Giá vốn hàng bán là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Vậy giá vốn hàng bán là gì? Vì sao nó lại quan trọng như vậy? Hãy cùng Haravan tìm hiểu các cách tính giá vốn bán hàng qua bài viết này nhé!
I. Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán là gì là câu hỏi của nhiều người khi bắt đầy kinh doanh. Giá vốn nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc nhập các sản phẩm, hàng hoá để bán cho khách hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí chuyển đổi sản phẩm từ trạng thái nguyên liệu thô đến khi ra thành phẩm trong giỏ hàng của người mua.
Giá vốn hàng bán còn được biết đến với tên tiếng Anh là "Cost of Goods Sold - COGS"
II. Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
Xét trên mô hình kinh doanh của doanh nghiệp có những cách phân loại giá vốn bán hàng khác nhau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm có các loại chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất hàng hoá như chi phí nguyên liệu chính, vật liệu đầu vào, vật liệu đóng gói.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Các chi phí liên quan trực tiếp đến nhân lực tham gia sản xuất hàng hóa, như là chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp...
- Chi phí sản xuất chung: Đây là chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa, nhưng không thể trực tiếp xác định được cho từng sản phẩm cụ thể như chi phí khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, chi phí điện, nước,…
- Chi phí mua hàng: Những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa, dịch vụ đã được bán ra như chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ,…
III. Giá vốn hàng bán dùng để xác định những vấn đề gì?
Giá vốn hàng bán (COGS - Cost of Goods Sold) được coi là nhân tố quan trọng trong ngành kế toán và quản lý doanh nghiệp. COGS được tạo ra để giải quyết các vấn đề sau:
3.1. Tính toán lợi nhuận
Để tính lợi nhuận thì bạn có thể áp dụng công thức sau:
Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán
Công thức này xác định mức độ lãi hoặc lỗ mà doanh nghiệp đạt được sau khi đã khấu trừ hết các chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua các sản phẩm.
Giá vốn hàng bán là chỉ số giúp doanh nghiệp tính toán được lợi nhuận
3.2. Quản lý tồn kho
Giá vốn hàng bán hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát tồn kho hiệu quả hơn. Khi doanh nghiệp nắm rõ số liệu của COGS, họ có thể ước tính giá trị tồn kho hiện tại. Qua đó, nhà quản lý sẽ cân đối được giá trị tồn kho trong báo cáo tài chính.
3.3. Định giá sản phẩm
Giá vốn hàng bán thể hiện mức độ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất hoặc mua sản phẩm. Mức chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá mặt hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo lợi nhuận khi đưa ra giá bán phù hợp.
3.4. Đánh giá hiệu suất kinh doanh
Doanh nghiệp muốn đánh giá chính xác hiệu suất kinh doanh theo thời gian, phải quan tâm đến sự biến động của yếu tố giá vốn bán hàng. Khi yếu tố này thay đổi cũng khiến các loại chi phí bị thay đổi theo.
Giá vốn hàng bán thấp, doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển tốt
IV. Vì sao doanh nghiệp cần biết cách tính giá vốn hàng bán?
Giá vốn bán hàng có chức năng tính toán được lợi nhuận của công ty, giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về báo cáo tài chính. Nhờ sự hỗ trợ này, doanh nghiệp có thể đánh giá chuẩn xác độ hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Ngoài ra, khi các doanh nghiệp tối ưu tốt giá vốn hàng bán sẽ nhận được các lợi ích chẳng hạn như:
- Làm cơ sở để tính lợi nhuận gộp.
- Là nền tảng xem xét định giá sản phẩm.
- Tối ưu quản lý chi tiêu của doanh nghiệp.
- Tối ưu việc định giá sản phẩm và thể hiện đúng giá trị hàng hoá tại thời điểm nhập kho.
- Cải thiện độ hiệu quả trong quản lý chi phí.
- Việc theo dõi hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên chính xác hơn khi xác định được lợi nhuận gộp.
Tính giá vốn hàng bán chính xác giúp nhà bán tối ưu lợi nhuận, chi phí và đạt mục tiêu kinh doanh
V. Cách tính giá vốn hàng bán chi tiết cho doanh nghiệp
Tuỳ vào mô hình kinh doanh của công ty mà sẽ áp dụng một trong các công thức dưới đây:
5.1. Công thức tính FIFO (First in First out)
FIFO (First in First out) hay phương pháp nhập trước xuất trước là công thức tính giá vốn hàng bán dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên với số lượng tương ứng, nếu không đủ thì sẽ lấy giá kế tiếp theo thứ tự. Phương pháp FIFO phù hợp với những mặt hàng có thời hạn sử dụng hoặc các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, phụ kiện điện máy,...
Dưới đây là công thức cơ bản của FIFO:
Giá vốn hàng bán = Giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên
Ví dụ minh họa:
Tình hình nhập xuất trong tháng 2 của công ty A:
- Đầu tháng 2/2022 tồn kho 5 cái áo giá 200.000/cái.
- 1/2/2022 nhập thêm 20 cái áo giá 220.000/cái.
- Ngày 15/2/2022 nhập thêm 10 cái áo giá 230.000/cái và xuất 20 cái áo.
- Ngày 27/2/2022 xuất 10 cái áo.
Áp dụng tính giá vốn hàng bán theo FIFO, bạn sẽ có:
- Ngày 15/2/2022 xuất kho 5 x 200.000 + 15 x 220.000 = 4.300.000 VNĐ.
- Ngày 27/2/2022 xuất kho 5 x 220.000 + 5 x 230.000 = 2.250.000 VNĐ.
FIFO là công thức tính giá vốn bán hàng phù hợp với mặt hàng có hạn sử dụng.
5.2. Công thức tính LIFO (Last in First out)
Phương pháp LIFO (Last in, First out) là công thức tính giá vốn hàng bán dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho gần nhất, nếu thiếu sẽ lấy giá của lô trước đó. Nguyên tắc của LIFO là:
Giá vốn hàng bán = Giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho cuối cùng
Ví dụ minh họa:
Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lĩnh vực quần jean có:
- Nhập kho lần 1: với 20 sản phẩm với đơn giá 90.000 đồng/sản phẩm.
- Nhập kho lần 2: thêm 25 sản phẩm với đơn giá 100.000 đồng/sản phẩm.
Sau đó, công ty xuất bán 30 sản phẩm.
Áp dụng phương pháp LIFO, công thức tính giá vốn hàng bán của 30 sản phẩm xuất kho như sau:
(20 x 90.000) + (10 x 100.000) = 2.800.000 đồng.
Nhược điểm của phương pháp này là việc định giá sẽ trở nên sai sót khi hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.
LIFO là công thức tính giá vốn bán hàng phổ biến được doanh nghiệp áp dụng.
5.3. Phương pháp chi phí trung bình
Tất cả hàng hoá trong kho, ở mọi thời điểm bán đều được tính theo giá trị trung bình của từng loại tồn kho sản xuất trong kỳ hoặc được mua. Giá trị trung bình sẽ có 2 cách tính bao gồm theo thời kỳ hoặc thời điểm nhập lô hàng về.
Công thức tính theo dạng cuối kỳ:
Đơn giá thực tế bình quân gia quyền sản phẩm tồn và nhập trong kỳ = (Giá thực tế sản phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế sản phẩm nhập trong kỳ) / (Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ).
Đơn giá thực tế sản phẩm xuất dùng trong kỳ có công thức:
Đơn giá thực tế sản phẩm xuất dùng trong kỳ =
Số lượng sản phẩm xuất dùng trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền.
5.4. Cách tính dựa vào bình quân gia quyền
Đây là công thức tính giá vốn hàng bán có độ phổ biến rộng rãi nhất trong giới kinh doanh. Tính giá vốn hàng bán hàng bán được xác định bởi:
MAC = (A + B) / C
Trong đó:
- MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời.
- A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Giá MAC trước nhập * Tồn kho trước nhập.
- B: Giá trị kho nhập mới = Giá nhập kho đã phân bổ chi phí * Tồn nhập mới.
- C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập.
VI. Nguyên nhân tính giá vốn hàng bán bị sai và cách khắc phục
6.1. Quy trình bán hàng bị thao tác sai
Khi bạn bày bán các sản phẩm mới nhập từ nhà sản xuất, nhưng bỏ qua quá trình kiểm tra và nhập liệu hàng hoá vào hệ thống quản lý. Hành động này có thể tạo ra sai sót trong việc tính giá vốn hàng bán.
6.2. Sai thao tác trong quy trình trả hàng
Khi sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt chất lượng cần thực hiện quy trình trả hàng nhà cung cấp, gồm 2 bước chính:
- Bước 1: Thông báo vấn đề với bên cung cấp và gửi trả toàn bộ hoặc số lượng hàng hoá có vấn đề.
- Bước 2: Hạch toán lại giá vốn hàng bán để tránh sai lệch giá. Việc hạch toán sẽ đảm bảo tính công bằng trong việc phân bổ và xử lý chi phí.
Hạn chế thao tác sai lệch trong việc nhập hàng, bán hàng và đổi trả
6.3. Cách khắc phục giá vốn hàng bán bị tính sai
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự chi phối không nhỏ của giá vốn hàng bán. Trong trường hợp giá vốn hàng bán bị tính sai, các nhà quản lý có thể tham khảo các phương án như:
- Số liệu ghi chép và chứng từ hoá đơn gốc phải được kiểm tra liên tục.
- Công thức giá vốn hàng bán được áp dụng chưa chính xác.
- Không bày bán hàng hoá khi chưa kiểm tra và nhập liệu vào hệ thống quản lý.
- Hạn chế sửa/xóa chứng từ đã kê.
- Chủ động kiểm soát tình trạng kho bằng việc thường xuyên theo dõi giá vốn hàng bán.
Hoạt động kinh doanh của cửa hàng sẽ bị giá vốn hàng bán chi phối khá nhiều
VII. Câu hỏi thường gặp về giá vốn hàng bán
7.1. Tài khoản giá vốn hàng bán là gì?
TK632 hay tài khoản giá vốn hàng bán dùng để phản ánh tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ đã được giao dịch trong kỳ. Tài khoản này gồm chi phí thu mua, chế biến, dịch vụ mua ngoài, bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
7.2. Giá vốn hàng bán là tài sản gì?
Giá vốn bán hàng không phải là tài sản. Nó là một khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Giá vốn bán hàng là một khoản chi phí phát sinh khi kinh doanh, sản xuất
7.3. Giá vốn hàng bán tăng nói lên điều gì?
Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm khi giá vốn hàng bán tăng vì:
- Tăng giá chi phí nhân công, nguyên liệu, vật liệu.
- Khối lượng sản phẩm đầu ra tăng nhưng nhu cầu tiêu thụ giảm.
- Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp bị giảm đi.
7.4. Giá vốn hàng bán giảm nói lên điều gì?
Giá vốn hàng bán giảm sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bởi:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhân công rẻ hơn.
- Doanh nghiệp sản xuất ít sản phẩm, hàng hóa hơn.
- Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp tăng lên.
Giá vốn hàng bán giảm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư
VIII. Quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả, đơn giản cùng Haravan
Các đơn vị kinh doanh đa kênh có thể gặp khó khăn trong việc quản lý bán hàng do không thể kiểm soát hết khối lượng lớn dữ liệu quản lý hàng hoá từ các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến đổ về. Việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn như vậy sẽ rất tốn thời gian và có thể xuất hiện các sai sót không đáng có.
Haravan hiểu được những trăn trở đó của chủ doanh nghiệp, vì vậy chúng tôi mang đến cho các bạn phần mềm quản lý bán hàng đa kênh - Haravan Omnichannel. Phần mềm này có thể giải quyết triệt để vấn đề trên với những tính năng ưu việt như: Vận hành cửa hàng offline và online, tối ưu trong xử lý đơn hàng, vận chuyển và quản lý tồn kho đa kênh tại một nơi duy nhất.
Trải nghiệm miễn phí ngay hôm nay với Haravan nhé!