Thông tin dễ hiểu, cụ thể nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp

Việc tìm hiểu thông tin về phân tích tài chính doanh nghiệp là việc làm quan trọng trong kinh doanh. Nhưng phân tích tài chính doanh nghiệp gồm những gì, cụ thể các bước, các thao tác, các phương pháp ra sao và lý do của việc thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Theo dõi bài viết sau để hiểu về phân tích tài chính doanh nghiệp cụ thể, chi tiết bạn nhé!

1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp được hiểu là quá trình một cá nhân, hoặc một bộ phận, một tổ chức thực hiện xác định các điểm mạnh, điểm yếu, khả năng và tiềm lực tài chính của công ty, doanh nghiệp qua các tính toán, báo cáo, thống kê con số kinh doanh chi tiết, chính xác, cụ thể.

Phân tích tài chính sẽ được thiết lập dựa trên quan hệ và sự tác động qua lại giữa các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu tài chính này được quy định cụ thể trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của tháng, quý, năm và báo cáo tiền tệ, thu chi của doanh nghiệp,...

Có quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp thì người kinh doanh mới có thể đánh giá chính xác sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, người kinh doanh sẽ đưa ra dự báo về phương hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp. Báo cáo tài chính còn là nguồn thông tin quan trọng dành cho nhà đầu tư, ngân hàng khi quyết định tham gia bỏ vốn vào doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có vai trò quan trọng với cả nhà đầu tư (người tham gia đóng góp cổ phần), chủ doanh nghiệp và đặc biệt là các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.

  • Với nhà đầu tư vào doanh nghiệp:

Hiểu, nắm bắt về tình hình tài chính doanh nghiệp giúp nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định tham gia, góp vốn, nhìn nhận rủi ro của dự án, của công ty. Bởi, nếu không đưa ra, không nắm bắt những phân tích tài chính thì nhà đầu tư sẽ không biết tiền của mình đang được sử dụng cho mục đích gì. Từ đó, khả năng sinh lời kém và người kinh doanh sẽ đối mặt với rủi ro cao.

  • Với chủ doanh nghiệp:

Là người sở hữu doanh nghiệp, phân tích, báo cáo cụ thể, chi tiết về tài chính doanh nghiệp giúp họ ý thức được bản thân cần làm gì để tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh, khắc phục những yếu kém tài chính. Đặc biệt, tài chính doanh nghiệp sẽ phản ánh cụ thể hiệu quả hoạt động quản lý của chủ doanh nghiệp, giúp họ có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

  • Với tổ ngân hàng và tổ chức tín dụng:

Mọi doanh nghiệp đều cần đến hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp muốn xoay vòng vốn và nhận trợ giúp từ các tổ chức tài chính cần phải có báo cáo, phân tích tài chính doanh nghiệp cụ thể. Mục đích của báo cáo tài chính này nhằm giúp nhân hàng xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu khả năng kém thì các tổ chức tài chính sẽ hạn chế cho vay tiền và có những kiểm định nghiêm ngặt trước quyết định cho vay.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Vai trò quan trọng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp

3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu nào?

3.1 Khả năng chi trả, thanh toán theo các cấp độ

  • Thanh toán tổng quát:

Được hiểu là quan hệ giữa tiền nợ và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Nếu thương của tổng tài sản với nợ hiện có lớn hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển tốt. Trong trường hợp thương nhỏ hơn 1, cho thấy nợ nhiều hơn tổng tài sản hiện tại, chứng tỏ doanh nghiệp đang lao đao, vốn bị hụt, và có dấu hiệu phá sản.

  • Thanh toán hiện thời:

Là kết quả của việc phân tích thương số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thanh toán hiện thời phụ thuộc nhiều vào ngành hàng nên sẽ không có phân tích chung. Hệ số cao cho thấy doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào tài sản lưu động và sẵn tiền mặt. Ngược lại, hệ số thấp cho thấy doanh nghiệp đang tập trung nhiều vào sản xuất và có nhiều nợ.

  • Thanh toán nhanh:

Quá trình thanh toán nhanh phản ánh việc doanh nghiệp thanh toán khoản nợ ngắn hạn cho ngân hàng, cho tín dụng bằng cách chuyển đổi tài sản thành tiền mặt nhanh chóng. Doanh nghiệp không sử dụng tiền nhờ bán vật tư, hàng hóa mà sẽ dùng khoản tiền chuyển đổi.

  • Sử dụng tiền vay

Đây là hệ số thương phản ánh cách thức mà tiền vay đang hoạt động trong doanh nghiệp. Hệ số này cho người dùng biết tiền mà công ty vay được dùng như thế nào, đầu tư vào gì, lợi nhuận là bao nhiêu.

Từ thống kê này, doanh nghiệp sẽ biết cụ thể về số lãi vay, nguồn trả lãi của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên khả năng chi trả, thanh toán

3.2 Chỉ số hoạt động của công ty, doanh nghiệp

Chỉ số hoạt động là chỉ số so sánh doanh thu giữa vốn và tài sản thu về được biểu hiện qua:

  • Số vòng quay của hàng hóa tồn kho:

Được hiểu là tỷ lệ giữa giá vốn của hàng bán chia cho giá trị bình quân của số hàng tồn kho của tháng, quý. Tỉ lệ này phản ánh số lần mà hàng tồn kho xoay vòng, trong kỳ hạn. Chỉ số càng cao thì sẽ càng phản ánh sự phát triển đều đặn của hoạt động kinh doanh. Bởi, doanh nghiệp có khả năng xử lý hàng tồn hiệu quả, nhanh chóng.

  • Tỉ lệ giữa khoản phải thu và vòng quay của các khoản thu

Mục đích của chỉ số này là nhằm xác định tốc độ chuyển đổi giữa khoản phải thu trong quý thành tiền mặt diễn ra nhanh, hay chậm. Tỉ lệ này được xác định bằng cách lấy số tiền phải thu từ khách hàng chia cho doanh thu thuần của doanh nghiệp. Nếu vòng quay lớn sẽ cho thấy hoạt động tích cực của doanh nghiệp.

  • Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp

Vòng quay được tính dựa trên doanh thu thuần chia cho tài sản lưu động của doanh nghiệp. Kết quả tính ra lớn sẽ cho thấy hiệu quả quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tốt.

  • Hiệu suất của việc sử dụng vốn

Hiệu suất này được tính dựa trên doanh thu thuần của doanh nghiệp chia cho tổng giá bán, khấu hao, vốn.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính để hiểu về chỉ số hoạt động của công ty, doanh nghiệp

3.3 Chỉ số về khả năng sinh lời, lợi nhuận cụ thể

Một doanh nghiệp sẽ đánh giá được khả năng sinh lời này với các yếu tố gồm:

  • ROS - lợi nhuận ròng trên doanh thu: Chính là lợi nhuận thu về sau thuế từ việc bán một sản phẩm

  • ROS - lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời với từng đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra

  • ROE - lợi nhuận ròng dựa trên tổng vốn chủ sở hữu: Tỉ lệ này đánh giá hiệu quả bình quân số vốn bỏ ra, nhằm giúp người kinh doanh xác định một đồng vốn sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp

4. Phân loại các phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cơ bản

Có nhiều báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp. Phổ biến nhất phải kể đến ba loại báo cáo là phân tích ngắn hạn, phân tích theo chiều ngang và phân tích ngoại lực, nội lực.

4.1 Phân tích ngắn hạn

Báo cáo tài chính doanh nghiệp ngắn hạn sẽ được chú trọng vào tỉ số chỉ tiêu vốn lưu động, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn. Những đánh giá này cho biết khả năng thanh toán, trả nợ của doanh nghiệp trước khoản vay hiện thời.

Thông thường, phân tích tài chính ngắn hạn chỉ mang tính chất bổ sung, tham khảo trong tạm thời, trước mắt và dành cho khoản vay nhỏ. Để thông tin được chi tiết, cụ thể, phân tích dài hạn vẫn là chỉ số quan trọng.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động phân tích tài chính ngắn hạn

4.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp theo chiều ngang

Phân tích tài chính doanh nghiệp theo chiều ngang hướng tới mục đích đánh giá dài hạn sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, người quan tâm có thể biết về quá trình phát triển và đưa ra quyết định cho vay, đầu tư đúng đắn.

4.3 Phân tích ngoại lực, nội lực

Ngoại lực, nội lực trong doanh nghiệp là những yếu tố chỉ nội bộ doanh nghiệp biết đến. Yếu tố này được phân tích bởi bộ phận kế toán và bộ phận tài chính của doanh nghiệp.

Thông tin được trình bày, báo cáo trong phân tích nội lực, ngoại lực giúp chủ doanh nghiệp có phương hướng phát triển doanh nghiệp cụ thể, chính xác.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính theo hướng ngoại lực, nội lực

5. Các nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

5.1 Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính nhằm đánh giá khái quát, bao quát về tài sản cùng nợ hiện có của doanh nghiệp. Tỉ lệ trong phân tích cấu trúc cùng cân bằng tài chính sẽ giúp phát hiện việc sử dụng vốn, huy động vốn, đường lối kinh doanh, thế mạnh của doanh nghiệp.

5.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với lợi nhuận thu được và có quan hệ mật thiết với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Ngoài lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn được đo lường bằng thị phần sản phẩm trong từng thời kì. Hai yếu tố này cần được xem xét một cách khách quan, cụ thể trong vòng quay tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

5.3 Phân tích rủi ro của doanh nghiệp

Bản chất của kinh doanh sẽ luôn gắn liền với mạo hiểm. Chỉ khi người kinh doanh thấy được rủi ro thì mới có thể có những chuẩn bị cụ thể trong kế hoạch đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Rủi ro doanh nghiệp còn liên quan đến khía cạnh gồm rủi ro kinh doanh, rủi ro đầu tư, rủi ro phá sản.

5.4 Phân tích giá trị của doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng khả năng huy động vốn và sử dụng vốn. Sự thay đổi của hai yếu tố này dẫn đến những biến đổi trong tài chính doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp được định giá bằng hiệu quả kinh doanh và thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng qua nâng cao giá trị thương hiệu.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích giá trị của doanh nghiệp

6. Các thông tin cần trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tương đối phức tạp, đòi hỏi quy mô, thời gian và công sức. Một số nguồn thông tin được sử dựng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp gồm:

  • Bảng cân đối thu chi, thông tin của kế toán

  • Bảng báo cáo hiệu quả kinh doanh theo tháng, quý, năm

  • Bảng báo cáo lưu chuyển, sử dụng tiền tệ

  • Thuyết minh về báo cáo tài chính

Bên cạnh các loại báo cáo, bảng biểu thuộc về yếu tố chủ quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị về các thông tin khách quan để có cái nhìn và đo lường chính xác về hoạt động của doanh nghiệp với 3 nhóm thông tin quan trọng:

  • Nhóm liên quan đến tình hình kinh tế chung: Thông tin về suy thoái và tăng trưởng kinh tế, thông tin về thay đổi của lãi suất ngân hàng và kho bạc, thông tin về tình hình và tỷ lệ lạm phát, thông tin về chính sách kinh tế của Nhà nước và cơ quan thuế,...

  • Nhóm thông tin theo nhóm ngành: Thay đổi về mức độ và cơ cấu trong ngành, tình hình cạnh tranh và quy mô các doanh nghiệp, nhịp độ và xu hướng vận động chung của toàn ngành, nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh, mặt bằng chung và giá cả thị trường chung trong ngành, biến đổi và thay đổi về công nghệ,..Để hiểu rõ sự phát triển của một doanh nghiệp, cần đặt doanh nghiệp trong tương quan so sánh chung để không có cái nhìn thiển cận và sai lệch.

  • Nhóm thông tin về đặc điểm hoạt động riêng của doanh nghiệp: Nhà nghiên cứu cần xác định mục tiêu, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn; tình hình nhân sự; vấn đề quy mô doanh nghiệp; mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng; chính sách của doanh nghiệp; hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng,...

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Thông tin cần trong phân tích tài chính doanh nghiệp

7. Các kỹ thuật được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

7.1 Báo cáo tài chính so sánh

Kỹ thuật dựa trên phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này chính là nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều báo cáo tài chính. Từ đó, đưa ra chỉ số thay đổi của các vấn đề liên quan trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phản ánh biến chuyển trong tài sản doanh nghiệp.

Phân tích dựa trên so sánh sẽ giúp báo cáo mang tính tổng quát, chuyên sâu và phản ánh sát nhất tình hình doanh nghiệp.

Yêu cầu khi thực hiện báo cáo tài chính so sánh đó là đòi hỏi sự trung thực trong số liệu, cẩn thận trong tạo lập bảng biểu và đưa ra hệ giá trị phù hợp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được thực hiện qua báo cáo tài chính so sánh

7.2 Báo cáo thay đổi vốn lưu động

Phân tích vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp ý thức chính xác, nhanh chóng về tình hình phát triển. Nhìn vào ứng dụng của hiệu quả nguồn vốn, nhà đầu tư, ngân hàng sẽ thấy được bước chuyển mình của doanh nghiệp với đường hướng kinh doanh, tiềm năng kinh doanh.

7.3 Bảng cân đối kế toán theo dạng tỷ lệ

Kỹ thuật cân đối kế toán theo dạng tỷ lệ được thực hiện bằng cách lấy từng khoản mục chi tiết trong bảng cân đối kế toán chia cho tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp, hoặc tổng vốn của doanh nghiệp.

Mục đích của bảng cân đối kế toán theo tỷ lệ chính là nhằm xem xét, phân tích quan hệ giữa tài sản, nguồn với với tổng tài sản, tổng nguồn vốn hiện thời. Những con số sẽ góp phần phản ánh khách quan, trung thực thực trạng phát triển của doanh nghiệp.

7.4 Phân tích xu hướng với phân tích tỷ lệ

Để phân tích xu hướng kết hợp với phân tích tỷ lệ trong báo cáo tài chính đạt hiệu quả, người phân tích thực hiện phân tích ngang với các khoản mục trong từng giai đoạn. Sau đó, người phân tích tiến hành kết hợp với thao tác so sánh để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong hiện tại.

Bên cạnh việc xác định, tính toán riêng rẽ từng khoản mục, người dùng còn có thể phân tích theo nhóm khoản mục. Việc phân tích theo nhóm khoản mục cho người dùng cái nhìn tổng thể về sự phát triển của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được thực hiện qua phân tích xu hướng với phân tích tỷ lệ

8. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp

  • Tài chính doanh nghiệp thực hiện tôn trọng pháp luật

Mọi con số, thống kê được đưa ra trong báo cáo tài chính doanh nghiệp đều chấp hành các quy định pháp luật. Trong đó, doanh nghiệp phải đặc biệt chấp hành những yêu cầu về thuế, về bảo hiểm và các quy định liên quan.

  • Tài chính doanh nghiệp được tổ chức và quản lý theo kế hoạch cụ thể, rõ ràng

Các khâu trong tài chính doanh nghiệp luôn được lên kế hoạch, bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Điều chỉnh trong kế hoạch tài chính cần có văn bản, quy định, phân tích rõ ràng. Trong xoay vòng và cân đối nguồn vốn, kế hoạch cần được thiết lập với những tiêu chí cụ thể.

  • Tài chính doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả

Hoạt động hiệu quả trong phân tích tài chính doanh nghiệp là đưa ra thông tin chính xác, cụ thể về tình hình tài chính. Đồng thời, phản ánh trung thực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó, có đường hướng kinh doanh, mục tiêu tài chính trong ngắn hạn, dài hạn. Chỉ khi tài chính doanh nghiệp được phản ánh trung thực thì mục tiêu kinh doanh mới đạt hiệu quả.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp

9. Kết luận

Phân tích tài chính doanh nghiệp là kiến thức, thông tin căn bản dành cho bất kì đối tượng nào muốn tìm hiểu về hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin tài chính doanh nghiệp chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có cái nhìn bao quát, cụ thể về hoạt động tài chính của doanh nghiệp và đạt được mục tiêu kinh doanh của bản thân.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Sao kê là gì

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Thuế điện tử và thông tin chi tiết nhất về thuế điện tử

08/05/2023 MKT Thuy

Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới

09/05/2023 MKT Nguyệt

Ngân hàng ACB là ngân hàng gì? Có uy tín không?

14/05/2023 MKT Thuy