Cho vay từng lần là gì? Phân biệt giữa vay từng lần và vay hạn mức

Hiện nay nhu cầu vay vốn kinh doanh đầu tư đang ngày càng gia tăng. Các phương thức vay vốn cho khách hàng đang phổ biến là vay hạn mức và vay từng lần. Tuy vậy, không ít khách hàng đang không phân biệt được giữa vay hạn mức và vay từng lần là như thế nào. Trong bài viết này, Haravan sẽ cung cấp những thông tin về hai phương thức vay này để các bạn có thể dễ dàng phân biệt được.

1. Vay từng lần là gì?

Vay vốn từng lần là phương thức vay phổ biến cho người có nhu cầu vay ngắn và trung hạn

Vay từng lần là hình thức vay mà bên cho vay sẽ cấp một số vốn nhất định cho người vay để sử dụng vào mục đích như thanh toán mua hàng, chi phí dùng để sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất,...

2. Vay hạn mức là gì?

Vay hạn mức là hình thức vay tiền mặt mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận và xác định một dư mức dư nợ được duy trì trong khoảng thời gian nhất định, khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Sự khác nhau giữa vay từng lần và vay hạn mức

Sau đây Haravan sẽ đưa ra một vài so sánh về điểm khác biệt giữa cho vay hạn mức và cho vay từng lần, để các bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức này.

3.1 Về cách lập hồ sơ

  • Vay hạn mức: Người đi vay chỉ cần lập hồ sơ một lần cho nhiều khoản vay. Khi chọn khoản vay này, các ngân hàng sẽ cấp cho người đi vay một hạn mức nhất định, không giới hạn số tiền giải ngân trong một lần, chỉ giới hạn dư nợ.
  • Vay từng lần: Đối với hình thức này, người đi vay phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay. Số tiền vay, lãi suất, thời hạn thanh toán được xác định.

3.2 Phạm vi áp dụng

  • Vay hạn mức: Khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có mục đích vay vốn rõ ràng.
  • Vay từng lần: Khách hàng có tính chất thời vụ hoặc có nhu cầu vay vốn không thường xuyên.

3.3 Ưu điểm của vay từng lần và vay hạn mức

  • Vay hạn mức: Đây là hình thức vay tiên tiến, thủ tục khá đơn giản, giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn.
  • Vay từng lần: Là hình thức vay phổ biến và được ưa chuộng. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng chuộng cho vay từng lần hơn vì nó đảm bảo được một số rủi ro nhất định.

3.4 Nhược điểm của vay từng lần và vay hạn mức

  • Vay hạn mức: Thường dành cho công ty TNHH hoặc cổ phần có doanh thu lớn, rất ít sản phẩm dành cho cá nhân và hộ kinh doanh.
  • Vay từng lần: Thủ tục còn rườm rà, doanh nghiệp không linh động trong việc sử dụng vốn.

3.5 Kỳ hạn vay và lãi suất vay

  • Vay hạn mức: Đối với vay hạn mức, ngân hàng sẽ kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng còn thực hiện. Về lãi suất thì sẽ thay đổi vài lần trong năm (cao hoặc thấp hơn) tùy vào tình hình của ngân hàng.
  • Vay từng lần: Về hình thức này, ngân hàng sẽ xác định thời hạn cụ thể cho khoản vay dựa trên phương thức trả góp.
So sánh lãi suất của vay từng lần và vay hạn mức

3.6 Cách giải ngân

  • Vay hạn mức: Có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần trong hạn mức cho phép.
  • Vay từng lần: Giải ngân toàn bộ mức tín dụng.

4. Ví dụ về cho vay từng lần

Sau đây là một số ví dụ đưa ra để các nhà đi vay hình dung được cách thức cho vay từng lần.
Ví dụ: Ngày 1/11/2021, bạn có nhu cầu mua nguyên vật liệu chế biến cho việc sản xuất nên vay 600 triệu trong thời hạn là 6 tháng. Đến tháng đầu tháng 2/2022, bạn lại phải đầu tư cho thiết bị, máy móc sản xuất, bạn lại nộp hồ sơ vay 400 triệu trong thời hạn 3 tháng. Nếu ngân hàng chấp nhận tín dụng thì họ sẽ tiến hành giải ngân và theo dõi riêng hai khoản vay này.
Phương thức cho vay từng lần hoàn toàn trái ngược với cho vay hạn mức. Đối với vay theo hạn mức, doanh nghiệp chỉ cần lập hồ sơ một lần nhưng có thể vay nhiều khoản vay khác nhau với điều kiện là số tiền vay nằm trong hạn mức quy định.

5. Đặc điểm của phương thức cho vay từng lần

  • Đối tượng vay: Không có nhu cầu vốn thường xuyên hoặc vay có tính chất thời vụ. Một số trường hợp, nếu mức tín nhiệm tín dụng của khách hàng không cao thì ngân hàng sẽ đề xuất đến phương thức cấp tín dụng này. Nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
  • Khoản vay có mục đích cụ thể: Thường là tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp (vốn sử dụng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sản xuất,...)
  • Số tiền cho vay: Ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, các giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thanh toán nợ, nguồn cung vốn của ngân hàng và giới hạn được cho vay để xác định số tiền cho vay. Như vậy, nhu cầu vay được tính theo:
Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn chủ sở hữu & vốn huy động khác
  • Cách giải ngân: Khi cho vay từng lần, ngân hàng sẽ giải ngân một lần toàn bộ hạn mức tín dụng trong khi đối với vay hạn mức, ngân hàng tiến hành giải ngân nhiều lần tùy theo nhu cầu của khách vay.

6. Kết luận

Vay từng lần là phương thức vay phổ biến với đối tượng có nhu cầu vay trong ngắn và trung hạn. Còn đối với cho vay hạn mức, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, liên tục sẽ hợp với sản phẩm vay này hơn. Với thủ tục đơn giản và nhanh chóng, doanh nghiệp đã có thể chủ động được nguồn vốn, chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh.
Hiện tại, Haravan đang cung cấp 2 sản phẩm vay đến khách hàng, Vay từng lần - KbankVay theo hạn mức - Validus. Để lựa chọn được gói vay phù hợp với nhu cầu của bản thân hoặc doanh nghiệp thì nhanh tay liên hệ với Haravan để được tư vấn ngay nhé!
>>> Xem thêm:
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Hộ kinh doanh cá nhân có nên vay vốn ngân hàng?

20/02/2023 MKT Ngan

Bí quyết vay vốn kinh doanh nhanh không thế chấp cho nhà bán hàng

14/04/2023 MKT Nhi

Đối chiếu công nợ là gì? Mách bạn cách đối chiếu công nợ đúng chuẩn

15/04/2023 MKT Thuy