Trong kinh doanh, thuật ngữ FMCG đã không còn xa lạ. Những tên tuổi như Unilever, Pepsico, Samsung, Coca Cola,...là những thương hiệu FMCG nổi tiếng. Vậy FMCG là gì, ngành hàng này có gì để thu hút cá nhân, tổ chức? Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!
1. FMCG là gì?
Danh sách các doanh nghiệp hàng đầu trong FMCG
FMCG là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods, có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG là ngành hàng bao gồm tất cả các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống như gia dụng, thực phẩm chức năng, thực phẩm, hàng vệ sinh cá nhân,...Hiện nay, các hàng hóa thuộc hàng văn phòng phẩm, dược liệu, đồ điện tử cũng được xếp vào hàng tiêu dùng nhanh - FMCG. Các sản phẩm thuộc ngành hành này đều có khả năng tiêu thụ lớn và thu hút phần đông người tiêu dùng.
Sản phẩm thuộc hệ thống FMCG rất đa dạng và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu.
2. Ngành FMCG được hiểu như thế nào?
2.1 Đặc điểm chung của ngành FMCG
Nói về ngành FMCG, phải kể đến các đặc điểm như:
- Là mặt hàng thiết yếu, giá thành phải chăng
FMCG gồm các mặt hàng tiêu dùng và thiết yếu với cuộc sống. Do đó, các sản phẩm này đều phù hợp với phần lớn khả năng kinh tế của người dân. Các sản phẩm này còn được đóng gói với khối lượng lớn và được mua với số lượng lớn.
- Khối lượng hàng hóa được bán ra với số lượng lớn, lợi nhuận trên sản phẩm không cao
Đặc điểm của ngành hàng FMCG không cao mà ngược lại, rất nhỏ. Bởi, nhà sản xuất tập trung hướng đến số lượng bán ra, bán càng nhiều hàng càng tốt. Vì người tiêu dùng cần và mong muốn sử dụng sản phẩm nên số lượng tiêu thụ của sản phẩm FMCG trong ngày là rất lớn. Nhờ thế, lợi nhuận của sản phẩm rất cao khi tính trên toàn diện.
- Mạng lưới phân phối rộng khắp
Hàng FMCG được mua nhiều nên để đảm bảo thuận tiện cho hoạt động mua hàng của khách, hàng hóa cần được nhập thường xuyên, liên tục. Các công ty sản xuất sẽ không trực tiếp bán hàng cho người dùng mà thông qua các cửa hàng buôn bán. Hàng hóa được vận chuyển từ nhà sản xuất, công ty, doanh nghiệp đến nhà bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Nhờ vậy, hàng hóa luôn được vận chuyển và có sẵn trong các cửa hàng, các chợ kinh doanh,...
Dù các mặt hàng đa dạng, phong phú nhưng tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Các ngành hàng, nhãn hàng đa dạng về chủng loại.
Do là mặt hàng thiết yếu nên giá cả, công dụng giữa các sản phẩm không có sự khác biệt. Và các nhãn hàng tập trung vào sự phổ biến, nổi tiếng, giá trị của thương hiệu.
Đặc điểm chung của ngành hàng FMCG
2.2 Đối tượng khách hàng của FMCG
Hàng FMCG cần với bất kì khách hàng nào. Do đó, tệp khách hàng của ngành hàng tiêu dùng nhanh rất đa dạng.
Nhưng nếu muốn đạt được hiệu quả bán hàng, người kinh doanh cần quan tâm nhiều đến các vấn đề thu nhập chung của khu vực, độ tuổi, giới tính người dùng,...Càng chú ý quan sát insight khách hàng, bạn sẽ đạt được hiệu quả lớn trong kinh doanh FMCG.
Đối tượng khách hàng trong FMCG
2.3 Tiêu chí phân loại ngành hàng FMCG
Hàng tiêu dùng nhanh FMCG đa dạng, phong phú. Dựa vào cấu trúc ngành hàng, FMCG được chia làm hai loại:
- Ngành hàng tiêu dùng “nhanh”
Hàng tiêu dùng nhanh ở đây gồm các sản phẩm đồ ăn (sữa, các sản phẩm từ sữa; đồ uống; thực phẩm đã qua chế biến; trái cây; thực phẩm đông lạnh,..; ngoài ra, còn có các sản phẩm khác gồm sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá, chất tẩy rửa,...
- Ngành hàng tiêu dùng “chậm”
Đặc trưng của các sản phẩm tiêu dùng này đó là được sử dụng một lần, có tính lâu dài, vòng đời lâu. Đó là ô tô, xe máy - những phương tiện giao thông; hàng may mặc; đồ điện tử; đồ gia dụng,...
Tuy nhiên, một số đồ công nghệ hiện nay liên tục được cập nhật và không ngừng được đổi mới. Do đó, các sản phẩm như tai nghe, điện thoại trong nhiều trường hợp đã được liệt kê vào danh sách hàng tiêu dùng nhanh thay vì hàng tiêu dùng chậm.
Tiêu chí phân loại ngành hàng FMCG
3. Cơ hội làm việc trong ngành hàng tiêu dùng nhanh - FMCG
3.1 Kỹ năng cần có để làm việc trong ngành hàng tiêu dùng nhanh
FMCG không hướng đến một tệp khách hàng quá cụ thể. Do đó, bạn cần là một người giao tiếp với khách hàng khéo léo để kết nối ở mọi lứa tuổi, ngành nghề trình độ văn hóa,...
Bên cạnh khách hàng, người kinh doanh FMCG còn cần kết nối thân thiết với nhà phân phối, với các chủ cửa hàng trong khu vực để có thể tiếp cận, thay đổi thông tin hàng hóa.
Nhiều người cho rằng với ngành hàng FMCG thì chỉ cần bán hàng và giao tiếp. Tuy vậy, thực tế, kỹ năng thuyết phục khách hàng lại được xem là kỹ năng bán hàng “đỉnh cao” giúp chinh phục mọi khách hàng.
Việc sử dụng kỹ năng thuyết phục một cách thành thục giúp bạn ghi điểm và mang về những lợi nhuận lớn nhất giúp cho doanh nghiệp của mình.
- Kỹ năng sắp xếp và tổ chức
Sắp xếp và tổ chức không chỉ giúp bạn giao hàng nhanh chóng mà còn hơn thế. Trong thời gian ngắn, nếu bạn có được sự phân chia hàng hóa hợp lý, quy trình bán hàng sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đơn giản hơn.
Sự khoa học trong việc sắp xếp sẽ giúp bạn ghi điểm với khách hàng.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh
Các vấn đề có thể liên tục phát sinh trong quá trình làm việc. Và không có cách nào khác ngoài việc bạn cần phải giải quyết các vấn đề đó trong thời gian ngắn nhất, nhanh nhất.
Chỉ khi các vấn đề được giải quyết trơn tru, bạn mới tạo được niềm tin với khách hàng. Đó chính là chìa khóa mang lại niềm tin và sự thu hút khách hàng.
Kỹ năng cần trong ngành hàng FMCG
3.2 Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG
Làm việc liên quan đến ngành FMCG, bên cạnh việc trở thành một người chủ, một người chuyên phụ trách về vấn đề của doanh nghiệp do bản thân đứng tên. Bạn cũng có thể đảm đương những đầu việc quan trọng khác. Trong đó, phải kể đến:
- Quản lý phụ trách các vấn về bán hàng, nhập hàng
- Quản lý bộ phận sale, chăm sóc khách hàng
- Quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp
- Chuyên viên marketing phụ trách vấn đề về content marketing, insight khách hàng
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành hàng FMCG
4. Phân biệt FMCG và các loại ngành khác
4.1 Sự khác biệt giữa FMCG và CPG
FMCG chỉ hàng tiêu dùng nhanh. Trong khi đó, CPG muốn nói đến một bộ phận nhỏ của ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đó là ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
Công nghệ 4.0 đã chi phối nhiều đến sự vận động của ngành hàng CPG. Từ đó, buộc các doanh nghiệp CPG phải không ngừng cải tiến không chỉ trong chất lượng mà còn cả trong mẫu mã sản phẩm.
Sự khác biệt giữa FMCG và CPG
4.2 Sự khác biệt giữa FMCG và Retail
FMCG là ngành hàng tiêu dùng nhanh, chỉ một khách khái quát về sản phẩm bán ra. Còn Retail đề cập đến người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, điểm khác biệt của FMCG và Retail chính là khách hàng mục tiêu. FMCG sẽ quan tâm đến những công ty, cửa hàng, cá nhân bán sản phẩm cho Retail. Retail là một phần trong khâu cuối của FMCG và người dùng cần có sự phân biệt rõ ràng các khái niệm trong cung ứng hàng hóa.
Phân biệt FMCG và Retail
5. Kết luận
Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thể tự giải đáp những thắc mắc, vấn đề về FMCG. Đặc biệt, từ đó, có những phân biệt rõ ràng về các vấn đề liên quan trong FMCG. Hiểu rõ về thuật ngữ này không chỉ góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp trong kinh doanh mà còn góp phần phản ánh thái độ cầu thị và tinh thần nỗ lực trong công việc của bạn.
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: