Những năm gần đây, Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một hình thức quảng cáo cực kỳ phổ biến và dần trở thành trào lưu kiếm tiền thời hiện đại của giới trẻ. Vậy Affiliate Marketing là gì? Làm thế nào để kiếm tiền từ Affiliate Marketing? Hãy cùng Haravan khám phá ngay bài viết dưới đây để không bỏ qua cơ hội kiếm tiền “cực hời” này nhé!
I. Affiliate là gì? Affiliate Marketing là gì?
Affiliate hay Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là một mô hình quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó các nhà phân phối (còn gọi là Affiliate hoặc Publisher) sử dụng năng lực và sự hiểu biết của mình để tiếp thị và thu hút khách hàng (End User) mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp (Advertiser/Merchant). Khi khách hàng thực hiện mua hàng hoặc thực hiện các hành động cụ thể, nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng mức hoa hồng tương ứng.
Tiếp thị liên kết là gì?
II. Affiliate Marketing liệu có phải đa cấp không?
“Mô hình Affiliate là gì?”, “Liệu bán hàng Affiliate Marketing có phải lừa đảo hay đa cấp không?” là vấn đề làm nhiều người băn khoăn. Affiliate Marketing thực chất không phải là đa cấp, mặc dù cả hai đều sử dụng mô hình hoa hồng thông qua việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Điểm khác biệt cốt lõi giữa chúng là ở bản chất hoạt động và cơ chế vận hành.
Trong mô hình đa cấp, người tham gia thường bị lôi kéo hoặc dụ dỗ vào hệ thống với mục tiêu là giúp cấp trên đạt được lợi ích. Đa cấp thường tạo ra sự phụ thuộc vào người giới thiệu trước đó và yêu cầu người mới phải tham gia mạng lưới theo một cấu trúc phức tạp.
Ngược lại, Affiliate Marketing hoạt động trên tinh thần tự nguyện. Những người tham gia (Affiliates) có thể tự do lựa chọn trở thành đối tác của nhà cung ứng sản phẩm mà không bị phụ thuộc vào người giới thiệu trước đó. Các chính sách và điều khoản của Affiliate Marketing được công khai rõ ràng trước khi bạn trở thành một Affiliate Marketer. Đặc biệt, Affiliate Marketing chỉ chi trả hoa hồng một tầng duy nhất, dựa trên giá trị đơn hàng thành công, chứ không có hệ thống hoa hồng nhiều tầng như đa cấp.
Do đó, làm Affiliate Marketing đòi hỏi người tiếp thị phải đầu tư thời gian và tâm huyết để kiếm tiền dựa trên lao động chân chính của mình. Không có chuyện làm Affiliate Marketing là lừa đảo hay kiếm tiền dễ dàng mà không cần bỏ ra công sức, nỗ lực.
Phân biệt giữa Affiliate Marketing và đa cấp.
III. Vì sao nên tham gia affiliate marketing trong thời điểm hiện tại?
3.1. Tiềm năng gia tăng doanh thu
Affiliate Marketing mang lại cơ hội giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi tham gia phương thức này, cơ sở kinh doanh có thể tận dụng mạng lưới các đối tác (Affiliates) để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Mỗi khi có một giao dịch thành công thông qua liên kết của đối tác, nhà cung cấp sẽ trả một khoản hoa hồng cho đối tác đó. Điều này khuyến khích họ phải nỗ lực quảng bá sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều vào quảng cáo trực tiếp mà vẫn có thể tăng doanh số bán hàng.
3.2. Chi phí tiếp thị hiệu quả
Một trong những lợi ích lớn nhất của Affiliate Marketing là chi phí tiếp thị thấp nhưng đạt hiệu quả cao. Nhà bán hàng chỉ phải trả hoa hồng khi có giao dịch thành công, nghĩa là chi phí tiếp thị chỉ phát sinh khi doanh nghiệp thực sự thu được doanh thu. Điều này giúp tiết kiệm và tối ưu ngân sách cho quảng cáo cũng như giảm thiểu các rủi ro phát sinh.
Đồng thời, doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tăng cường uy tín sản phẩm và mở rộng kênh liên kết tiếp thị qua nhiều ngách nhỏ. Ngoài ra, Affiliate Marketing cũng cho phép doanh nghiệp thử nghiệm nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau thông qua các đối tác để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.
Affiliate Marketing là phương pháp tốn ít chi phí nhưng hiệu quả cao.
3.3. Tăng cường nhận diện thương hiệu
Affiliate Marketing không chỉ góp phần tăng doanh thu và tối ưu ngân sách mà còn giúp nâng cao nhận diện thương hiệu. Những nhà tiếp thị thường có lượng người theo dõi và ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, blog hoặc các trang web chuyên ngành. Khi họ quảng bá sản phẩm trên các kênh này, thương hiệu của công ty cũng sẽ tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Nhờ đó, thương hiệu được xuất hiện một cách tự nhiên và gần gũi với người tiêu dùng.
3.4. Tăng uy tín và lòng tin của khách hàng
Khi sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp được giới thiệu bởi các nhà phân phối có tiếng sẽ góp phần tăng uy tín và xây dựng được lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu. Các nhà tiếp thị thường có tầm ảnh hưởng và sự tín nhiệm cao từ phía khán giả. Vì thế, khi họ giới thiệu sản phẩm, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Điều này không chỉ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Affiliate Marketing giúp tăng niềm tin của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp.
Xem thêm:
- Top 7 cách bán hàng trên TikTok mang lại doanh thu khủng.
- Bật mí cách bùng nổ doanh số qua nền tảng TikTok Shop.
IV. Phương thức hoạt động của Affiliate Marketing
Affiliate Marketing hoạt động thông qua sự phối hợp giữa các thành phần chính là:
4.1. Nhà cung cấp (Merchant)
Là các công ty hoặc cá nhân chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Mục tiêu của nhà cung cấp là tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến thông qua việc hợp tác với các đối tác tiếp thị liên kết.
4.2. Nhà phân phối (Publisher)
Là các đơn vị hoặc cá nhân sở hữu website, blog, hoặc các trang mạng xã hội. Đây là những người có thể tạo thu nhập bằng cách quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp. Các nhà phân phối thường nhận được hoa hồng hoặc chiết khấu dựa trên số lượng đơn hàng thành công hoặc hành động cụ thể từ khách hàng.
4.3. Khách hàng (Consumers)
Là những người mua sản phẩm, dịch vụ. Họ thực hiện các hành động mà nhà cung cấp yêu cầu, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký dịch vụ, hoặc điền theo các biểu mẫu…
Mối quan hệ giữa nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng là rất quan trọng.
4.4. Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network):
Là hệ thống trung gian kết nối giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Mạng lưới này cung cấp các công cụ theo dõi, banner, link affiliate…và theo dõi, quản lý hiệu quả mà nhà tiếp thị mang lại. Đặc biệt, Affiliate Network cũng đóng vai trò như người trung gian để đảm bảo quyền lợi cho cả nhà cung cấp và nhà phân phối khi có tranh chấp hoặc xung đột xảy ra.
4.5. Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)
Là hệ thống tiếp thị do chính nhà cung cấp thiết lập và quản lý. Ví dụ điển hình là các chương trình tiếp thị liên kết của Shopee, Lazada và Amazon. Các chương trình này cung cấp chi tiết về cách thức hoạt động, mức hoa hồng và các điều khoản mà các nhà phân phối cần tuân thủ.
Một trong các cách làm Affiliate Shopee (tiếp thị liên kết Shopee) là qua Affiliate Program.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách tạo TikTok Affiliate chi tiết từ A đến Z.
- Hướng dẫn cách làm Affiliate Marketing trên Shopee nhanh chóng, hiệu quả.
V. Các hình thức Affiliate Marketing phổ biến tại Việt Nam
5.1. Sản phẩm khởi chạy (Product Launch)
Product Launch là hình thức Affiliate Marketing đơn giản, thường được sử dụng trong các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới. Mục tiêu chính là thu hút khách hàng mới và đẩy mạnh doanh thu sản phẩm. Mức hoa hồng cho hình thức này thường rất hấp dẫn (có thể lên tới 80% doanh thu sản phẩm).
5.2. Thị trường ngách (Niche Site)
Niche Site là trang web tập trung vào một lĩnh vực cụ thể để hướng tới tệp khách hàng mục tiêu. Đây là phương pháp Affiliate Marketing phổ biến, ổn định và có tiềm năng phát triển lớn. Chẳng hạn như, một người đam mê làm đẹp có thể lập website đăng tải hình ảnh, video trang điểm, review sản phẩm và tham gia tiếp thị liên kết cho các nhãn hàng về mỹ phẩm.
Niche Site là phương pháp kiếm tiền phổ biến trong Affiliate Marketing.
5.3. Thị trường bao quát (Authority Site)
Authority Site tương tự như Niche Site nhưng với phạm vi rộng hơn. Nội dung trên Authority Site đa dạng, bao quát nhiều lĩnh vực, yêu cầu nhà tiếp thị đầu tư công sức và thời gian nhiều hơn. Do đó, mức hoa hồng từ hình thức này cũng cao hơn đáng kể.
5.4. Trả tiền trên mỗi hành động (CPA/CPC)
CPA (Cost Per Action) và CPC (Cost Per Click) là hình thức Affiliate Marketing mà nhà phân phối nhận hoa hồng khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể qua link affiliate như click chuột vào quảng cáo, điền form, hoặc đăng ký dịch vụ. CPA là mô hình tối ưu khi nhà cung cấp chỉ phải trả phí khi có hành động cụ thể từ phía người dùng.
5.5. Trả tiền cho mỗi lần bán hàng (CPS)
CPS (Cost Per Sale) là hình thức nhà phân phối chỉ nhận hoa hồng khi nhà cung cấp xác nhận đơn hàng được đặt mua thành công. Đây là mô hình phổ biến, đảm bảo lợi ích cho cả nhà cung cấp và nhà phân phối vì dựa trên kết quả thực tế.
5.6. Trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng (CBL)
CPL (Cost Per Lead) là hình thức mà nhà phân phối nhận hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký hoặc cung cấp thông tin liên hệ. Nhà cung cấp chấp nhận trả tiền cho việc thu thập được thông tin từ khách hàng tiềm năng.
5.7. Trả tiền cho mỗi lần cài đặt (CPI)
CPI (Cost Per Install) là hình thức Affiliate Marketing mà nhà phân phối nhận hoa hồng khi khách hàng cài đặt ứng dụng qua link affiliate. Hình thức này thường được áp dụng trong các chiến dịch quảng bá ứng dụng trên điện thoại.
Có thể bạn quan tâm: CPS ứng dụng trong Affiliate Marketing như thế nào?
VI. Các bước để bắt đầu chiến dịch Affiliate Marketing cho doanh nghiệp
6.1. Xác định khách hàng mục tiêu và thị trường
Trước khi bắt đầu chiến dịch, việc đầu tiên cần làm là xác định tệp khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và hiểu rõ hành vi, sở thích của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra, tìm hiểu về các nền tảng mà khách hàng thường xuyên sử dụng, loại nội dung họ quan tâm và các ứng dụng mua sắm phổ biến cũng rất quan trọng. Việc xác định chính xác khách hàng tiềm năng sẽ giúp lập kế hoạch chiến dịch dễ dàng hơn.
Sau khi xác định khách hàng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường hiện tại và các xu hướng mới. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc, xem xét hoạt động marketing của họ để tránh trùng lặp và tạo sự khác biệt cho chiến dịch của bạn.
Xác định rõ khách hàng mục tiêu bước đầu tiên để bắt đầu chiến dịch Affiliate Marketing.
6.2. Thiết lập KPI cho chiến dịch Affiliate Marketing
Bước tiếp theo là thiết lập các KPI cho chiến dịch. Cơ sở kinh doanh cần cân nhắc và tính toán kỹ càng để đưa ra con số phù hợp với kết quả kinh doanh mong muốn. Đối với doanh nghiệp mới triển khai cách làm tiếp thị liên kết, việc chia nhỏ các giai đoạn trong chiến dịch và thiết lập các chỉ số thử nghiệm là một cách hiệu quả để rút ra đánh giá và điều chỉnh kịp thời. KPI có thể dựa trên lượng sản phẩm bán ra, hành vi người dùng và các chỉ số khác liên quan đến tương tác tại các nền tảng bán hàng.
6.3. Xác định mức hoa hồng phù hợp
Doanh nghiệp cần xác định mức hoa hồng phù hợp cho các cộng tác viên (CTV). Mức hoa hồng phải đủ hấp dẫn để thu hút CTV nhưng không quá cao để ảnh hưởng đến doanh thu. Các chỉ số quan trọng cần xem xét bao gồm:
- Average order value (AOV): chi phí trung bình cho mỗi đơn hàng.
- Customer acquisition cost (CAC): chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng mới (có thể kể đến như tiền chạy quảng cáo, tiền thực hiện các hoạt động truyền thông…).
- Conversion rate: chi phí chuyển đổi khi khách hàng tìm thông tin và tiếp cận qua các nền tảng trên website, fanpage,... và trở thành khách hàng.
- Costs of goods sold (COGS): chi phí sản xuất của một sản phẩm.
- Customer retention rate (CRR): tỷ lệ giữ chân khách hàng, có thể hiểu là lượng khách hàng doanh nghiệp có được vào mỗi tháng.
- Customer lifetime value (CLV): giá trị khách hàng nhận được trong suốt quá trình trải nghiệm thương hiệu của bạn.
Sau khi tính toán các chi phí và lợi nhuận, doanh nghiệp có thể đưa ra mức hoa hồng hợp lý và các khoản thưởng khi CTV vượt KPI.
Doanh nghiệp cần lưu ý kỹ về các chỉ số để xác định được mức hoa hồng phù hợp.
6.4. Tìm đối tác Affiliate Marketing và mạng lưới liên kết
Để có thẻ tìm kiếm các đối tác Affiliate Marketing (Publisher) và mạng lưới liên kết phù hợp với mục tiêu chiến dịch, công ty có thể xem xét dựa trên các chỉ số sau:
- Số lượng follower trên các nền tảng.
- Mức độ tương tác.
- Tần suất đăng tải nội dung.
- Đánh giá từ khách hàng.
- Lượng người truy cập website và thời gian họ trải nghiệm tại đó (Time on site).
Từ các chỉ số này, doanh nghiệp có thể chọn đối tác phù hợp và xác định loại hình liên kết như gắn link, review sản phẩm, hoặc livestream bán hàng…
6.5. Theo dõi và đánh giá hiệu suất
Trong suốt thời gian triển khai chiến dịch, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất để cải thiện kịp thời. Sử dụng các công cụ quản lý tập trung như Haravan Omnichannel - giải pháp quản lý bán hàng đa kênh, kết nối và đồng bộ bán hàng. Phần mềm giúp quản lý sản phẩm và tự động đồng bộ mọi dữ liệu từ tất cả các kênh về một hệ thống duy nhất. Ngoài ra, Haravan Omnichannel còn thống kê, báo cáo kết quả rõ ràng và dễ dàng đánh giá chất lượng. Những dữ liệu này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định chính xác về sản phẩm, lựa chọn nhà phân phối phù hợp và điều chỉnh các hoạt động liên quan để chiến dịch tiếp thị liên kết đạt hiệu quả cao nhất.
VII. Quản lý bán hàng đa kênh dễ dàng, hiệu quả cao với Haravan Omnichannel
Affiliate Marketing là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp tăng doanh thu và tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Tuy nhiên, việc quản lý nhiều tài khoản trên nhiều kênh khác nhau, theo dõi các chiến dịch, và tối ưu hóa thu nhập không phải là điều dễ dàng.
Thấu hiểu những trăn trở đó, Haravan cho ra đời giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel. Phần mềm giúp doanh nghiệp xử lý đơn hàng và đồng bộ sản phẩm trên tất cả các kênh. Bên cạnh đó, chủ shop có thể quản lý đơn hàng, vận chuyển và quản lý tồn kho một cách thuận tiện và hiệu quả trên một hệ thống quản lý duy nhất. Ngoài ra, hệ thống này cũng sẽ tự động đồng bộ mọi dữ liệu từ tất cả các kênh về một nơi mà không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức cũng như nhân sự để thực hiện.
Hãy liên hệ Haravan ngay để trải nghiệm miễn phí 14 ngày nhé!