Tổng quan IMC là gì? Cách xây dựng truyền thông marketing tích hợp

Vai trò của truyền thông marketing tích hợp IMC là gì? Loại hình truyền thông này mang lại những hiệu quả gì cho doanh nghiệp mà được rất nhiều người sử dụng. Cùng xem qua bài viết này để giải đáp những thắc mắc trên và học cách xây dựng chiến lược truyền thông tiếp thị tích hợp nhé!

1. IMC là gì?

tongquanimc_HRV

Tìm hiểu về truyền thông Marketing tích hợp IMC là gì

IMC là viết tắt của cụm từ Integrated Marketing Communication, tiếng Việt nghĩa là Truyền thông Marketing tích hợp. Nếu chưa biết IMC là gì thì bạn có thể hiểu đây là sự phối hợp những hoạt động truyền thông nhằm mang đến thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng một cách rõ ràng.

Theo Philip Kotler - “Truyền thông tích hợp là một cách nhìn vào toàn bộ quá trình tiếp thị từ góc nhìn của khách hàng.”

Bên cạnh đó, định nghĩa theo Hiệp hội các nhà quảng cáo Mỹ thì IMC là khái niệm về sự hoạch định truyền thông nhằm mục đích gia tăng giá trị và đánh giá vai trò của các thành phần trong truyền thông như PR, khuyến mãi, quảng cáo, bán hàng, marketing trực tiếp,...Phối hợp các thành phần này sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp

2. Vai trò của Integrated Marketing Communication là gì?

tongquanimc_HRV

IMC giúp truyền tải thông điệp tới khách hàng

Thông qua hoạt động xây dựng truyền thông marketing tích hợp IMC, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng hiểu được thông điệp một cách rõ ràng và ấn tượng nhất.

Đối với các marketer, vai trò của integrated marketing communication là giúp đảm bảo sự thống nhất giữa các phòng ban về cách nhận diện thương hiệu, các thông điệp truyền tải cụ thể. Tránh trường hợp các phòng ban không có sự thống nhất, liên kết chặt chẽ.

Một số vai trò của Integrated Marketing Communication có thể kể đến như:

  • IMC giúp truyền tải thông điệp rõ ràng, nhất quán, giúp khách hàng luôn có ấn tượng với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các yếu tố màu sắc, logo, nội dung, phong cách…
  • IMC giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu để tập trung phát triển thương hiệu, đạt được kết quả tốt nhất.
  • IMC còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, vượt bậc so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

3. Ưu nhược của truyền thông marketing tích hợp

3.1 Ưu điểm của truyền thông tích hợp (IMC)

tongquanimc_HRV

IMC mang lại khá nhiều ưu điểm

3.1.1 Nội dung truyền thông xuất hiện ở mọi nơi

Truyền thông tích hợp các công cụ và nội dung để truyền tải thông điệp tới khách hàng và sẽ phủ sóng ở đa số các kênh quảng cáo mà bạn mong muốn. Vì tần suất xuất hiện rất lớn nên người tiêu dùng sẽ có ấn tượng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

3.1.2 Hiệu quả truyền thông cao với chi phí thấp

Hiểu được truyền thông marketing tích hợp là gì sẽ giúp doanh nghiệp biết cách vận dụng và đạt được hiệu quả khá cao, tuy nhiên chi phí bỏ ra lại không quá lớn. Vì doanh nghiệp có thể tận dụng các nguồn lực có sẵn để tối ưu chi phí, đo lường và đánh giá hiệu quả của các kênh quảng cáo.

3.1.3 Cải thiện nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu

Mỗi sản phẩm hay dịch vụ đưa đến tay khách hàng đều có một ý nghĩa riêng. Giúp khách hàng nhận thức đúng đắn về sản phẩm và thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển lâu dài. Và truyền thông tích hợp là cách giúp doanh nghiệp hướng gần hơn tới mục tiêu này.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tìm hiểu về tâm lý khách hàng, từ đó dễ dàng đưa ra chiến lược thực hiện truyền tải thông điệp tới họ.

3.1.4 Xây dựng mối quan hệ thiện chí với khách hàng

Mục tiêu cốt lõi của IMC là thực hiện các phương thức truyền thông dựa trên góc nhìn của người tiêu dùng. Vì thế, những chiến dịch IMC này đều có mục tiêu xây dựng và duy trì mối quan hệ thiện chí với khách hàng

3.1.5 Tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng

Gửi gắm các thông điệp qua phương thức truyền thông marketing tích hợp một cách xuyên suốt và lặp lại với tần suất nhiều lần sẽ giúp ghi lại trong tâm trí khách hàng tốt hơn. Sau khi trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ sẽ làm họ hài lòng và trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.

3.2 Nhược điểm của truyền thông tích hợp (IMC)

tongquanimc_HRV

Bên cạnh đó cũng có các nhược điểm

3.2.1 Truyền thông quá nhiều dẫn đến sự quá tải và nhàm chán

Bên cạnh việc truyền thông tích hợp giúp tiếp cận nhiều khách hàng và tạo ấn tượng tốt đến họ, thì việc lặp đi lặp lại một chiến dịch quảng cáo sẽ có thể gây khó chịu với người tiêu dùng nếu tần suất xuất hiện quá nhiều. Để tránh điều này xảy ra, doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch và đo lường chiến dịch IMC để có tác dụng tốt nhất.

3.2.2 Bất đồng giữa các bộ phận khi thực hiện IMC

Các phòng ban khi phối hợp với nhau thực hiện chiến dịch IMC sẽ thường gặp khá nhiều vấn đề phát sinh gây ra bất đồng quan điểm. Vì thế, việc dành thời gian để cùng nhau đưa ra phương án và giải quyết các vấn đề là điều nên làm trong mỗi chiến dịch.

3.2.3 Khó khăn khi đo lường ROI

Chỉ số ROI - Return on Investment, đây là chỉ số của lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã chi trả. Doanh nghiệp dựa trên chỉ số ROI để xác định độ hiệu quả của việc sử dụng vốn trong chiến dịch marketing tích hợp. Nếu không chú ý đo lường các chỉ số này sẽ dẫn đến các vấn đề khó khăn trong việc xác định bước tiếp theo của chiến dịch.

3.2.4 IMC không dành cho mọi doanh nghiệp

Truyền thông marketing tích hợp có thể được xem là một phương thức rất hiệu quả, tuy nhiên IMC lại không phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do các yếu tố về nguồn lực và chi phí chi trả cho các hoạt động IMC.

Vì thế, trước khi thực hiện một chiến dịch truyền thông tích hợp, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ IMC là gì, sau đó mới đến các yếu tố như tình hình tài chính, điểm thuận lợi và điểm bất lợi nếu sử dụng IMC.

3.3 Các công cụ truyền thông marketing tích hợp

tongquanimc_HRV

Sử dụng các công cụ truyền thông tích hợp IMC

3.3.1 Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Marketing trực tiếp là hoạt động tận dụng các công cụ truyền thông tích hợp IMC để quảng bá trực tiếp sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng. Công cụ này được sử dụng nhằm mục đích tăng doanh số và đạt được chuyển đổi trong thời gian ngắn. Một số hình thức marketing trực tiếp có thể kể đến như Email Marketing, Telesales, bán hàng trực tiếp…

3.3.2 Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo có thể mang đến sự gần gũi với người tiêu dùng và thuyết phục họ bằng những video, hình ảnh, âm thanh sống động, bắt mắt. Phương thức truyền thông này khá phổ biến trong các công cụ IMC, tuy nhiên lại không phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ vì yêu cầu nguồn lực, chi phí cao.

3.3.3 Khuyến mãi (Sales Promotion)

Khuyến mãi giúp hoạt động buôn bán được thúc đẩy nhanh hơn vì kích thích tiêu dùng của khách hàng. Có 2 loại khuyến mãi đó là:

  • Khuyến mãi định hướng theo thương mại:

Đây là loại khuyến mãi hướng tới các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà phân phối,.. Thông qua các đối tượng này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Bạn có thể tham khảo các hình thức khuyến mãi thương mại như: ưu đãi giảm giá, triển lãm thương mại, cuộc thi bán hàng,....

  • Khuyến mãi định hướng theo người tiêu dùng:

Hình thức khuyến mãi này hướng tới khách hàng là người tiêu dùng. Doanh nghiệp khi sử dụng loại hình khuyến mãi này sẽ có các chương trình như giảm giá, mã ưu đãi, thử hàng miễn phí,...

3.3.4 Quan hệ công chúng (Public Relation)

Quan hệ công chúng (Public Relation) hay PR là phương thức truyền thông mang lại hiệu quả cao và được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mục tiêu chính của hình thức này là nâng cao hiểu biết và nhận thức về thương hiệu đối với người tiêu dùng. Tận dụng PR có thể mang lại các lợi ích tích cực đối với khách hàng. Các chương trình của PR như tài trợ sự kiện, họp báo, từ thiện, hoạt động cộng đồng,...

3.3.5 Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Bán hàng cá nhân là việc bán hàng trực tiếp có sự tham gia của người mua và người bán. Người bán hàng sẽ thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của họ. Hình thức này sẽ giúp người bán nhận biết được phản ứng của người dùng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để xác định được đúng tệp khách hàng tiềm năng cho mình. Một số hoạt động có thể kể đến như: bán hàng tại quầy, bán hàng trên website hay bán hàng qua điện thoại,...

4. Cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing tích hợp IMC

tongquanimc_HRV

6 bước để xây dựng chiến lược truyền thông IMC

4.1 Xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch

Điều quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược truyền thông marketing tích hợp IMC đó là xác định mục tiêu rõ ràng. Xác định được điều này sẽ giúp đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch một cách nhanh nhất để cải thiện các vấn đề gặp phải.

4.2 Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Bước tiếp theo chính là xác định chân dung khách hàng mục tiêu. Có thể dựa trên các yếu tố như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi, thói quen tiêu dùng,... Và 2 nguyên tắc cần biết khi xác định chân dung khách hàng đó là:

  • Nghiên cứu dựa trên lý thuyết: Thông qua các số liệu thu thập được để thống kê và nghiên cứu đưa ra các chỉ số cụ thể, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tìm ra được nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Nghiên cứu dựa trên thực tiễn: Dựa trên các thông tin có được từ việc tìm hiểu thị trường, từ nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng.

4.3 Xác định Insight khách hàng

Insight của khách hàng là nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu dùng trong một hoàn cảnh cụ thể. Vì thế hãy xác định insight của người tiêu dùng để từ đó triển khai các hoạt động truyền thông hiệu quả hơn. Đưa ra các thông điệp đánh trúng vào tâm lý của khách hàng, có tính truyền tải cao, gần gũi với họ.

4.4 Ý tưởng cốt lõi

Đưa ra một big idea tốt sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch truyền thông tích hợp một cách dễ dàng hơn. Hãy cố gắng lựa chọn big idea phù hợp với insight khách hàng và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

4.5 Triển khai kế hoạch truyền thông IMC

Sau khi đã thực hiện xong các bước trên, từ xác định mục tiêu, chân dung khách hàng tiềm năng, đưa ra big idea của IMC plan là gì, tiếp đến hãy triển khai kế hoạch truyền thông tiếp thị tích hợp. Các yếu tố chi tiết của bản kế hoạch đó là: thời gian thực hiện chiến lược, ngân sách, nhân sự,...

4.6 Đánh giá hiệu quả truyền thông

Sau khi chiến lược truyền thông được thực hiện hãy tổng kết và đánh giá hiệu quả của nó để xác định những gì đã đạt được và chưa đạt được. Rút ra các bài học, các vấn đề phát sinh và cải thiện kịp thời.

5. Tổng kết

Trên đây là những giải đáp về truyền thông marketing tích hợp, nhằm giúp các bạn hiểu rõ IMC là gì và các cách xây dựng xây dựng truyền thông marketing tích hợp imc mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về vấn đề này.

---------------------------------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Tổng quan chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

06/12/2022 MKT Ha

Cách trưng bày sản phẩm ấn tượng tại cửa hàng dễ thu hút khách hàng

12/12/2022 MKT Nhi

SLA là gì? Cách triển khai mô hình quản lý SLA để doanh nghiệp?

12/12/2022 MKT Nhi