Có rất nhiều cách tính phần trăm giá tiền cho những chiến dịch khuyến mại mà người kinh doanh cần phải biết. Hãy cùng Haravan tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
I. Tỷ lệ phần trăm là gì? Tỷ lệ giảm giá là gì?
1.1. Tỷ lệ phần trăm là gì?
Tỷ lệ phần trăm là tỷ số dạng phân số có mẫu bằng 100, và thường được biểu hiện bởi ký hiệu % ở cuối con số. Ví dụ: Phân số 70/100 còn được viết dưới dạng tỷ lệ phần trăm là 70%.
Phần trăm là ký hiệu toán học thường xuyên bắt gặp trong cuộc sống
1.2. Tỷ lệ giảm giá là gì? Tỷ lệ phần trăm giảm giá được doanh nghiệp sử dụng khi nào?
Tỷ lệ phần trăm giảm giá là mức độ giảm giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ so với giá gốc, được thể hiện dưới dạng một con số. Ví dụ: giảm 30%, giảm 50%... Tỷ lệ này cũng là hình thức nhằm để thông báo với khách hàng về số tiền họ có thể tiết kiệm khi mua sản phẩm giảm giá.
Phần trăm được sử dụng ở rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đối với doanh nghiệp, phần trăm thường được dùng phần lớn trong các chiến dịch ưu đãi, giá chiết khấu, khuyến mại tri ân khách hàng…
II. Doanh nghiệp nên giảm giá sản phẩm khi nào?
Đối với một cửa hàng, có những thời điểm lý tưởng để chủ shop đưa ra các chương trình khuyến mãi phù hợp, thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng trưởng lượng truy cập vào các kênh bán và tăng doanh thu. Một số gợi ý của Haravan về thời điểm giảm giá sản phẩm như là:
- Khai trương, sinh nhật của doanh nghiệp.
- Ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới.
- Các ngày lễ, Tết, hội, ngày hội mua sắm.
- Khi hàng tồn kho còn quá nhiều, doanh thu không cao.
- Khi muốn tăng độ cạnh tranh với các đơn vị đối thủ.
Chủ doanh nghiệp cần lưu ý rằng, việc lên kế hoạch giảm giá phải được tính toán cẩn thận, chi tiết về mặt doanh thu, lỗ lãi, thời điểm, nguồn hàng, nhân viên, các phương án đối phó nếu chương trình ưu đãi thu hút được số lượng quá lớn khách hàng hoặc không thu hút được ai.
Chủ doanh nghiệp nên tung ra chương trình khuyến mãi vào ngày hội mua sắm, lễ, Tết
Xem thêm: Những chiến lược giảm giá sản phẩm phổ biến nhất 2024
III. Các cách tính phần trăm giảm giá người kinh doanh cần biết
Để tính phần trăm giảm giá nhanh chóng, hiệu quả, các bạn có thể tham khảo những công thức sau:
3.1. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm chính xác nhất
Hiện nay, việc tính toán sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết với rất nhiều ứng dụng hỗ trợ. Trong đó, Excel và Google Sheet là 2 công cụ phổ biến nhất. Dưới đây là cách tính tiền giảm giá đơn giản dành cho bạn:
Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm * Giá gốc/100
Ví dụ:
iPhone 16 sắp ra mắt vào tháng 9 năm 2024 sẽ có giá thấp nhất dự kiến là khoảng 23.000.000 đồng. Một cửa hàng áp dụng chương trình giảm giá 5% cho khách hàng thân thiết, đặt hàng trước.
Theo công thức tính: 5*23.000.000/10 = 1.150.000 đồng.
Tức là, bạn được giảm 1.150.000 đồng khi đặt hàng iPhone 16 tại cửa hàng này, và chỉ phải chi trả 21.850.000 đồng.
3.2. Cách tính tiền giảm giá trong Excel có điều kiện, Google Sheet
Ví dụ, một sản phẩm của bạn có giá gốc là 750.000 đồng, bạn dự định giảm giá 10% cho khách hàng cũ. Vậy sẽ có 2 cách tính số tiền sau khi giảm giá như sau:
Cách 1: Số tiền sau khi giảm giá = Giá gốc * [(100 – Số phần trăm giảm)/100]
Bước 1: Nhập giá tiền gốc của sản phẩm vào ô A3.
Bước 2: Nhập % giảm giá vào ô B3.
Bước 3: Tại ô C3, áp dụng công thức trên, các bạn sẽ có “Số tiền sau khi giảm = A3*((100-B3)/100)”.
Tính giảm phần trăm giá sản phẩm đơn giản với Excel
Cách 2: Số tiền sau khi giảm giá = Giá gốc – (Giá gốc * Phần trăm giảm giá)
Bước 1: Nhập giá tiền gốc của sản phẩm vào ô A3.
Bước 2: Nhập % giảm giá vào ô B3.
Bước 3: Tại ô C3, áp dụng công thức trên, các bạn sẽ có “Số tiền sau khi giảm = A3 - (A3*B3/100)”.
Công thức Excel tính tiền giảm giá dễ hiểu, nhanh chóng
Với 2 cách thức trên, các bạn sẽ tính ra được số tiền sau khi giảm giá là từ 750.000 đồng còn 675.000 đồng.
3.3. Công thức tính phần trăm tăng giá
Ngược lại với cách tính giảm phần trăm, nếu như bạn muốn tăng giá sản phẩm điều hoà từ 10.000.000 đồng lên 20%, có thể áp dụng 2 cách sau để biết giá sau khi tăng:
Cách 1: Giá sau khi tăng giá = Giá gốc * [(100 + Số phần trăm tăng giá)/100]
Ví dụ: 10.000.000 * [(100 + 20)/100] = 12.000.000 đồng.
Cách 2: Số tiền sau tăng giá = Giá gốc + Giá gốc * Số phần trăm tăng giá
Ví dụ: 10.000.000 + (10.000.000 * 20) = 12.000.000 đồng.
Như vậy, giá bán của chiếc điều hoà sau khi tăng 20% là 12.000.000 đồng.
3.4. Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá
Trong nhiều trường hợp, khách hàng muốn so sánh giá gốc với giá đã giảm. Vậy sau đây sẽ là công thức hỗ trợ bạn tính giá gốc sản phẩm đơn giản nhất:
Giá gốc = Giá sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu
Ví dụ: Khách hàng bỏ ra 10.000.000 đồng để mua sản phẩm đã được khuyến mãi 20%, vậy số tiền gốc trước khi giảm là: Giá trị gốc của sản phẩm = 10.000.000/(80%) = 12.500.000 VNĐ.
IV. Mẹo giúp doanh nghiệp áp dụng chiến lược giảm giá sản phẩm thành công
4.1. Tăng giá sản phẩm
Trước khi triển khai chương trình khuyến mãi, có một cách hiệu quả để tạo ra sự so sánh rõ ràng giữa giá gốc và giá giảm giá nhằm thu hút khách hàng, đó chính là tăng giá sản phẩm lên một chút. Điều này vừa kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, vừa giúp cửa hàng của bạn vẫngiữ được lợi nhuận khi giảm giá.
4.2. Để thông tin giảm giá dưới dạng % hoặc số tiền cụ thể
Đối với sản phẩm có giá trị nhỏ, bạn nên để mức chiết khấu theo dạng %, ví dụ như "Giảm 70%" để hấp dẫn khách hàng.
Đối với sản phẩm có giá trị lớn, nên đề cập cụ thể số tiền giảm giá. Chẳng hạn như "Giảm 5.000.000 đồng", điều này sẽ thu hút người dùng mạnh mẽ hơn.
Hãy để giám giả dưới dạng % để thu hút khách hàng mua những sản phẩm giá trị nhỏ
4.3. Ràng buộc điều kiện nhận và sử dụng voucher
Để tăng tính hấp dẫn cho chương trình giảm giá, bạn nên áp dụng các điều kiện đặc biệt như yêu cầu mua hàng với hóa đơn đạt ngưỡng giá trị nhất định, hoặc thời gian sử dụng voucher. Điều này không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm của khách mà còn giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
4.4. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm
Áp dụng chiến lược giảm giá khi khách hàng mua số lượng lớn sản phẩm sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc mua sắm. Ví dụ, giảm giá 20% cho mỗi sản phẩm khi mua cả combo sẽ kích thích khách hàng mua nhiều hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hãy tối ưu chương trình giảm giá của bạn để tiếp cận khách hàng tốt hơn
4.5. Khuyến khích khách hàng trở lại
Để tạo sự hấp dẫn thu hút khách hàng quay lại, bạn cần tạo thêm nhiều ưu đãi đặc biệt như giảm giá cho lần mua tiếp theo, mua thêm bánh hoặc nước sau 2 tiếng, áp dụng chiết khấu cho tháng sinh nhật... Đây là một trong những phương pháp giảm giá hiệu quả giúp bạn tạo lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Xem thêm:
Top những cách thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả
Tuyệt chiêu xả hàng tồn, thu hồi vốn cuối năm
Các mẫu chương trình Flash Sale thu hút khách hàng
35 ý tưởng chương trình khuyến mãi bạn nên biết
V. Gợi ý phần mềm tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất
Chương trình giảm giá sản phẩm là chương trình quan trọng cho các doanh nghiệp bởi vậy file dữ liệu cần tính toán giảm giá thường rất lớn. Nếu tính thủ công mà chưa có phần mềm quản lý thanh toán sẽ rất vất vả và mất thời gian với nhân viên kinh doanh và với chủ doanh nghiệp.
Với phần mềm quản lý thanh toán của Haravan sẽ giúp giải quyết được mọi khó khăn trong việc tính phần trăm giảm giá cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất và hiệu quả.
Mọi chi tiết thắc mắc, vui lòng liên hệ với Haravan để được tư vấn:
Xem thêm:
Cần làm gì khi chuẩn bị xả hàng mùa lễ?
Giá vốn hàng bán là gì? Hướng dẫn cách tính giá vốn hàng bán
Chiết khấu là gì? Cách tính chiết khấu trong bán hàng