Trong hoạt động kinh doanh, doanh số luôn là chỉ số được các doanh nghiệp quan tâm nhất. Đây là tiêu chí thể hiện được tiềm lực tài chính cùng khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Vậy doanh số là gì? Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn các thông tin để giải đáp các vấn đề này. Cùng xem qua ngay nhé!
1. Doanh số bán hàng là gì? Sự khác biệt giữa doanh số và doanh thu
Doanh số bán hàng là tổng số tiền thu được của hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định gồm tiền đã thu về và tiền chưa thu như nợ, hàng ký gửi... Doanh số bán hàng được tính bằng công thức sau:
Doanh số bán hàng = Đơn giá * Sản lượng hàng hóa bán ra
Phân biệt doanh số và doanh thu qua những tiêu chí sau:
Tiêu chí | Doanh số | Doanh thu |
Cách xác định | Là số tiền doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ, ký hợp đồng... Số tiền này bao gồm cả các chi phí khác như khấu hao, thuế... | Doanh thu là gồm tất cả các lợi ích kinh tế được đưa ra trong kỳ kế toán. Số liệu này thường được đưa ra bằng cách lấy doanh số trừ đi các chi phí khác. |
Vai trò đối với doanh nghiệp | Thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp, minh chứng cho các chiến lược kinh doanh được đưa ra trong thời gian nhất định. | Là chỉ tiêu dùng để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp, hiệu quả làm việc của nhân viên sale, hiệu quả hoạt động của kế toán thu... |
2. Ý nghĩa của doanh số bán hàng là gì?
2.1 Biểu thị kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Số liệu của doanh số bán hàng thể hiện kết quả kinh doanh trong từng thời gian nhất định, giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả của hoạt động kinh doanh bán hàng đang diễn ra.
Đo lường hiệu suất bán hàng: Doanh số giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất bán hàng và khảo sát sự tăng trưởng của công ty theo thời gian. Nó cung cấp thông tin về số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán ra, giúp xác định mức độ thành công trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.
2.2 Giúp xây dựng mục tiêu cho kỳ tới
Xác định thị phần: Doanh số cũng giúp xác định thị phần của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Bằng cách so sánh doanh số với các đối thủ cạnh tranh, công ty có thể đánh giá được vị trí của mình và định hướng chiến lược để mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp sẽ dựa vào kết quả doanh số của kỳ này để đưa ra mục tiêu cho kỳ tiếp theo. Giúp các kế hoạch hàng tháng không gặp tình trạng không khả thi, khó thực hiện.
2.3 Chứng minh sự đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
Doanh số bán hàng cao là minh chứng cho việc sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
2.4 Thúc đẩy ý chí nhân viên
Nếu doanh số bán hàng nâng cao đồng thời tiền thưởng của nhân viên của được nhiều hơn, tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
3. Các cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả
Để tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp nên tham khảo những cách sau đây:
3.1 Tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng
Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng xuất hiện trên các kênh marketing, tiếp thị hay quảng cáo của doanh nghiệp sẽ giúp doanh số tăng nhanh. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách cơ bản như:
Thiết kế trang web bán hàng.
Đăng thông tin sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên các kênh mạng xã hội.
Thực hiện marketing với đối tượng khách hàng cũ, giới thiệu doanh nghiệp với khách hàng mới.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng là chiến lược tăng doanh số hiệu quả.
3.2 Cung cấp dịch vụ miễn phí
Chiến lược này thực hiện bằng cách cho khách hàng sử dụng những sản phẩm miễn phí hoặc dùng thử các sản phẩm trong thời gian ngắn. Khi khách hàng đã có trải nghiệm với sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đưa ra những tính năng hấp dẫn để kích thích người dùng sử dụng.
3.3 Tạo sự khan hiếm
Có nhiều cửa hàng đã áp dụng thành công cách này để thúc đẩy doanh số tăng nhanh. Chiến lược này tạo hiệu quả cao khi tác động đến tâm lý sợ bỏ lỡ của khách hàng. Khi người dùng biết sản phẩm/dịch vụ chỉ được bán trong thời gian và số lượng nhất định sẽ có động lực quyết tâm mua hàng, từ đó nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Lời nhắc nhở “Nhanh lên, chỉ còn một sản phẩm duy nhất” mang đến hiệu quả thúc giục quyết tâm mua hàng của người tiêu dùng.
3.4 Sử dụng hình thức chiết khấu, giảm giá
Đây là chiến lược marketing được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh với mục đích kích thích người tiêu dùng mua hàng, bằng việc doanh nghiệp sẽ tiến hành giảm giá niêm yết của sản phẩm với số phần trăm nhất định để thu hút khách hàng.
Giảm giá niêm yết sẽ thu hút khách hàng mua sản phẩm giúp doanh số tăng nhanh.
3.5 Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng
Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ mà khách hàng mua sản phẩm trên tổng số khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ này tăng cao thì doanh nghiệp sẽ có mức độ tăng trưởng lớn về doanh số. Để khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng thì doanh nghiệp cần đảm bảo các chính sách đi kèm như bảo hành tốt, miễn phí giao hàng, miễn phí lắp đặt... thu hút được người tiêu dùng.
3.6 Đa dạng các phương thức thanh toán
Khi doanh nghiệp cung cấp nhiều phương thức thanh toán sẽ giúp quá trình thanh toán của người tiêu dùng trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Điều này sẽ cho khách hàng trải nghiệm mua hàng tuyệt vời hơn, từ đó dẫn đến tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.
Các hình thức thanh toán đa dạng sẽ tạo sự hài lòng cho khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm từ đó sẽ lựa chọn mua sản phẩm ở lần tiếp theo.
3.7 Cung cấp đến khách hàng những dịch vụ thú vị
Việc áp dụng những dịch vụ đi kèm với bán hàng như tặng kèm sản phẩm, tặng voucher cho lần mua sau, miễn phí giao hàng... Chiến lược này sẽ thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm ở lần tiếp theo.
Một vài mã khuyến mãi sẽ kích thích khách hàng mua hàng trong những lần tiếp theo.
3.8 Thu thập feedback từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm
Các feedback từ khách hàng đã mua hàng sẽ là nguồn tin đáng tin cậy để khách hàng mới tham khảo. Vậy nên cần thu thập được những phản hồi thực tế từ khách hàng để người dùng mới có thêm niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp.
3.9 Thiết lập Chatbot để tư vấn cho khách hàng 24/7
Để đáp ứng nhu cầu mua hàng online ngày càng tăng cao của khách hàng, việc thiết lập chatbot để nhanh chóng trả lời câu hỏi thường gặp của người tiêu dùng kể cả ngoài giờ hành chính sẽ cải thiện được trải nghiệm mua hàng của người dùng, từ đó tăng khả năng sản phẩm của khách hàng.
>> Không thể bỏ qua: 9 tips xây dựng kịch bản Chatbot Marketing mang lại hiệu quả
Sử dụng chatbot để trả lời nhanh chóng các thắc mắc của người tiêu dùng sẽ giúp doanh số kinh doanh tăng nhanh.
3.10 Trang bị phần mềm quản lý bán hàng đa kênh
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh đang là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh trong thời đại 4.0 hiện nay. Các phần mềm giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát mọi thứ như tình trạng tồn kho, thông tin khách hàng, trạng thái đơn hàng, doanh số định kỳ,...
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
Gia tăng doanh số: Việc để sản phẩm của doanh nghiệp được bày bán trên nhiều nền tảng thương mại điện tử sẽ tạo cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Từ đó, thúc đẩy được lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra tăng lên một cách đáng kể.
Gia tăng phạm vi tiếp cận: Thay vì sản phẩm bán ra chỉ giới hạn ở phạm vi một kênh bán hàng, việc sản phẩm được xuất hiện ở nhiều kênh bán hàng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Sử dụng công cụ này, doanh nghiệp sẽ có thể tăng khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường nhờ vào lợi ích giữ chân, thu hút khách hàng và đặc biệt cảnh báo người dùng tránh khỏi những nhãn hiệu kém chất lượng trên thị trường.
Một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh uy tín sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan được hơn 50.000 doanh nghiệp kinh doanh tin dùng.
>> Tham khảo ngay: TOP 10 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay
4. Kết luận
Cuối cùng, sau khi nắm rõ các thông tin về doanh số bán hàng và cách tăng doanh số hiệu quả ở trên, bạn có thể hiểu và đưa ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, có thể thấy yếu tố quan trọng để doanh số tăng nhanh trong thời đại 4.0 hiện nay là quản lý vững chắc các hoạt động kinh doanh. Một phần mềm quản lý đa kênh sẽ hỗ trợ tối đa vấn đề kiểm soát số liệu của doanh nghiệp, liên kết tất cả các kênh bán hàng, mang lại hiệu quả về doanh số rõ rệt. Do đó, hãy cân nhắc về việc trang bị phần mềm quản lý bán hàng đa kênh cho để đạt được doanh số như mong muốn.
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh từ đó tăng doanh số hiệu quả.
Haravan Omnichannel là nền tảng quản lý bán hàng đáp ứng được mọi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Với chi phí hợp lý giúp doanh nghiệp kinh doanh đa kênh hiệu quả:
Đồng bộ các kênh bán hàng tại 1 nền tảng nhanh chóng, từ mạng xã hội đến sàn thương mại điện tử.
Kiểm soát tồn kho hiệu quả.
Có báo cáo chi tiết về doanh thu, đơn hàng, tồn kho, chi phí, lợi nhuận… giúp bạn dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh.
Tích hợp Chatbot tiện lợi, dễ dàng kết nối với điện thoại nên có thể tư vấn khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Tiếp nhận và xử lý đơn hàng một cách tự động.
Thanh toán dễ dàng với 12 cổng thanh toán phổ biến.
Kết nối với hơn 15 đối tác vận chuyển.
Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng nên giúp xây dựng chương trình khuyến mãi, tăng chuyển đổi đơn hàng tốt hơn, tăng doanh thu.
Haravan Omnichannel có thể đồng bộ nhanh chóng các kênh bán hàng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đăng ký và trải nghiệm miễn phí dịch vụ tiện ích của Haravan trong vòng 14 ngày:
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: