Bật mí các công thức định giá doanh nghiệp chuẩn xác nhất

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu xác định giá trị của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Vậy công thức định giá doanh nghiệp được tính như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của Haravan để được giải đáp nhé!

1. Định giá doanh nghiệp là gì?

Công thức định giá doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp cần định giá ít nhất mỗi năm một lần

Định giá doanh nghiệp được hiểu đơn giản chính là việc xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp. Đây là một quá trình cần thực hiện hàng năm nhằm hướng tới các mục tiêu nhất định bằng cách sử dụng các công thức định giá doanh nghiệp phù hợp.

Cách định giá doanh nghiệp có thể bao gồm việc phân tích về giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp, ban lãnh đạo, cấu trúc vốn, triển vọng của dòng tiền ở tương lai,... Hoạt động định giá này thường được tiến hành khi có các nhà đầu tư quan tâm, doanh nghiệp muốn bán một phần hay toàn bộ hoạt động của mình hoặc muốn hợp nhất hay mua lại doanh nghiệp khác.

2. Lý do cần phải định giá doanh nghiệp?

Thông thường, khi doanh nghiệp chuẩn bị ngừng hoạt động và dự định bán thì lúc đó nó mới được định giá. Nhưng không cần phải tới thời điểm đó mà các doanh nghiệp cần định giá ít nhất mỗi năm một lần vì các lý do sau:

- Định giá doanh nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu chủ động trong những tình huống bất ngờ ập đến, nắm rõ về giá cả, đưa ra các quyết định nhanh hơn và giữ được các lợi ích thuộc về mình khi muốn bán doanh nghiệp.

- Dễ dành quyền lợi khi có quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp hay mời thêm cổ đông tham gia.

- Khi biết được giá trị doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn sẽ nhanh chóng tận dụng cơ hội buôn bán hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác.

- Khi đã biết giá trị của mình, bạn sẽ có tự tin và niềm tin hơn khi tìm nhà đầu tư hay đối tác.

- Sự uy tín của doanh nghiệp tỉ lệ thuận với giá trị của doanh nghiệp nên nếu định giá cao cũng dễ dàng vay tiền của ngân hàng.

Công thức định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là việc vô cùng cần thiết

3. Các công thức định giá doanh nghiệp ở Việt Nam chuẩn nhất

Công thức định giá doanh nghiệp theo chiết khấu dòng tiền

Đây là phương pháp khá hiệu quả và được sử dụng phổ biến, nhưng đòi hỏi nhiều chuyên môn và dữ liệu đầu vào.

Phương pháp tiến hành bằng cách đưa ra những dự đoán về dòng tiền trong tương lai sau đó chiết khấu về thời điểm hiện tại. Công thức sẽ được tính như sau:

DCF = CF1/(1+r)^1+ CF2/(1+r)^2+ …+ CFn/(1+r)^n

Trong đó:

  • DCF – Discounted cash flow: Giá trị của công ty hay còn gọi là dòng tiền đã được chiết khấu.

  • CF – Cash flow: Dòng tiền công ty có thể tạo ra trong các năm sắp tới (năm 1, năm 2,… năm n).

  • r – discount rate: Tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền trong doanh nghiệp

Công thức này thường áp dụng đối với các các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, tình hình tài chính tương đối tốt, tính thanh khoản cao, có khả năng thanh toán nợ cao và tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh bù đắp hết các loại chi phí.

Công thức định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp theo chiết khấu dòng tiền

Ưu điểm: Giúp đánh giá chuẩn về giá trị của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Đặc biệt rất phù hợp với các công ty có giá trị tiềm năng ở tương lai, các startup hoặc các công ty công nghệ không có nhiều tài sản cố định.

Nhược điểm:

  • Công thức định giá doanh nghiệp này khá khó, cần những người định giá có kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh và biết cách xử lý các mô hình tài chính phức tạp.

  • Cần dựa vào nhiều biến đầu vào và các giả định chủ quan của nhà phân tích, nhưng đối với các dự án mới thì việc xác định được các biến đó và đưa ra giả thiết hợp lý khá hạn chế. Do đó có thể sai sót hoặc bị áp đặt theo ý muốn chủ quan của người định giá.

  • Khả năng xảy ra sai số tương đối cao và các sự kiện trong tương lai khó có thể lường trước nhiều rủi ro nên khó đảm bảo kết quả chính xác cao.

Công thức định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản

Phương pháp này tính giá trị một doanh nghiệp sẽ bằng giá trị của tổng các loại tài sản riêng trên bảng cân đối kế toán trừ các khoản nợ phải trả. Còn giá trị của tài sản lại được đánh giá nhờ mức độ hiệu quả sử dụng và khai thác các tài sản đó.

Giá của vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả

Đây là công thức định giá doanh nghiệp truyền thống nên còn nhiều hạn chế, nhưng cũng phản ánh giá trị thực tế của doanh nghiệp tại một thời điểm. Đối tượng áp dụng thường là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công nghệ, tài chính,...có quy mô vừa và nhỏ, sở hữu lượng tài sản vừa phải.

Ưu điểm: Dễ dàng tính toán mà không đòi hỏi nhiều kĩ năng hay nguồn lực phức tạp vì thường đã có sẵn các số liệu về tài sản và nợ trên các báo cáo tài chính.

Nhược điểm:

  • Nếu có những trường hợp phát sinh các nghĩa vụ thuế sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó, giá trị được xác định trên bảng cân đối có thể sẽ cao hơn giá trị thực sự sử dụng.

  • Theo công thức định giá doanh nghiệp thường chỉ dùng để xác định giá trị hiện tại, chứ chưa tính đến khả năng có thể kết hợp các tài sản để gia tăng lợi nhuận lớn hơn trong tương lai cũng như khi chịu các vấn đề rủi ro phát sinh nếu có.

  • Để xác định giá trị thực tế của các tài sản hiện có thật không dễ. Vì doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố gồm chi phí, thuế phải trả, khả năng có thể thanh lý tài sản, giá trị của các tài sản vô hình như uy tín và thương hiệu,… Những yếu tố này thường được quyết định chủ quan theo suy nghĩ của người định giá.

Công thức định giá doanh nghiệp dựa trên tỷ số P/E

Phương pháp P/E định giá một doanh nghiệp dựa theo mối tương quan giữa giá trị cổ phiếu trên thị trường và mức lợi nhuận sau thuế của công ty. Để tìm ra giá trị phù hợp nhất, phương pháp này đã so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành trên thị trường.

P/E = Giá một cổ phiếu/ thu nhập trên một cổ phiếu

hoặc

P/E = Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường/ Tổng thu nhập ròng

Để áp dụng công thức này, các doanh nghiệp cần có cơ sở so sánh là các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc sàn UPCom.

Công thức định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp với công thức P/E

Ưu điểm:

  • Việc tính toán đơn giản và dễ dàng. Vì thường các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc giao dịch trên sàn UPcom đều được công bố số liệu đầy đủ và chuẩn mực về các chỉ số tài chính.

  • Đây là phương pháp định giá dựa trên so sánh với các đối thủ trực tiếp trong ngành. Nên ở mỗi thời điểm, giá trị của doanh nghiệp sẽ phản ánh thực tế được tình hình thị trường.

Nhược điểm:

  • Không phản ánh đầy đủ giá trị thực sự của một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, gia tăng lợi nhuận lớn ở tương lai.

  • Khả năng sai số do sự phản ánh giá không chính xác của thị trường được quyết định bởi cung và cầu.

  • Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp đã lên sàn, còn các công ty khởi nghiệp chưa lên sàn thì không thể.

4. Kết luận

Nhìn chung, tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn nên lựa chọn công thức định giá doanh nghiệp sao cho phù hợp. Mỗi phương pháp lại sở hữu những ưu và nhược điểm khác nhau nên bạn cần linh hoạt áp dụng để định giá công ty được chính xác nhất ở từng giai đoạn.

--------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Sao kê là gì

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Thông tin dễ hiểu, cụ thể nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp

08/05/2023 MKT Thuy

Thuế điện tử và thông tin chi tiết nhất về thuế điện tử

08/05/2023 MKT Thuy

Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới

09/05/2023 MKT Nguyệt