Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, việc tạo ra các chiến dịch khuyến mãi độc đáo và hiệu quả là một yếu tố quyết định để nâng cao doanh số bán hàng và thu hút khách hàng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự sáng tạo không giới hạn, có hàng chục cách để bạn có thể thúc đẩy doanh số kinh doanh của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 35 ý tưởng chương trình khuyến mãi sáng tạo, giúp bạn bùng nổ doanh số và tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường.
Hãy cùng khám phá những chiến lược thú vị dưới đây.
1. Chương trình khuyến mãi là gì?
Các chiêu thức khuyến mãi luôn được chủ doanh nghiệp quan tâm Khuyến mãi là một chiêu thức khá phổ biến trong các chiến lược Marketing. Đây là hoạt động do người bán tạo ra nhằm cho người mua được hưởng quyền lợi hơn mức bình thường. Theo đó, các chương trình khuyến mãi được thực hiện nhằm kích cầu, động viên sức mua, thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Một số hình thức quảng cáo phổ biến trên thị trường hiện nay là giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng,... Việc đề ra một hình thức khuyến mãi phù hợp với từng thời điểm sẽ tạo nên sự thành công, giúp thu hút và giữ chân khách hàng, tăng doanh thu và mở rộng thị phần doanh nghiệp.
>> Tham khảo thêm: Áp dụng khuyến mãi, nên hay không nên?
2. Ưu điểm và nhược điểm của các chương trình khuyến mãi
Trước khi thực hiện khuyến mãi, bạn nên biết ưu và nhược để cân nhắc lựa chọn hình thức khuyến mãi phù hợp.
Ưu điểm:
- Giúp khách hàng nhận diện thương hiệu (với các thương hiệu mới ra đời).
- Thu hút và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Đẩy được lượng hàng tồn và tăng doanh thu.
- Giữ chân khách hàng hiện tại.
- Quảng cáo thương hiệu đến nhiều khách hàng hơn nữa.
Nhược điểm:
- Tạo thói quen thích mua hàng giảm giá. Nếu sau này không có chương trình khuyến mãi nào, khách hàng sẽ không ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn.
- Giảm lợi nhuận.
- Đôi khi làm giảm hình ảnh thương hiệu. Nhất là với các thương hiệu cao cấp, việc giảm giá là không phù hợp.
3. 35 ý tưởng chương trình khuyến mãi hay bạn nên biết
3.1. Đánh vào tâm lý khách hàng bằng giảm giá “giả vờ”
Phương thức giảm giá “giả vờ” nghĩa là nâng giá sản phẩm lên cao một chút rồi giảm giá thấp hơn một chút so với giá gốc để tránh rơi vào tình huống bị khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm giảm giá.
3.2. Chương trình “thanh lý” vào những dịp cao điểm
Những dịp cao điểm là thời gian mà người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng rất cao nhưng giá cả là điều khiến họ băn khoăn. Vì thế, nếu như bạn sử dụng chương trình thanh lý ngay tại thời điểm này, khách hàng sẽ chú ý hơn và ưu tiên mua chỗ bạn hơn là những nơi không giảm giá. Lúc này, bạn có thể trộn lẫn hàng tồn kho để thanh lý với giá “cực rẻ”, điều này giúp đẩy lượng hàng tồn kho đi rất nhanh.
Chương trình thanh lý sẽ giúp bạn đẩy nhanh nguồn hàng tồn kho hiệu quả
3.3. Giảm giá thời gian “vàng” cố định
Rất nhiều shop quần áo hoặc quán ăn, quán cà phê đã áp dụng chiêu thức này thành công. Theo đó, mỗi cửa hàng sẽ có khung giờ “vàng” giảm giá khác nhau tùy vào mục đích kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, nếu phân khúc khách hàng là sinh viên, bạn có thể giảm giá vào ban ngày, còn nếu khách hàng mục tiêu là những người đã đi làm, việc giảm giá vào buổi tối sẽ giúp họ thuận tiện và có nhu cầu muốn trải nghiệm hơn.
3.4. Giảm giá sốc, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng
Chương trình giảm giá là phương thức khuyến mãi không còn xa lạ. Và thực tế cho thấy, các chương trình giảm giá lúc nào cũng thu hút lượng người mua nhiều hơn. Chẳng hạn, một vài chương trình giảm giá sốc như mua 1 tặng 1, giảm giá 90%, giảm giá sốc 1k cho một vài sản phẩm nhất định,... luôn được khách hàng quan tâm đặc biệt.
3.5. Dùng số 9 ở cuối giá
Đây là chiêu thức nhằm đánh vào tâm lý người mua. Thông thường, người mua sẽ luôn có cảm giác muốn mua món đồ 99 nghìn hơn là món đồ 100 nghìn. Vì vậy, bạn có thể định giá có đuôi số 9 như 99k, 199k, 299k và đưa các sản phẩm vào danh mục “selected items” để kích thích người mua.
3.6. Giảm giá tăng dần
Rất nhiều đơn vị bán lẻ đã sử dụng chiêu thức giảm giá tăng dần và được nhiều người ủng hộ. Theo đó, ngày 1 sẽ giảm giá 10%, ngày 2 là 20% và cứ thế tăng dần đến một mức nhất định. Với phương thức giảm giá tăng dần, khách hàng sẽ vô cùng thích thú và muốn tận dụng triệt để cơ hội để mua sản phẩm đến ngày khuyến mãi cuối cùng, dần dần khiến khách hàng ghi nhớ thương hiệu.
3.7. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm
Phương thức này được thực hiện nhằm mục đích muốn đẩy nhanh lượng hàng cần tiêu thụ. Ví dụ, cửa hàng có chương trình mua từ cái thứ 2 giảm 20%, cái thứ 3 giảm 30% và cứ thế tăng dần. Lúc này, dù bạn bán giá thành cao hơn thị trường, người mua cũng sẽ nghĩ rằng do chất lượng sản phẩm tốt và quyết định mua thêm để được giảm giá.
Việc càng mua càng giảm giá sẽ khiến khách hàng vô cùng hứng thú và tăng nhu cầu mua sắm hơn.
3.8. Giảm giá khi đạt giá trị đơn hàng tối thiểu
Một chiêu thức khuyến mãi tiếp theo là giảm giá hoặc tặng miễn phí một món đồ nếu đạt giá trị đơn hàng tối thiểu. Hình thức khuyến mãi này dễ dàng áp dụng với tất cả loại hình kinh doanh. Bạn có thể tận dụng những món đồ tặng kèm để quảng cáo cho thương hiệu, ví dụ đơn 300 nghìn tặng sổ tay có logo thương hiệu,...
3.9. Chương trình bốc thăm trúng thưởng
Bốc thăm trúng thưởng là hình thức khuyến mãi thường xuyên diễn ra, đặc biệt là dịp các đơn vị bán lẻ khai trương hoặc sinh nhật.
3.10. Ưu đãi dành riêng cho hội viên
Các đơn vị bán lẻ lớn hoặc các cửa hàng mà các hoạt động tiêu dùng diễn ra thường xuyên như phòng gym, khách sạn,... thường sẽ mở thẻ hội viên. Với phương thức này, khi đến các dịp đặc biệt, hội viên sẽ được hưởng khuyến mãi đặc biệt hoặc tham gia vào các buổi lễ tiệc thân mật.
3.11. Cho phép khách hàng được tự do trả giá
Sẽ có một danh sách các sản phẩm được tự do trả giá. Tiếp theo, nhà bán lẻ sẽ định ra mức giá sàn và giá trần để khách hàng trả giá, món đồ sẽ thuộc về người trả giá cao nhất. Chương trình khuyến mãi này đem lại cho khách hàng cảm giác mới mẻ, không lo bị lỗ vì các mức giá đã được ấn định sẵn.
3.12. Sử dụng thẻ tích điểm để nhận ưu đãi
Thẻ tích điểm được rất nhiều nhà bán lẻ sử dụng hiện nay nhằm kích thích sự tiêu dùng của khách hàng. Theo đó, nếu khách hàng mua đến hạn mức nhất định sẽ được giảm giá hoặc tặng miễn phí sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Một bí kíp hay là thay vì đề ra một hạn mức cao, bạn có thể chia nhỏ các định mức ra. Ví dụ, mua 5 ly nước sẽ được giảm 50% đơn thứ 6, mua 10 ly nước sẽ được tặng 1 ly tự chọn.
Thẻ tích điểm sẽ khiến khách hàng vô tình trở thành “khách hàng trung thành” của cửa hàng
3.13. Thối tiền lại khách hàng bằng quà tặng
Với ngành kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là siêu thị, số lượng tiền lẻ cần có để thối vô cùng lớn, vậy nên không phải lúc nào cũng có đủ để trả lại tiền thừa cho khách hàng. Do đó, nhà bán lẻ thường bù tiền thừa cho khách hàng bằng quà tặng như cây kẹo, dây chun buộc tóc hoặc các vật dụng mà nhà bán lẻ kinh doanh. Ngoài làm hài lòng khách hàng, cách này còn giúp đẩy nhiều hàng hơn.
3.14. Giảm giá số tiền lẻ
Tâm lý khách hàng lúc nào cũng muốn mua hàng có lợi, vậy nên bạn có thể giảm giá số tiền lẻ ra để “lấy lòng” họ. Ví dụ thay vì 105 nghìn, bạn có thể nói rằng: “Của chị 105 nghìn nhưng chị mua nhiều nên em giảm còn 100 nghìn thôi, lần sau ghé em nữa nhé”. Điều này khiến khách hàng sẽ cảm thấy như một món “hời” và có thiện cảm với cửa hàng hơn.
3.15. “Đòn bẩy” combo
Một cách vô cùng khôn ngoan để có thể đẩy nhanh các mặt hàng ít bán chạy. Theo đó, nhà bán lẻ sẽ có ưu đãi bán hàng combo. Chẳng hạn bạn có thể ưu đãi khi khách hàng mua trọn bộ 1 sản phẩm bán chạy nổi tiếng với 1 sản phẩm mới. Cách này giúp khách hàng không lưỡng lự mà sẵn sàng bỏ tiền để trải nghiệm sản phẩm mới.
3.16. Miễn phí dịch vụ kèm theo
Khách hàng thường có rất nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy họ thường chọn những nơi có miễn phí các dịch vụ kèm theo để được tiết kiệm. Ví dụ, bạn kinh doanh cửa hàng lẩu, bạn có thể miễn phí khăn lau kính, đồ ăn vặt trong lúc chờ đợi hoặc dịch vụ trang trí vào dịp đặc biệt... Với chiêu thức này, dù giá thành cửa hàng bạn cao hơn thị trường, khách hàng vẫn cảm thấy thích thú vì họ không phải phát sinh các chi phí dịch vụ khác.
Các dịch vụ đi kèm miễn phí sẽ khiến khách hàng vô cùng thích thú.
3.17. Giảm giá hàng tồn kho, hàng bán chậm, hàng lỗi
Giảm giá các món đồ tồn kho bằng cách chạy chương trình thanh lý, xả hàng tồn kho với giá rất rẻ kèm theo những chính sách như không bảo hành, không đổi trả.
3.18. Tri ân khách hàng
Các chương trình tri ân khách hàng cũng cần được chú trọng. Ví dụ như giảm giá sinh nhật, tặng quà vào cuối năm... Điều đó sẽ khiến khách hàng cảm thấy bạn rất quan tâm họ và có ấn tượng với doanh nghiệp bạn hơn.
3.19. Khuyến mãi sản phẩm mới
Người dùng thường hay e dè khi sử dụng các sản phẩm mới mà chưa có ai đánh giá trải nghiệm. Vì vậy, bạn có thể khuyến mãi theo các cách như tặng kèm với sản phẩm bán chạy, giảm giá dùng thử...
Khuyến mãi các sản phẩm mới khiến khách hàng mong muốn được trải nghiệm hơn.
3.20. Dịch vụ tư vấn miễn phí
Trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào, khách hàng cũng đều cần nghe tư vấn để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với bản thân. Vì vậy, miễn phí tư vấn sẽ khiến khách hàng không cảm thấy ngần ngại khi đặt lịch. Không những thế, thông qua tư vấn, tỷ lệ khách hàng chọn dịch vụ của bạn cũng cao hơn.
3.21. Cam kết bán hàng chất lượng giá rẻ
Nhiều đơn vị bán lẻ lớn thường treo bảng theo kiểu “Đền tiền gấp đôi nếu tìm được nơi bán rẻ hơn”. Điều này đánh vào tâm lý khách hàng rằng sản phẩm bạn đang bán thực sự rẻ hơn thị trường và muốn lựa chọn cửa hàng bạn để mua sắm hơn.
3.22. Sử dụng nguyên tắc 80-20
Nguyên tắc này có nghĩa 20% sản phẩm bán chạy nhất sẽ được giảm giá rẻ hơn đối thủ và 80% sản phẩm còn lại sẽ được bán bằng hoặc cao hơn. Nguyên tắc này được rất nhiều đơn vị áp dụng bởi lẽ khách hàng thường có thói quen so sánh giá những sản phẩm bán chạy ở những nơi khác, từ đó họ mặc định cửa hàng của bạn là nơi cung cấp sản phẩm giá tốt nhất.
3.23. Nguyên tắc luôn tặng THÊM chứ không BỚT
Chương trình khuyến mãi không phải bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng có thể áp dụng vì còn phải tùy vào đặc thù ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn, bạn có thể bán một khóa học và tặng thêm cho khách hàng cuốn sách, các dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau khi bán, hỗ trợ tìm kiếm nghề nghiệp sau khi học hết khóa học...
3.24. Khuyến mãi ngẫu nhiên
Chương trình khuyến mãi ngẫu nhiên nghĩa là không phải 100% khách từng mua hàng sẽ nhận được ưu đãi mà chỉ một số ít ngẫu nhiên trong đó. Tùy theo nghiên cứu nhu cầu khách hàng mà nhà bán lẻ sẽ chọn nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp, có xác suất cao sử dụng dịch vụ. Ví dụ, nếu bạn thường đăng ký các gói dữ liệu mạng, bạn sẽ thường nhận được ưu đãi đăng ký mạng hơn so với những người chưa từng sử dụng.
3.25. Khuyến mãi khi Like, Share hoặc Check-in Facebook
Đây là điều kiện để khách hàng hưởng ưu đãi mà các nhà bán lẻ thường dùng để truyền thông cho thương hiệu. Ngoài việc giúp mọi người biết đến chương trình và tham gia thì cách này còn làm tăng lượt tiếp cận cho các trang mạng xã hội đấy.
Các hoạt động giới thiệu trên mạng xã hội của khách hàng sẽ giúp thương hiệu của bạn được mọi người biết đến nhiều hơn.
3.26. Cải tiến sản phẩm và mẫu mã sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên mức giá bán
Thường khi các sản phẩm được đổi mới, giá thành cũng sẽ cao hơn. Nếu mẫu mới không có gì vượt trội so với mẫu cũ, khách hàng sẽ không quan tâm. Vì vậy, dù sản phẩm được nâng cấp, bạn cũng không nên tăng giá, hoặc thời gian đầu nhà bán lẻ chịu giảm lợi nhuận để khách hàng quen dần, sau đó tăng giá dần dần.
3.27. Tặng phiếu mua hàng, phiếu giảm giá
Phiếu giảm giá giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng rất hiệu quả. Nếu khách hàng đang phân vân có nên mua hay không, một voucher giảm giá ngay lúc này sẽ khiến họ cảm thấy quá “hời” và tỷ lệ chấp nhận mua rất cao.
3.28. Đi 4 tính tiền 3
Một cách thức khuyến mãi khác thường thấy ở các nhà hàng Buffet chính là đi 4 tính tiền 3. Với cách này, nếu người mua đi từ 4 người trở nên sẽ được miễn phí 1 vé ăn. Khi áp dụng cách này sẽ giúp tăng doanh số, đồng thời tiết kiệm được thời gian phục vụ hơn so với khi đi ít người.
3.29. Khuyến mãi dịch vụ bằng cách liên kết kinh doanh
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với mô hình liên kết khuyến mãi. Chiêu thức này được bắt gặp nhiều nhất ở các trang web bán hàng online. Chẳng hạn, nếu thanh toán bằng thẻ ngân hàng A, bạn sẽ được bên B giảm giá nhiều hơn so với việc dùng thẻ ngân hàng khác. Vì những ưu đãi lớn như vậy, khách hàng có thể sẽ mở thẻ A để sử dụng mã ưu đãi.
Qua chiêu thức này, đôi bên cùng có lợi khi bên A tăng lượng người dùng và bên B cũng có khách hàng mua sắm.
3.30. Khuyến mại cho đối tác
Có những chương trình ưu đãi dành riêng cho các khách hàng của đối tác giúp tăng doanh thu cho cả đôi bên. Theo đó, các nhà bán lẻ thực phẩm, thời trang và điện máy là những ngành hàng thường xuyên áp dụng phương thức này.
3.31. Giảm giá khi trải nghiệm cùng người quen
Chương trình khuyến mãi này được áp dụng khi khách hàng sử dụng dịch vụ cùng bạn bè, người thân hoặc giới thiệu họ đến trải nghiệm thực tế.
Khi giới thiệu dịch vụ đến bạn bè, bạn sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt
3.32. Dịch vụ cao cấp cho sản phẩm bình thường
Có rất nhiều thương hiệu đã đính kèm các dịch vụ chỉ có ở các nhà hàng cao cấp cho cửa hàng mình. Ví dụ, các dịch vụ như đưa rước tận nơi, phục vụ tại bàn... vốn dĩ chỉ có ở những cửa hàng phân khúc cao nhưng ngày nay, các nhà bán lẻ nhỏ cũng bắt đầu đưa vào mô hình kinh doanh của mình để thu hút khách hàng.
3.33. Cho dùng sản phẩm thử
Khi chào mời một sản phẩm, người tiêu dùng khá lưỡng lự vì họ ngại bỏ tiền ra để làm người trải nghiệm. Do đó, bạn có thể đặt quầy sản phẩm thử, hoặc tặng các mẫu dùng thử khi khách mua hàng. Nếu khách hàng cảm thấy phù hợp, họ sẽ tìm mua sản phẩm một cách tự nguyện.
3.34. Dịch vụ bảo hành tốt
Để tạo thêm lòng tin ở khách hàng, các nhà bán lẻ phải “mạnh tay” trong các dịch vụ hậu mãi, điển hình như bảo hành. Đặc biệt là các thiết bị điện tử, đơn vị bán lẻ nào có các chính sách bảo hành tốt hơn sẽ được khách hàng tin tưởng và chọn mua, dù giá thành có phần cao hơn so với thị trường.
3.35. Luôn luôn giữ chữ “tín” với khách hàng
Trong kinh doanh, chữ “tín” là điều mà bất cứ ai cũng phải đặt lên hàng đầu. Dù có ra đời các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, nhưng chất lượng sản phẩm, các chính sách đã được ấn định ngay từ đầu phải luôn được thực hiện và không thay đổi. Có vậy, khách hàng mới cảm thấy hài lòng và trở thành khách hàng trung thành.
4. Các bước lập kế hoạch chương trình khuyến mãi hiệu quả cho dịp Lễ
4.1. Xác định thông điệp qua chủ đề của dịp Lễ
Mỗi dịp Lễ là thời điểm mà người tiêu dùng rất có tâm trạng để mua sắm. Không chỉ vì những đợt giảm giá hấp dẫn, mà dịp Lễ còn là thời điểm họ mua sắm để thưởng cho bản thân hoặc làm quà cho những người yêu thương. Việc truyền tải thông điệp khuyến mãi xoay quanh chủ đề của dịp Lễ sẽ khiến khách hàng có ấn tượng tốt đối với chương trình khuyến mãi của bạn. Họ sẽ đánh giá cao chương trình của bạn bởi họ tìm thấy được sự ý nghĩa khi mua sắm ở bạn.
Những thông điệp khuyến mãi hời hợt sẽ chỉ khiến khách hàng nghi ngờ rằng chất lượng hàng bạn bán rất thấp, và bạn chỉ đang lợi dụng những dịp đặc biệt này để xả hàng tồn kho, hàng kém chất lượng.
Nguồn: Thegioididong.com
4.2. Đặt ra mục tiêu và xác định đối tượng khách hàng
Việc tiếp theo bạn cần làm là xác định được mục tiêu và đối tượng khách hàng của chương trình khuyến mãi. Mục tiêu càng chi tiết, càng cụ thể thì việc đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình mới thật sự xác đáng.
Đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến chính là một trong những thước đo quan trọng:
- Họ là ai?
- Họ có liên quan đến chủ đề của dịp Lễ không?
- Họ là khách mới hay khách cũ? Họ là những khách hàng mới mua gần đây hay những khách lâu rồi chưa quay lại?
- Định vị được đối tượng khách hàng vô cùng cần thiết trong việc lên ý tưởng, nội dung, kế hoạch của các hoạt động chương trình khuyến mãi.
4.3. Lựa chọn ý tưởng chương trình và hình thức khuyến mãi phù hợp
Tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng khách hàng, bạn sẽ xác định được hình thức chương trình khuyến mãi phù hợp với bạn. Nếu bạn đang muốn đẩy mạnh tương tác với khách hàng cũ, hãy mang họ trở lại cửa hàng bằng cách "ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết". Hoặc khi bạn muốn thanh lý hàng tồn kho, bạn có thể cân nhắc sử dụng "bán theo combo", "mua 2 tặng 1", "flash sale",...
Nếu bạn muốn thu hút nhiều hơn những khách hàng mới, hãy sử dụng các minigame để tăng mức độ tiếp cận của chương trình đến với người quan tâm.
4.4. Xác định ngân sách cho chương trình khuyến mãi
Với bất kỳ chương trình khuyến mãi nào thì đích đến cuối cũng đều là lợi nhuận và khách hàng. Có rất nhiều cách để tăng lợi nhuận và thu hút thêm khách hàng, tuy nhiên tất cả còn phải phụ thuộc vào ngân sách bạn bỏ ra.
- Bạn sẽ chi bao nhiêu?
- Bạn có phương án dự phòng hay chưa?
Một phương án khuyến mãi phù hợp với tình hình khả năng ngân sách mới có thể thành công.
4.5. Xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể
Công đoạn truyền tải thông tin có vai trò quan trọng đến tính thành công và sự hiệu quả của một chương trình khuyến mãi. Vì vậy, sau khi đã lên được nội dung và kế hoạch cho chương trình, hãy chắc chắn rằng nhóm khách hàng mà bạn nhắm đến biết về chương trình khuyến mãi này. Thông báo trước khi đợt sale diễn ra vài ngày sẽ giúp khách hàng của bạn chuẩn bị hầu bao tốt nhất.
Với sự phát triển của mạng xã hội và Internet, bạn có rất nhiều lựa chọn để truyền tải thông tin chương trình khuyến mãi sắp diễn ra như:
- Đăng bài trên các mạng xã hội Facebook/ Instagram/ Hội nhóm người tiêu dùng
- Tạo minigame để tăng tốc độ lan truyền
- Kết hợp cùng các Influencer/ KOL
- Sử dụng Email Marketing/ SMS để thông báo đến khách hàng thân thiết
4.6. Phổ biến chương trình đến với nhân viên
Tất cả nhân viên của bạn, từ nhân viên cửa hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, cho đến nhân viên kho vận, là những người cần phải nắm rõ nhất chương trình khuyến mãi, để có thể vận hành chương trình suôn sẻ, tư vấn đúng, truyền tải những thông tin chính xác đến từng khách hàng.
Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để phổ biến chi tiết, cũng như training thật kỹ cho nhân viên những tình huống diễn ra trong chương trình khuyến mãi.
5. Làm sao để chạy chương trình khuyến mãi phù hợp và nâng cao doanh số?
5.1 Bám sát chủ đề của ngày Lễ
Việc bám sát chủ đề của dịp lễ và truyền tải đi những thông điệp tạo động lực mua sắm phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng là vô cùng quan trọng đối với chương trình khuyến mãi dịp Lễ. Những thông điệp/ hình ảnh khéo léo dẫn dắt khách hàng đến với ý nghĩa của từng ngày đặc biệt sẽ khiến khách hàng bị thu hút và dễ dàng ghi nhớ quảng cáo của bạn hơn.
Việc tạo ra chương trình khuyến mãi hời hợt, xa rời với chủ đề của ngày Lễ sẽ khiến khách hàng hoài nghi về chất lượng sản phẩm của bạn, và coi những ngày Lễ chỉ là một dịp để bạn xả hàng tồn kho.
Các tips cho bạn như sau:
- Đặt tên chương trình khuyến mãi theo ngày Lễ
- Trang trí cửa hàng, website... bằng những hình ảnh theo chủ đề của ngày Lễ
- Lựa chọn sản phẩm/ nhóm sản phẩm chủ đạo trong chương trình khuyến mãi phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng trong dịp Lễ đó
5.2 Kết hợp linh hoạt nhiều hình thức khuyến mãi
Trong mỗi dịp tổ chức chương trình khuyến mãi cho dịp Lễ, bạn có thể phối hợp linh hoạt nhiều hình thức khuyến mãi để tăng sự hấp dẫn nhằm thu hút sự tham gia của khách mua hàng.
Ví dụ: Bên cạnh việc sale off toàn bộ cửa hàng, với mỗi hóa đơn trên 500K. khách sẽ được tặng 1 phiếu bốc thăm trúng thưởng. Giải thưởng có thể là sản phẩm, quà tặng, sản phẩm dùng thử, voucher mua sắm,...
5.3 Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Bạn tốn nhiều chi phí và công sức cho một chương trình khuyến mãi nhằm tìm kiếm thêm những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng. Chắc hẳn bạn không hề muốn vụt mất những khách hàng đó chỉ sau 1 lần mua sắm, mà ắt hẳn bạn muốn họ quay trở lại mua hàng nhiều lần và trở thành khách hàng trung thành của cửa hàng. Vì thế, bạn cần phải coi trọng việc chăm sóc khách hàng sau bán hàng, nhằm giúp khách hàng ghi nhớ bạn, tin tưởng bạn và tìm đến bạn những lúc họ cần.
Các tip cho bạn như:
- Luôn cập nhật các thay đổi của trạng thái đơn hàng (nếu khách mua online)
- Gửi tin nhắn cảm ơn đến khách đã mua hàng
- Ghi nhận đánh giá và các tiêu chí cần cải thiện về sản phẩm & dịch vụ từ khách hàng
- Tích điểm mua sắm cho khách hàng thành viên
Các chương trình khuyến mãi luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng, kích thích nhu cầu mua sắm từ đó giúp bạn tăng doanh số. Thế nhưng nếu không có sự quản lý chặt chẽ, sẽ rất khó để tính toán nguồn lực và kiểm soát chương trình khuyến mãi phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng khác nhau.
Haravan cung cấp đa dạng giải pháp bán hàng online hỗ trợ tối đa trong việc kinh doanh online và chăm sóc khách hàng.
Theo đó, Haravan cung cấp các dịch vụ quản lý bán hàng linh hoạt, “biến” các giai đoạn quản lý phức tạp trở nên dễ dàng thông qua các phần mềm hiện đại như phần mềm quản lý bán hàng, chăm sóc và giữ chân khách hàng, quản lý thu chi và tồn kho. Với sự hỗ trợ đắc lực của những phần mềm này, bạn có thể theo dõi toàn diện quá trình bán hàng online, kiểm soát lượng hàng hóa đang bán chạy, hàng hóa tồn kho và tài chính sẵn có từ đó đề ra các chương trình khuyến mãi phù hợp, tăng doanh thu và tăng trải nghiệm khách hàng. Thông qua các phần mềm quản lý bán hàng của Haravan, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhân lực vì mọi việc đã được xây dựng và thiết lập sẵn rất rõ ràng, cụ thể, dễ sử dụng.
Thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập TẠI ĐÂY!
6. Kết luận
Như vậy, việc áp dụng những ý tưởng chương trình khuyến mãi sáng tạo có thể là chìa khóa để bạn bùng nổ doanh số kinh doanh của mình. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn hiểu rõ khách hàng của mình, và luôn nắm bắt cơ hội để thử nghiệm và cải thiện chiến dịch khuyến mãi của mình. Bằng cách tận dụng sự sáng tạo và thấu hiểu thị trường, bạn có thể xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và đạt được thành công lớn lao trong kinh doanh của mình.
>> Đọc thêm bài viết cùng chủ đề: