Một trong những yếu tố quan trọng đã và đang giúp nhiều doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình ra ngoài thế giới là chiến lược kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, việc thâm nhập vào một thị trường mới luôn đi kèm với nhiều khó khăn và thách thức, doanh nghiệp không thể ứng dụng toàn bộ những gì đã làm ở thị trường cũ để đòi hỏi sự thành công tương tự. Hãy cùng Haravan tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh quốc tế qua bài viết sau để hiểu hơn về điều đó.
1. Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
Chiến lược kinh doanh quốc tế giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu
Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì? Hiểu một cách đơn giản, chiến lược kinh doanh quốc tế (International Business Strategy) là sự tập hợp một cách thống nhất giữa các mục tiêu, chính sách, phương án, kế hoạch, biện pháp tốt nhất nhằm đạt được một thứ hạng dài hạn dưới tác động của môi trường kinh doanh toàn thế giới.
Khi áp dụng các chiến lược kinh doanh toàn cầu, doanh nghiệp sẽ cùng lúc kinh doanh ở nhiều môi trường khác nhau, tức là cả trong nước lẫn nước ngoài. Mục đích chính là để thúc đẩy quá trình chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, ý tưởng của mình để giành thị phần ở những nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản xứ đang bị thiếu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Các chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh, bao gồm: quá trình hoạch định mục tiêu, các chính sách, các biện pháp lớn được sử dụng để đạt được mục tiêu đó.
Ngoài ra, việc quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế còn được coi là một phần vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, bởi nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp cần đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế.
2. Vai trò của các chiến lược kinh doanh quốc tế với doanh nghiệp
Vai trò của các chiến lược kinh doanh quốc tế với doanh nghiệp
Trong xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa, có rất nhiều các doanh nghiệp công ty đang đua nhau sang các thị trường quốc tế, mở rộng thị phần của mình ở những thị trường quốc tế chứ không giới hạn trong đường biên giới quốc gia. Cũng chính vì vậy mà vai trò của các chiến lược kinh doanh quốc tế ngày càng được khẳng định một cách mạnh mẽ.
Để có thể xây dựng được nền móng, tạo bước đà để doanh nghiệp đi đúng hướng ngay từ đầu và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn tài chính, nhân lực cũng như thương hiệu, thì nhà quản trị cần phải nắm rõ được các vai trò và lợi ích của chiến lược kinh doanh toàn cầu. Cụ thể:
- Chỉ rõ những lợi thế và bất lợi mà doanh nghiệp sẽ phải định hình khi bắt đầu triển khai.
- Giúp xác định xác định công ty cạnh tranh trên các thị trường quốc tế mà doanh nghiệp mình đang cạnh tranh.
- Giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực để khai thác tốt các cơ hội kinh doanh.
- Giúp phối hợp các bộ phận cùng các phòng ban để đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất.
- Tối thiểu hóa các mối đe dọa và các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Hướng doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo và đầu tư vào những ngành phù hợp nhất.
- Giúp doanh nghiệp định vị và cải thiện thứ hạng thương hiệu của mình.
- Khai thác các lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường quốc tế.
3. Các yếu tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh quốc tế
Các yếu tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh quốc tế
Do có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp nên việc phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế luôn được làm một cách kỹ lưỡng. Đặc biệt là các yếu tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh quốc tế luôn cần phải nắm chắc ngay từ đầu. Bởi những yếu tố này không những quyết định đến việc xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế ra sao, mà còn ảnh hưởng đến quá trình triển khai sau này.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp gặp thất bại ngay từ đầu khi chỉ vừa mới triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế do chưa xác định và xây dựng hiệu quả các yếu tố quan trọng này. Theo đó, bất kỳ một chiến lược kinh doanh toàn cầu nào cũng sẽ được cấu thành từ 5 yếu tố thiết yếu sau:
- Mục tiêu chiến lược
- Phạm vi chiến lược
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Các hoạt động chiến lược
- Năng lực cốt lõi
4. 4 chiến lược kinh doanh toàn cầu điển hình
4.1 Chiến lược quốc tế (International strategy)
Chiến lược quốc tế (International strategy)
Cơ hội để một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quốc tế là khi các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chỉ ra được một sự thiếu sót về nguồn cung ứng ở một thị trường quốc tế, hay ít nhất là ở đó những kỹ năng sản xuất và tạo ra sản phẩm này còn yếu kém.
Các doanh nghiệp thường theo đuổi các chiến lược kinh doanh quốc tế bằng cách xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, khai thác hiệu quả các năng lực cốt lõi của mình tại các thị trường nước ngoài, nơi mà các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó không có hoặc có nhưng năng lực yếu. Các chiến lược quốc tế tạo ra giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp bằng cách chuyển các kỹ năng giá trị và các sản phẩm đến các thị trường quốc tế, nơi mà dường như khách hàng còn quá lạ lẫm với sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng chính là chiến lược mà các doanh nghiệp lựa chọn ban đầu trước khi thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các chiến lược kinh doanh quốc tế này chỉ thực sự có ý nghĩa khi những nhà kinh doanh bản địa chưa thực sự mạnh, hay các yếu tố về cắt giảm chi phí và các chính sách địa phương không là tác động lớn đối với doanh nghiệp của bạn.
Các doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung chức năng nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm ở trong nước, sau đó thiết lập hệ thống phân phối và tiếp thị ở quốc gia mà doanh nghiệp kinh doanh. Khi thực hiện chiến lược quốc tế, trụ sở chính của hãng đóng vai trò trung tâm, từ trụ sở chính các chính sách được hoạch định một chiều tới tất cả các thị trường trên toàn cầu.
Chiến lược quốc tế trở nên rất phù hợp đối với một số hãng thời trang cao cấp, chẳng hạn như Louis Vuitton. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm của hãng này lại đang gặp phải một thách thức lớn là hàng giả, hàng nhái từ nhiều quốc gia khác. Vì vậy, thương hiệu này cũng đã phải thay đổi các chiến lược khác để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường.
Tương tự, đối với một số doanh nghiệp khác, ban đầu họ thực hiện chiến lược quốc tế, sau đó cũng phải thay đổi chiến lược để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của từng thị trường khi môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Đặc biệt, khi sức ép buộc phải thay đổi sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu của thị trường tăng lên, thì các doanh nghiệp thực hiện chiến lược này sẽ dễ gặp thách thức và bị thua thiệt hơn so với các doanh nghiệp linh hoạt trong việc điều chỉnh thích nghi sao cho phù hợp với điều kiện địa phương.
4.2 Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)
Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)
Chiến lược đa quốc gia là chiến lược mà các doanh nghiệp cần thực hiện một chiến lược riêng biệt cho mỗi quốc gia, nơi mà doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình. Đây là chiến lược điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp trên thị trường từng quốc gia để thỏa mãn sở thích của các quốc gia đó (Chiến lược đa nội địa).
Để thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp thường thành lập các công ty con độc lập, hoặc các liên doanh ở các thị trường khác nhau. Thông thường, các công ty con hay liên doanh này sẽ thực hiện cả công đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất và marketing sản phẩm tại thị trường địa phương. Chiến lược này sẽ đạt được hiệu quả nếu nhu cầu ở thị trường đó thực sự cao và doanh nghiệp của bạn không gặp phải các vấn đề về cắt giảm chi phí.
Với những công ty con thực hiện chiến lược đa quốc gia cho phép doanh nghiệp tối thiểu hóa được những rủi ro chính trị, rủi ro về tỷ giá hối đoái do không có nhu cầu cao phải chuyển tiền về trụ sở chính, tạo lập được uy tín của doanh nghiệp tại nước đầu tư, có năng lực đổi mới và sáng tạo cao do khai thác được công nghệ, năng lực phát triển ở từng địa phương, có khả năng có tốc độ tăng trưởng cao do tính chủ động và tinh thần doanh nhân được chú trọng.
Bên cạnh đó, chiến lược đa quốc gia còn làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp này phải bán hàng hóa và dịch vụ với giá cao để có thể bù đắp được chi phí này. Hay nói cách khác, chiến lược này không phù hợp với các doanh nghiệp gặp phải sức ép lớn trong việc phải giảm chi phí, hoặc các doanh nghiệp trong các ngành mà công cụ cạnh tranh chủ yếu là bằng giá cả. Ngoài ra, việc giao quyền tự chủ quá nhiều cho các công ty con đôi khi cũng làm cho các định hướng, kế hoạch, kỳ vọng của trụ sở chính công ty rất khó được thực hiện.
4.3 Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
Chiến lược toàn cầu là chiến lược doanh nghiệp coi thị trường toàn cầu như một thị trường thống nhất nên doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất và giống nhau, như sản phẩm điện tử, thép, giấy, bút, các dịch vụ như dịch vụ vận chuyển bưu kiện,…
Phần lớn doanh nghiệp sẽ sử dụng chiến lược này bằng cách đưa các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa nhất định và phân phối ở tất cả các thị trường. Như vậy, giá thành sản phẩm của họ sẽ được giảm thiểu đáng kể nhờ việc sản xuất số lượng hàng hóa lớn đều đặn. Ví dụ như việc mở nhà máy gia công tại Việt Nam, nhà máy sản xuất các linh kiện ô tô tại Trung Quốc hay trung tâm dịch vụ trả lời điện thoại ở Ấn Độ,...
Chiến lược toàn cầu rất phù hợp với các ngành có nhiều sức ép liên quan tới hiệu quả và tiết kiệm chi phí khi vận hành và nhu cầu nội địa là không có, không đáng kể hoặc được bù đắp bởi việc có sản phẩm chất lượng cao nhưng với mức giá cả thấp hơn so với các hàng hóa thay thế tại địa phương. Hay nói cách khác, chiến lược toàn cầu thường được áp dụng ở các doanh nghiệp gặp áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và ở những thị trường mà yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không có nhiều khắt khe.
Trên thực tế, càng nhiều ngành công nghiệp và cả dịch vụ xuất hiện các điều kiện trên. Ví dụ, ngành thẻ tín dụng đã xác định được một loạt tiêu chuẩn và quy định về việc thanh toán điện tử sẽ hỗ trợ khách hàng sử dụng và các cửa hàng chấp nhận hình thức thanh toán này trên thế giới; ngành công nghiệp không dây theo các tiêu chuẩn toàn cầu có thể tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm toàn cầu tiêu chuẩn ở tất cả các nước;...
4.4 Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
Chiến lược xuyên quốc gia được cho là chiến lược phản ánh trực tiếp quá trình toàn cầu hóa kinh doanh ngày càng sâu sắc trên thế giới. Khác với các chiến lược kinh doanh quốc tế khác, chiến lược xuyên quốc gia đòi hỏi một sự khác biệt lớn vì thường được áp dụng trong những thị trường có mức độ cạnh tranh cao.
Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược xuyên quốc gia tại mỗi nước phải phát triển những năng lực và kỹ năng khác nhau. Đồng thời cũng cần phải học hỏi, tìm hiểu và nhận thức một cách có hệ thống về các môi trường khác nhau, sau đó liên kết và chia sẻ những tri thức có được này trên toàn bộ hệ thống toàn cầu của doanh nghiệp.
Điều kiện đầu tiên của chiến lược xuyên quốc gia là phải có được tính thích nghi, nội địa hóa các sản phẩm theo thị trường địa phương, kết hợp với mức độ hiệu quả cạnh tranh của quá trình liên kết toàn cầu – đây chính là sự liên kết các đặc điểm của chiến lược đa quốc gia và chiến lược toàn cầu.
Do đó, quy trình quản lý, vận hành và hoạt động, thực hiện các ý tưởng chiến lược không dừng lại là từ trên xuống, từ trụ sở chính xuống các công ty con; hay là từ dưới lên, từ các công ty con lên trụ sở chính mà được kết hợp nhuần nhuyễn cả hai cách. Chính vì vậy, chiến lược xuyên quốc gia siêu việt hơn trong cách sáng tạo ra các ý tưởng đổi mới, tới ứng dụng các ý tưởng đó nhanh chóng vào hệ thống mà không quan trọng ý tưởng đó được sáng tạo ra ở đâu hay ở cấp nào.
Mặc dù chiến lược xuyên quốc gia mang lại nhiều lợi ích và ưu thế cho doanh nghiệp nhưng để thực hiện chiến lược này rất khó do việc xây dựng quá trình điều phối các chuỗi giá trị trên toàn cầu để phát huy được ưu điểm của chiến lược là thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và đứng trước các nguy cơ phá sản những ý tưởng đó.
Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này khi công ty phải đối mặt với áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí và các yêu cầu khắt khe từ thị trường, hay sự cạnh tranh quá gắt gao giữa các doanh nghiệp trong ngành.
5. Ưu điểm và nhược điểm của các chiến lược kinh doanh quốc tế
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Chiến lược quốc tế | Tận dụng các kinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế về sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. | Đáp ứng được những yêu cầu chung nhất của người tiêu dùng trên tất cả thị trường chứ chưa thể đáp ứng được yêu cầu riêng biệt của từng khu vực. Không thể tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm và tiết kiệm chi phí do thành lập các nhà xưởng sản xuất sản phẩm ở nước ngoài. |
Chiến lược đa quốc gia | Đáp ứng được yêu cầu địa phương. Giành được thị phần lớn hơn so với các chiến lược khác. Có sức ép cao về phản ứng địa phương và sức ép thấp về giảm chi phí. | Không cho phép các công ty khai thác lợi ích kinh tế của quy mô trong việc phát triển, sản xuất hay marketing sản phẩm. Không thích hợp với các ngành mà công cụ cạnh tranh bằng giá cả quyết định thực hiện chiến lược này. |
Chiến lược toàn cầu | Khám phá tác động của đường cong kinh nghiệm và khai thác kinh tế vùng. | Thiếu đáp ứng nhu cầu địa phương. |
Chiến lược xuyên quốc gia | Có khả năng khai thác kinh tế địa phương. Có khả năng khai thác đường cong kinh nghiệm. Thay đổi sản phẩm và Marketing đáp ứng yêu cầu địa phương. Thu lợi ích từ học tập toàn cầu. | Khó khăn trong việc thực hiện về vấn đề tổ chức |
Biểu đồ áp dụng chiến lược kinh doanh với từng phân khúc thị trường khác nhau
Chắc hẳn qua bảng so sánh trên, bạn đã phần nào hiểu hơn về những ưu điểm cũng như nhược điểm của từng chiến lược. Vì vậy, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng tính năng báo cáo kinh doanh của phần mềm bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel.
Tính năng báo cáo kinh doanh Haravan
Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng tính năng này như:
- Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
- Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
- Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.
6. Gợi ý 4 mô hình mấu chốt xây dựng chiến lược kinh doanh
6.1 Mô hình 5 Áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn: Xem xét mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại và tiềm năng, bao gồm cả sự tăng cường cạnh tranh từ việc nhập cảnh và sự thay đổi cấu trúc của ngành.
Nhà cung cấp: Xem xét khả năng đàm phán, sự phụ thuộc vào nhà cung cấp và tác động của các yếu tố như giá cả, chất lượng và khả năng cung ứng.
Nhu cầu khách hàng: Đánh giá sự quan trọng của khách hàng, khả năng đàm phán và sự tác động của yếu tố như giá cả, chất lượng và sự lựa chọn của khách hàng.
Đe dọa từ sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế: Xem xét khả năng của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế có thể làm suy yếu doanh nghiệp, bao gồm cả các công nghệ mới và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
6.2 Mô hình SWOT
Điểm yếu (Weaknesses): Xác định và phân tích các yếu điểm yếu nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm hạn chế tài chính, khả năng cạnh tranh, quy trình kinh doanh và thiếu kỹ năng quản lý.
Cơ hội (Opportunities): Xác định và đánh giá các cơ hội bên ngoài có thể tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm thị trường mới, xu hướng tiêu dùng, thay đổi luật pháp, chính sách.
Mối đe dọa (Threats): Xác định và đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, bao gồm sự cạnh tranh gay gắt, thay đổi kỹ thuật, thay đổi chính sách và thay đổi nhu cầu của khách hàng.
6.3 Mô hình EFE (External Factor Evaluation)
Xác định các yếu tố bên ngoài: Phân tích các yếu tố như thị trường, khách hàng, cạnh tranh, công nghệ và yếu tố xã hội mà doanh nghiệp phải đối mặt trong môi trường kinh doanh.
Gán điểm cho yếu tố: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố bên ngoài và gán điểm để đo lường tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp.
Tổng điểm và phân tích: Tổng hợp các điểm được gán cho từng yếu tố để đưa ra tổng điểm và phân tích mức độ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
6.4 Mô hình IFE (Internal Factor Evaluation)
Xác định các yếu tố nội bộ: Phân tích các yếu tố nội bộ như tài sản, nguồn lực, năng lực quản lý, chiến lược và hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
Gán điểm cho yếu tố: Đánh giá mức độ mạnh yếu của mỗi yếu tố nội bộ và gán điểm để đo lường tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp.
Tổng điểm và phân tích: Tổng hợp các điểm được gán cho từng yếu tố để đưa ra tổng điểm và phân tích mức độ mạnh yếu nội bộ của doanh nghiệp.
Cả 4 mô hình trên đều cung cấp phân tích và đánh giá về môi trường kinh doanh ngoại vi và nội bộ, từ đó giúp doanh nghiệp xác định và phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu và điều kiện cụ thể.
7. Ví dụ về các chiến lược kinh doanh quốc tế
Chắc hẳn qua trên thì bạn đã phần nào hiểu hơn về các chiến lược. Sau đây, Haravan sẽ nêu ra vài ví dụ về các chiến lược kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp lớn để bạn hiểu hơn về điều đó.
Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola:
Để có thể phủ sóng toàn cầu như hiện nay và trở thành thương hiệu quốc tế, Coca-Cola đã triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế đầy sáng suốt. Trong đó, Coca-Cola tập trung chủ yếu vào 3 chiến lược lớn là: chiến lược toàn cầu, chiến lược đa quốc gia và chiến lược xuyên quốc gia.
Bằng cách kết hợp tính chất của từng chiến lược, Coca-Cola đã thành công xây dựng hình tượng thương hiệu quốc dân trong ngành hàng.
Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung:
Chiến lược kinh doanh của Samsung
Samsung đã đẩy mạnh vào 2 chiến lược là chiến lược toàn cầu và chiến lược xuyên quốc gia để thành công trong việc giành thị phần kinh doanh quốc tế. Với từng chiến lược, Samsung luôn tối ưu theo khả năng cạnh tranh của mình và những yếu tố nội tại. Chính điều này đã giúp một thương hiệu Hàn Quốc có thể bùng nổ mạnh mẽ tại các khu vực khác nhau.
Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever:
Unilever có lẽ là cái tên đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Đây là một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng với 3 chiến lược kinh doanh chính như: chiến lược quốc tế, chiến lược đa quốc gia và chiến lược xuyên quốc gia.
8. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?”, đồng thời cũng đã nêu ra những ưu điểm cũng như nhược điểm của từng chiến lược. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về chiến lược kinh doanh quốc tế và chọn ra được những chiến lược giúp doanh nghiệp bạn trở nên phát triển hơn. Chúc bạn thành công!
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Tính năng báo cáo kinh doanh của phần mềm bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel có những ưu điểm vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:
- Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
- Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
- Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
- Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
TẶNG 10 TEMPLATE QUẢN LÝ KHO BẰNG EXCEL NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ CHO CHỦ SHOP
Bài viết liên quan:
1 - 28
- Hypermarket là gì? Đặc điểm của một hypermarket là gì?
- Room tín dụng là gì? Ngân hàng có nên nới room tín dụng hay không?
- Bật mí 4 công cụ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi Click-to-messenger Ads
- 4 hình thức trung gian marketing phổ biến hiện nay cho doanh nghiệp
- Shopee Pay là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Shopee Pay đơn giản nhất từ A-Z
- Hàng tồn kho là gì? Kinh nghiệm quản trị hàng tồn kho cho mọi chủ shop
- GrabMart là gì? Cách đăng ký bán hàng trên GrabMart nhanh chóng
- Bật mí phương pháp mở cửa hàng mẹ và bé “hốt bạc" năm 2023
- Kinh nghiệm “vàng” để tìm chọn mặt bằng quán cafe đẹp và đông khách
- Mách bạn 20 ý tưởng làm đồ handmade dễ làm để bán thu lợi nhuận cao
- Những điều cần biết để kinh doanh đồ trang trí Tết thu nhiều lợi nhuận
- Entity là gì? Vai trò và cách tối ưu Entity trong SEO hiệu quả nhất
- Internet marketing là gì? Các kiến thức về Internet marketing mới nhất
- Cách mua hàng nội địa Trung Quốc về bán chất lượng, nhanh chóng
- Quảng cáo ngoài trời OOH là gì? Các mẫu biển quảng cáo đẹp hiện nay
- Hiệu ứng cánh bướm là gì? Cách ứng dụng vào kinh doanh và marketing
- Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường nổi bật nhất
- Đòn bẩy tài chính là gì? Vai trò của công cụ này đối với doanh nghiệp
- Top 10 website order hàng Trung Quốc uy tín, chất lượng nhất hiện nay
- SLA là gì? Cách triển khai mô hình quản lý SLA để doanh nghiệp?
- Cách trưng bày sản phẩm ấn tượng tại cửa hàng dễ thu hút khách hàng
- Tổng quan chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
- Tổng quan IMC là gì? Cách xây dựng truyền thông marketing tích hợp
- Dịch vụ là gì? Các loại dịch vụ thường gặp trong đời sống
- Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
- FMCG là gì? Thông tin chi tiết về FMCG không thể bỏ qua
- Facebook Pixel là gì? Các thông tin về Facebook Pixel không thể bỏ qua
- Doanh số bán hàng là gì? Các cách thúc đẩy doanh số hiệu quả
Cách trưng bày sản phẩm ấn tượng tại cửa hàng dễ thu hút khách hàng
SLA là gì? Cách triển khai mô hình quản lý SLA để doanh nghiệp?
Top 10 website order hàng Trung Quốc uy tín, chất lượng nhất hiện nay
1_cac-buoc-can-thiet-de-co-mot-ke-hoach-marketing-hieu-qua___2_new-retail
n-2:
Đây là n2:
next: /blogs/new-retail/tong-quan-imc-la-gi
prev: /blogs/new-retail/cach-trung-bay-san-pham-an-tuong
ev: /blogs/new-retail/cach-trung-bay-san-pham-an-tuong