Một trong những chỉ số giúp đo lường hiệu quả kinh doanh chính là lợi nhuận. Số liệu này sẽ được trình bày chi tiết trong bản báo cáo lãi lỗ của công ty. Hãy cùng Haravan tìm hiểu thêm về báo cáo lãi lỗ trong bài viết sau nhé!
I. Báo cáo lãi lỗ là gì?
Báo cáo lãi lỗ hay còn được gọi là báo cáo P&L, tức là báo cáo nhằm mục đích báo thống kê và đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Báo cáo lãi lỗ sẽ trình bày chi tiết về những khoản thu - chi của doanh nghiệp và tình trạng lãi lỗ sau khi cộng trừ các khoản doanh thu, chi phí đó.
Báo cáo lãi lỗ thể hiện lợi nhuận và khoản chi phí của doanh nghiệp
II. Lợi ích và ý nghĩa của báo cáo lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh
Báo cáo lãi lỗ là một trong những báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp bởi báo cáo này sẽ phản ánh trực tiếp tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bởi một số nguyên nhân như:
- Giúp các nhà quản trị thống kê được các khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra trong quá trình sản xuất, vận hành và kinh doanh.
- Giúp các nhà lãnh đạo nắm được những khoản doanh thu chi tiết đến từ từng nguồn cụ thể như giao dịch trực tiếp với khách hàng, chi nhánh, đại lý uỷ quyền...
- Các nhà quản lý sẽ thấu hiểu được nguyên nhân làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Từ đó, đưa ra quyết định loại trừ, thay thế, giảm bớt hoặc điều chỉnh để đảm bảo tình hình kinh doanh.
- Doanh nghiệp còn có thể đưa ra quyết định hợp tác hay ký kết hợp đồng cùng với các công ty, đối tác khác trong hoạt động kinh doanh.
- Việc lập báo cáo P&L thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp có bản thống kê thu - chi chi tiết, nhờ vậy quá trình tiến hành phân loại thuế sẽ dễ dàng hơn.
- Dựa trên báo cáo P&L, chủ shop có thể đo lường doanh thu mà một sản phẩm/dịch vụ mang về cửa hàng. Sau khi trừ vào chi phí, nhà quản lý sẽ tính được lợi nhuận của mỗi dòng sản phẩm.
- Giúp người bán đánh giá tốc độ phát triển của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường, cũng như mức độ hiệu quả của chiến lược kinh doanh ở thời điểm báo cáo.
Dựa trên báo cáo P&L, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp
III. 5 yếu tố quan trọng phải có trong báo cáo lãi lỗ của cửa hàng
Tuỳ theo điểm bán và mô hình kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ buôn bán, sẽ có những yếu tố quan trọng cần thể hiện rõ ràng trong báo cáo P&L. Tuy nhiên, dù cho kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, bạn vẫn phải đảm bảo 5 nội dung sau khi thực hiện báo cáo lãi lỗ:
- Lượng khách hàng tiềm năng.
- Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
- Số tiền trung bình khách hàng bỏ ra khi mua sản phẩm/dịch vụ.
- Tần suất quay lại trung bình của khách.
- Tỷ suất sinh lời ròng kỳ vọng.
IV. Báo cáo P&L khác gì so với bảng cân đối kế toán?
Bảng cân đối kế toán và báo cáo lãi lỗ đều thể hiện các thông tin về doanh thu, chi tiêu, lợi nhuận cũng như tiền lỗ (nếu có). Tuy nhiên, xét về mục đích sử dụng và nội dung, cả hai hoàn toàn khác nhau.
Theo đó, bảng cân đối kế toán được biết đến với tên gọi báo cáo tài chính tổng hợp, trong đó sẽ thể hiện được toàn bộ giá trị tài sản và cơ cấu tất cả nguồn vốn hình thành những tài sản này. Còn báo cáo lãi lỗ sẽ tập trung vào doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty.
Báo cáo lãi lỗ khác bảng cân đối kế toán ở chỗ, nó chỉ tập trung vào khoản thu - chi
V. 5 bước để lập báo cáo lãi lỗ
5.1. Bước 1 - Thống kê giấy tờ thu chi rõ ràng, thường xuyên
Các hồ sơ, sổ sách cần chuẩn bị trước khi lập báo cáo chính là giấy tờ thu chi của doanh nghiệp, chẳng hạn như khoản chi cho nguyên vật liệu thô, chi phí sản xuất, bán hàng, vận hành, quảng bá sản phẩm,… Để đảm bảo báo cáo chính xác và minh bạch, bạn cần thống kê rõ ràng, cụ thể và thường xuyên sau mỗi lần diễn ra giao dịch.
5.2. Bước 2 - Xác định cụ thể khoảng thời gian cần theo dõi
Một trong những mục đích chính của việc lập báo cáo lãi lỗ P&L là để đánh giá và đo lường kết quả kinh doanh giữa các thời điểm khác nhau. Để quá trình so sánh diễn ra trực quan, bạn nên xác định cụ thể mốc thời gian cần theo dõi. Từ đó, bạn sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu thu chi trong kỳ hạn này và lập báo cáo lãi lỗ.
5.3. Bước 3 - Tổng hợp đầy đủ các doanh thu trong thời gian theo dõi
Bên cạnh doanh thu từ kinh doanh, bạn cần thống kê những khoản thu khác nếu có, bao gồm doanh thu tài chính, doanh thu từ các nguồn thu khác của doanh nghiệp, doanh thu dịch vụ,…
Bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng cần phải biết lập báo cáo lãi lỗ
5.4. Bước 4 - Tổng hợp minh bạch mọi chi phí trong thời gian theo dõi
Các chi phí của doanh nghiệp bắt buộc tổng hợp minh bạch. Chi phí bao gồm: phí nguyên vật liệu đầu vào, vận chuyển, nhà máy, điện nước, nhân công, vận hành, sản xuất, quảng bá sản và phân phối sản phẩm,…
5.5. Bước 5 - Thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp
Sau khi tổng hợp đủ các dữ liệu liên quan đến chi phí, doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ tiến hành thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí.
Lưu ý: Việc lập báo cáo lãi lỗ phải luôn tuân thủ nguyên tắc tiên quyết của kế toán, đó là phải chính xác, rõ ràng và trực quan.
VI. Các công thức cơ bản trong báo cáo P&L
Một số công thức cơ bản trong báo cáo lãi lỗ mà bạn có thể tham khảo như sau:
1. Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu
2. Các khoản lợi nhuận trước khi vay và khoản thuế = Doanh thu thuần bán - Giá vốn bán - Chi phí bán - Chi phí quản lý hàng
3. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh sản xuất = Thuế khoán - Lãi vay vốn trả trong kỳ
4. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế * (1- Thuế suất thu nhập)
VII. Các mẫu báo cáo P&L thông dụng
7.1. Mẫu báo cáo lãi lỗ nội bộ
Mẫu báo cáo lãi lỗ nội bộ được dùng để báo cáo tình hình tài chính, kinh doanh của công ty vào một khoảng thời gian nhất định:
Mẫu báo cáo lãi lỗ nội bộ
7.2. Mẫu báo cáo P&L hàng tháng, hàng năm file Excel
Báo cáo P&L này sẽ thể hiện lợi nhuận, chi phí, phí tổn (nếu có) theo tháng và năm:
Mẫu báo cáo P&L hàng tháng, hàng năm file Excel
7.3. Mẫu báo cáo lãi lỗ nội bộ theo đơn bán hàng
Mẫu báo cáo này giúp chủ doanh nghiệp xác định lời lãi cụ thể cho đúng 01 đơn hàng:
Mẫu báo cáo lãi lỗ nội bộ theo đơn bán hàng
VIII. Thống kê báo cáo đơn giản, dễ dàng, tự động với hệ thống Haravan
Thực hiện báo cáo lãi lỗ thủ công là điều không hề đơn giản, thậm chí, còn tốn thời gian, công sức mà dễ sai sót. Đối với hệ thống của Haravan, việc thực hiện báo cáo kinh doanh, báo cáo P&L, báo cáo đơn hàng,... sẽ trở nên vô cùng nhanh chóng, gọn gàng và chính xác.
Đặc biệt, báo cáo của giải pháp Haravan Omnichannel mang đến còn tính theo thời gian thực, nên đảm bảo rủi so sai số đến mức tối đa. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký dùng thử nhé!
Xem thêm:
Đối chiếu công nợ là gì? Mách bạn cách đối chiếu công nợ đúng chuẩn.
Bật mí các công thức định giá doanh nghiệp chuẩn xác nhất.
Cho vay từng lần là gì? Phân biệt giữa vay từng lần và vay hạn mức.