽ khác nhau tùy theo loại hình kinh doanh, ngành nghề và nền tảng triển khai chiến lược quảng cáo, và doanh nghiệp cần phải tham khảo mức giá sàn cho từng ngành từ những người đi trước. Đối với các ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao và giá chuyển đổi cao thì chi phí quảng cáo CPC sẽ cao hơn so với các ngành khác.
1.4 Cách tính CPC trong quảng cáo là gì?
Công thức tính CPC = (Điểm chất lượng trang đích x Điểm chất lượng Mẫu QC x CTR (tỉ lệ click chuột vào Mẫu QC) ) / Thứ hạng ( Tính $ theo thứ hạng dưới )
Trong đó:
CPC (Cost Per Click) là giá trên 1 lần click chuột: số tiền bạn sẽ phải trả mỗi khi có khách hàng click vào quảng cáo của bạn.
Điểm chất lượng trang đích: Điểm số theo điểm SEO trên trang đích trong trang web của bạn, điểm số này có thể tăng khi trang web của bạn được đánh giá cao bởi Google, có nhiều người truy cập, nhiều tương tác, nhiều thứ hạng cao trên top Tìm kiếm Google, liên kết trong và ngoài nhiều…
Điểm chất lượng mẫu quảng cáo: Điểm số theo tiêu chí SEO với nội dung quảng cáo tốt, hữu ích và chứa từ khóa hợp lý.
CTR (Click Through Rate): Tỷ lệ click chuột khi xem mẫu quảng cáo là phần trăm khi 100 người nhìn thấy một quảng cáo thì được bao nhiêu người click chuột
Thứ hạng: Vị trí mẫu quảng cáo xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm từ khóa. Vị trí càng cao thì giá càng cao. Khi thay đổi giá thầu CPC thì thứ hạng sẽ thay đổi.
2. Ưu và nhược điểm của CPC
2.1 Ưu điểm của quảng cáo CPC
Ưu điểm lớn nhất của CPC là khả năng tối ưu được ngân sách quảng cáo. Doanh nghiệp chỉ phải trả phí cho đơn vị quảng cáo nếu người dùng nhấp chuột vào quảng cáo đó.
Nếu người dùng không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo thì họ sẽ không nhấp chuột vào quảng cáo. Điều này đồng nghĩa rằng, những người nhấp chuột vào quảng cáo là những người có quan tâm/nhu cầu thật sự và tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
2.2 Nhược điểm của quảng cáo CPC
CPC có chi phí cao hơn CPM
Chi phí quảng cáo CPC có phần cao hơn một chút so với quảng cáo CPM, doanh nghiệp chỉ có thể tối ưu quảng cáo mà không thể xác định/dự đoán được số lượt nhấp chuột hay những nhấp chuột phát sinh lợi ích trong một thời điểm cụ thể nào đó. Doanh nghiệp có thể gặp những cú click “ảo”, lợi dụng việc chạy quảng cáo nhằm làm tăng cao chi phí quảng cáo của bạn.
Với những từ khóa được tìm kiếm nhiều, dễ chuyển đổi ra doanh thu, doanh nghiệp có thể phải trả mức phí rất cao để thầu quảng cáo.
3. Hướng dẫn cách tối ưu CPC quảng cáo
3.1 Lưu ý khi chạy quảng cáo CPC
Doanh nghiệp triển khai quảng cáo CPC cần thường xuyên kiểm tra ngân sách của mình, vì có thể chi phí sẽ rất lớn nếu không được tối ưu và kiểm soát cụ thể, dựa trên những nhược điểm của hình thức này.
Giá thầu CPC trong quảng cáo ngành hàng sẽ không có giá trị cụ thể nhất định mà biến đổi hằng ngày, hằng tuần hoặc thậm chí hằng giờ. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn từ khóa và kiểm soát ngân sách định kỳ.
3.2 Nâng cao điểm chất lượng của quảng cáo
Để hạ giá CPC, cách thức tốt nhất và đơn giản nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng là tối ưu quảng cáo tốt và nâng cao điểm chất lượng từ khoá. Đó cũng là cách hữu hiệu nhất để thu hút người dùng tự động click vào quảng cáo CPC.
Để có thể nâng cao điểm chất lượng quảng cáo, doanh nghiệp có thể tham khảo những gợi ý sau:
Tập trung xây dựng nội dung quảng cáo hấp dẫn và kích thích để tăng tỷ lệ click chuột của người dùng. Khi viết ad text cho quảng cáo Google Ads, bạn có thể thử nghiệm những cách sau: thử nghiệm CTA (Call to Action) khác nhau; đưa các lợi ích, khuyến mại vào quảng cáo; sử dụng các công cụ từ bên thứ 3 để nghiên cứu cách đối thủ đang triển khai và làm khác đi; sử dụng các extension để tối đa hóa nội dung truyền tải và đưa thêm lý do thuyết phục cho đối tượng hướng tới; tiến hành A/B testing để tìm ra cách tiếp cận tối ưu.
Tạo dựng những nhóm nội dung quảng cáo có cùng lĩnh vực hoặc liên quan chặt chẽ với nhau, theo một chiến lược nội dung cụ thể. Hãy chia nhỏ từ khóa thành các nhóm từ khóa có cùng chủ đề, tránh một ad group quá lớn hay bao chứa quá nhiều phân nhóm khác nhau.
Nâng cao trải nghiệm trang đích (landing page) qua thông tin, ad text, hình ảnh để tăng khả năng tạo ra chuyển đổi.
3.3 Điều chỉnh từ khóa hợp lý
Điều chỉnh từ khóa để tối ưu CPC
Doanh nghiệp nên nghiên cứu và sử dụng những từ khóa hợp lý để đảm bảo không phải tiêu tốn ngân sách vào những click chuột không hữu ích hoặc click không liên quan. Hãy loại bỏ những từ khóa không có tác dụng trước khi thêm từ khóa mới vào tài khoản của mình.
Những từ khóa dài cũng có những ưu thế riêng như ít bị cạnh tranh hơn, ít người đấu thầu hơn, dẫn tới CPC thấp hơn. Những từ khóa dài thường vạch rõ ý định mua hàng mà người dùng đang thực sự tìm kiếm và do đó tăng cơ hội chuyển đổi cao hơn.
3.4 Loại bỏ click ảo trong quảng cáo CPC
Các trường hợp tạo click ảo trong quảng cáo CPC bao gồm:
Click ảo do người dùng vô tình bấm nhầm vào quảng cáo, tạo thành nhóm click không hợp lệ. Hoặc có thể do từ khóa đưa ra bị sai và thu hút sai đối tượng khách hàng.
Click ảo do đối thủ cạnh tranh hoặc những bên cung cấp dịch vụ quảng cáo muốn trục lợi cá nhân, khiến doanh nghiệp của bạn bị gia tăng chi phí quảng cáo. Trường hợp này thường xảy ra nếu bạn quảng cáo trên những mạng quảng cáo nhỏ lẻ và ít trang web.
Để hạn chế những tình huống này, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ như dựa trên các yếu tố cookies, địa chỉ IP, trình duyệt, hệ điều hành… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các thuật toán google hay phương pháp thống kê để kiểm soát lượt click vào quảng cáo CPC.
3.5 Tăng mức độ tiếp cận theo vị trí địa lý
Nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý cũng là một cách để tăng khả năng tiếp cận đến đối tượng mục tiêu nhiều hơn. Khi nhìn vào các báo cáo chạy Google ads, doanh nghiệp có thể sẽ thấy khu vực địa lý nào mang lại doanh thu một cách hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn thu hẹp phạm vi quảng cáo hoặc điều chỉnh giá bid theo từng địa phương để gia tăng cơ hội chuyển đổi.
Tối ưu CPC để đóng góp vào chiến dịch marketing thành công
4. Tổng kết
Trên đây là những thông tin cần thiết để lý giải CPC và quảng cáo CPC là gì. Haravan hy vọng bạn đã nắm được bản chất của CPC để triển khai các kế hoạch chạy quảng cáo một cách thành công và để hỗ trợ cho một kế hoạch marketing hoàn chỉnh, bạn có thể tìm hiểu thêm về các thuật ngữ khác tại đây nhé!
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: