Top các mạng xã hội lớn tại Việt Nam (2023)

Bạn biết gì về các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay? Xu hướng Social Commerce nổi lên trong năm 2022, đâu là kênh Mạng xã hội giúp doanh nghiệp của bạn vừa tăng lượng người dùng theo dõi, vừa chuyển đổi thành khách hàng?

Gần đây, Decision Lab vừa thực hiện một cuộc khảo sát trên quy mô cả nước với 2.149 người, trải dài từ thế hệ Gen X đến Gen Z, để hiểu về hành vi người dùng trên mạng xã hội tại Việt Nam.

Nguồn bài viết: Tổng hợp từ báo cáo do Decision Lab thực hiện được đăng tải trên trang thông tin Marketing AI, cập nhật bởi Elite PR School

Bài viết dưới đây là tổng hợp các điểm quan trong từ báo cáo trên mà nhà bán hàng online cần quan tâm.

1. Mạng xã hội là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần định nghĩa lại mạng xã hội là gì trong giai đoạn hậu Covid. Mạng xã hội (hay còn gọi là Cộng đồng mạng) là nền tảng trực tuyến nhằm kết nối và chia sẻ thông tin cho một nhóm người có chung: nghề nghề, công việc, sở thích hoặc có mối liên hệ nào đó. Sau Covid, mạng xã hội được xem là kênh để các doanh nghiệp vừa là kênh kết nối với khách hàng, vừa là kênh bán hàng toàn diện.

Tại Việt Nam, các mạng xã hội được người dùng định nghĩa theo những cách khác nhau. Dưới đây là những định nghĩa quen thuộc.

1.1 Facebook là gì?

Facebook là mạng xã hội trực tuyến của Mỹ thuộc sở hữu của Meta Platforms. Được thành lập vào năm 2004 bởi Mark Zuckerberg cùng với các sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng như Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Tính đến năm 2020, Facebook đã có 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, xếp thứ bảy về mức độ sử dụng Internet toàn cầu, và là mạng xã hội hàng đầu thế giới, nơi mọi người đăng tải trạng thái, hình ảnh, thông tin cá nhân để kết nối và tương tác với nhau.

Facebook có thể được truy cập từ các thiết bị có kết nối Internet, chẳng hạn như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Sau khi đăng ký, người dùng có thể tạo một hồ sơ tiết lộ thông tin về bản thân. Họ có thể đăng văn bản, ảnh và nội dung đa phương tiện được chia sẻ với bất kỳ người dùng nào khác đã đồng ý làm "bạn" của họ hoặc với các cài đặt bảo mật khác một cách công khai. Người dùng cũng có thể liên lạc trực tiếp với nhau bằng Facebook Messenger, tham gia các nhóm chung sở thích và nhận thông báo về hoạt động của bạn bè trên Facebook và các trang mà họ theo dõi.

1.2 Instagram là gì?

Instagram là ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video miễn phí. Người dùng có thể tải ảnh, video để chia sẻ với bạn bè hoặc xem, bình luận bài viết của nhóm bạn bè có chọn lọc.

Instagram là một mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và video của Mỹ do Kevin Systrom và Mike Krieger thành lập. Vào tháng 4 năm 2012, Facebook Inc. đã mua lại dịch vụ này với giá trị tiền mặt và cổ phiếu khoảng 1 tỷ đô la Mỹ. Ứng dụng cho phép người dùng tải lên các phương tiện có thể được chỉnh sửa bằng các bộ lọc và được sắp xếp theo các thẻ bắt đầu bằng hastag # và gắn thẻ địa lý. Bài đăng có thể được chia sẻ công khai hoặc với những người theo dõi đã được phê duyệt trước. Người dùng có thể duyệt nội dung của người dùng khác theo thẻ và vị trí cũng như xem nội dung thịnh hành. Người dùng có thể thích ảnh và theo dõi những người dùng khác.

Instagram ban đầu được phân biệt bằng cách chỉ cho phép đóng khung nội dung theo tỷ lệ khung hình vuông (1:1) với 640 pixel để phù hợp với chiều rộng hiển thị của iPhone vào thời điểm đó. Vào năm 2015, những hạn chế này đã được nới lỏng với mức tăng lên 1080 pixel. Dịch vụ cũng bổ sung các tính năng nhắn tin, khả năng bao gồm nhiều hình ảnh hoặc video trong một bài đăng và tính năng 'Stories' - tương tự như đối thủ cạnh tranh chính Snapchat - với mỗi bài đăng những người khác có thể xem trong 24 giờ. Kể từ tháng 1 năm 2019, tính năng Stories được 500 triệu người dùng sử dụng hàng ngày.

> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Instagram hiệu quả cho doanh nghiệp

1.3 Linkedin là gì?

Linkedin là mạng xã hội chuyên dùng cho mục đích tuyển dụng, tìm việc làm và mở rộng cơ hội kinh doanh, chủ yếu dùng để phục vụ nhu cầu công việc.

LinkedIn giúp ta dễ dàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng là doanh nghiệp nhóm khách hàng B2B, tuyển dụng, việc làm. LinkedIn ra mắt và hướng tới tạo ra và phát triển mối quan hệ kinh doanh, và hiện có trên 200 quốc gia.

Microsoft đã khiến cả thế giới công nghệ dậy sóng khi mua lại LinkedIn vào năm 2016 với giá 26,2 tỷ USD, và đây được xem là thương vụ thành công bậc nhất trong lịch sử công ty Redmond. Sau khi “về với đội” của Microsoft chưa đầy 3 năm, số người dùng của LinkedIn đã tăng thêm 52% lên 660 triệu tài khoản, đồng thời đóng góp 6,75 tỷ đô la vào doanh thu của Microsoft trong năm tài chính 2019.

Cơ hội rõ ràng khi sử dụng LinkedIn làm công cụ marketing bao gồm xây dựng thương hiệu cá nhân cho các nhà quản lí, đẩy mạnh sales cho các chuyên gia phát triển kinh doanh và cơ hội marketing thông qua quảng cáo để tìm kiếm thông tin khách hàng (lead gen advertising) theo thời gian thực, hướng đối tượng của LinkedIn.

Marketing trên LinkedIn khá phức tạp. Người làm marketing có thể chạy một quảng cáo hướng đối tượng theo vị trí, ngành nghề, chức danh và theo các tiêu chí cụ thể khác có trong demographics. Hơn nữa, những mẩu quảng cáo đó có thể bắt được thông tin khách hàng rất nhanh (cực kì hay).

Trên LinkedIn còn có những tính năng trả phí như Lead Builder và Profile Organiser có vài trò như một CRM cho doanh nghiệp.

Thế nhưng tính năng hấp dẫn nhất trên LinkedIn cho bất kì ai làm sales B2B là khả năng học hỏi được mọi thứ về khách hàng mục tiêu tiềm năng ở cấp độ chuyên nghiệp (cấp độ pro) bên cạnh biết được những cách thích hợp để đưa ra những lời mời chào, giới thiệu hiệu quả nhất.

Về mặt khuyết điểm, LinkedIn, xét ở khía cạnh website, có nhiều vấn đề về chức năng và trải nghiệm người dùng. LinkedIn được xây dựng một cách vội vàng và bị nhồi nhét nhiều tính năng khiến rắc rối có thể phát sinh bất kì lúc nào, dù đó đơn giản chỉ là những thông điệp không cần thiết lại xuất hiện ra, những pop-up bung ra và liên kết thì không thể được mở cách trực tiếp.

1.4 Pinterest là gì?

Pinterest là website chia sẻ hình ảnh và truyền thông xã hội được thiết kế để cho phép lưu và khám phá thông tin (cụ thể là "ý tưởng") trên internet bằng cách sử dụng hình ảnh và ở quy mô nhỏ hơn, GIF động và video, dưới dạng bảng ghim.

Trang web được tạo bởi Ben Silbermann, Paul Sciarra và Evan Sharp và có hơn 478 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu tính đến tháng 3 năm 2021.

>> Tham khảo thêm: 6 bí quyết giúp SEO hiệu quả trên mạng xã hội Pinterest

1.5 Tiktok là gì?

TikTok, được biết đến ở Trung Quốc với cái tên Douyin, là mạng xã hội tập trung vào video thuộc sở hữu của ByteDance Ltd. Tiktok chủ yếu phát triển nhiều video người dùng dạng ngắn, từ các thể loại như chơi khăm, pha nguy hiểm, thủ thuật, truyện cười, khiêu vũ và giải trí với thời lượng từ 15 giây đến ba phút, hiện nay Tiktok đã cho phép đăng tải video lên đến 10 phút, một hoạt động nhằm cạnh tranh với những đối thủ video lớn hơn trên Youtube, Facebook Watch,... TikTok được ra mắt vào năm 2017 trên iOS và Android ở hầu hết các thị trường bên ngoài Trung Quốc đại lục; tuy nhiên, nó chỉ có sẵn trên toàn thế giới sau khi hợp nhất với một dịch vụ truyền thông xã hội khác của Trung Quốc, Musical.ly, vào ngày 2 tháng 8 năm 2018.

Tính đến tháng 10 năm 2020, TikTok đã vượt qua hơn 2 tỷ lượt tải xuống trên thiết bị di động trên toàn thế giới và Cloudflare xếp hạng TikTok là trang web phổ biến nhất năm 2021, soán ngôi Google.

>> Đọc thêm: Chiến lược Referral Marketing đã giúp Tiktok tăng trưởng như thế nào?

1.6 Zalo là gì?

Zalo là ứng dụng dùng để nhắn tin và gọi điện cho người dùng khác một cách miễn phí. Đây là ứng dụng mạng xã hội của Việt Nam.

Ra mắt lần đầu tiên được ra mắt vào ngày 08/08/2012. Tháng 12/2012, Zalo chính thức ra mắt, đi theo mô hình mobile-first và nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng Việt Nam nhờ việc sản phẩm hoạt động tốt, ổn định trên hạ tầng mạng Việt Nam.

Tháng 02/2013 Zalo được bình chọn vào top những ứng dụng di động sáng tạo nhất châu Á trên Techinasia.

Tính năng

  • Nhắn tin miễn phí (có thể chia sẻ biểu tượng cảm xúc, hình ảnh và video).

  • Gọi điện miễn phí (gọi thoại và gọi video).

  • Chia sẻ trạng thái (viết, đọc, đăng và bình luận trạng thái, nhưng chỉ xem được bình luận của bạn bè chung).

  • Chia sẻ tập tin, video và lưu trữ thêm nhiều thông tin tại mục Truyền file hoặc Cloud của tôi.

  • Kết bạn (thông qua liên kết với danh bạ trên điện thoại và Facebook, quét mã QR trực tiếp hoặc mục Tìm quanh đây).

  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua ZaloPay.

21/05/2018, Zalo đạt 100tr người dùng - Theo Wikimepia.

1.8 Youtube là gì?

YouTube là một nền tảng truyền thông xã hội và chia sẻ video trực tuyến của Mỹ do Google sở hữu. Là trang web được truy cập nhiều thứ hai, ngay sau Google. YouTube có hơn một tỷ người dùng hàng tháng, những người này xem chung hơn một tỷ giờ video mỗi ngày. Kể từ tháng 5 năm 2019, video đang được tải lên với tốc độ hơn 500 giờ nội dung mỗi phút.

Vào tháng 10 năm 2006, YouTube được Google mua lại với giá 1,65 tỷ đô la. Quyền sở hữu YouTube của Google cũng đã thay đổi mô hình kinh doanh; nó không còn tạo ra doanh thu chỉ từ quảng cáo nữa, YouTube hiện cung cấp nội dung trả phí như phim và nội dung độc quyền do YouTube sản xuất. Nó cũng cung cấp tùy chọn đăng ký trả phí để xem nội dung không có quảng cáo, YouTube Premium. YouTube và những người sáng tạo được phê duyệt tham gia vào chương trình AdSense của Google, chương trình này tìm cách tạo thêm doanh thu cho cả hai bên. Doanh thu được báo cáo của YouTube cho năm 2020 là 19,8 tỷ đô la.

Kể từ khi được Google mua lại, YouTube đã mở rộng ra ngoài trang web cốt lõi sang các ứng dụng dành cho thiết bị di động, truyền hình mạng và khả năng liên kết với các nền tảng khác. Các danh mục video trên YouTube bao gồm video ca nhạc, video clip, tin tức, phim ngắn, phim truyện, phim tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim, đoạn giới thiệu, luồng trực tiếp, vlog, v.v. Hầu hết nội dung được tạo ra bởi các cá nhân. Điều này bao gồm sự cộng tác giữa những người dùng YouTubevà các nhà tài trợ của công ty. Các tập đoàn truyền thông lâu đời như Disney, Paramount Global và WarnerMedia cũng đã tạo và mở rộng các kênh YouTube của công ty để quảng cáo đến nhiều khán giả hơn.

>> Xem ngay: Hướng dẫn cách tạo một video chất lượng trên YouTube

1.9 Twitter là gì?

Twitter là cách dễ nhất cho các CEO, các nhà marketing và những chuyên gia kinh doanh dù bận rộn với nhiều công việc cũng có thể đưa ra thông điệp của mình. Twitter giống như một tiểu blog (microblogging) cho phép tạo ra thông tin nhanh dưới dạng hội thoại “copy” bằng cách tweet và retweet những liên kết trỏ tới nguồn của cuộc hội thoại (nghĩa là webstie và blog của bạn).

Với cơ chế cho phép tạo ra các danh sách riêng (private list), Twitter là nơi tuyệt vời cho các nhà marketing B2B tìm và tương tác với, ví dụ như một media mục tiêu mà không cần lo lắng có quá nhiều khó khăn.

Tiếp thị B2B trên Internet tất cả đều nhắm tới 3 mảng chính: danh tiếng trên mạng, khả năng dẫn dắt ý tưởng (thought leadership) cùng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ trên mạng. Twitter có thể giúp bạn đạt được cả 3 yếu tố này. Twitter là nơi chuyển phát các tin tức “nóng hổi”, nơi cho các cuội hội thoại theo thời gian thực diễn ra. Twitter là công cụ social media tốt nhất để tung ra các sự kiện và chạy trực tiếp các sự kiện đó. Tiếp thị sự kiện cho hội nghị, hội thảo và seminar rất quan trọng đối với thành công của bất kì tổ chức B2B nào ngày nay. Nhờ thuật toán tìm kiếm của Twitter và việc sử dụng hashtag giúp cánh nhà báo dễ dàng tìm đúng những chủ đề cần phỏng vấn và các diễn giả để đưa tin.

Follower trên Twitter cũng quan trọng tương tự như một kết nối mà bạn có, nếu bạn làm marketing trên Twitter bị sai hướng thì vẫn có thể sử dụng để phát triển lên thành một mối quan hệ.

Tuy nhiên Mạng xã hội này chỉ phổ biến nhiều ở Mỹ và các quốc gia châu Âu, không được phổ biến ở thị trường Việt Nam.

2. Nền tảng Mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam

Nhìn chung, Facebook vẫn đang là cái tên phổ biến nhất với người dùng Việt Nam khi có tới 96% ứng viên tham gia khảo sát đều đang sử dụng nền tảng này.

Trong top 5 mạng xã hội được sử dụng nhiều còn có những cái tên nổi bật khác bao gồm: YouTube (82%), Zalo (80%), Instagram (44%) và TikTok (20%).

  • Zalo đã và đang phát triển rất tốt khi đây là ứng dụng mạng xã hội “Made In Vietnam” duy nhất lọt top 5, thậm chí là vượt hơn cả ứng dụng Instagram.

  • TikTok – tân binh mới nổi đến từ Trung Quốc đã và đang chứng tỏ được sức ảnh hưởng khủng khiếp của mình không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới nói chung.

3. Xu hướng sử dụng Mạng xã hội của 3 thế hệ tại Việt Nam

Chia người dùng mạng xã hội Việt Nam thành 3 nhóm thế hệ:

  • Thế hệ X (sinh năm 1965 - 1979) hay còn gọi là Generation X (Baby Bust)

  • Thế hệ Y (sinh năm 1980 - 1994) hay còn gọi là Generation Y (Millennials)

  • Thế hệ Z (sinh năm 1995 - 2012) hay còn gọi là iGen/Gen Z

Từ khảo sát phân tích từng nhóm thế hệ sử dụng Mạng xã hội, đi sâu vào phân tích từng nhóm thế hệ riêng biệt Gen Z, Gen Y, Gen X, ta thấy:

  • Facebook vẫn là cái tên được cả 3 thế hệ sử dụng.

  • Instagram là nền tảng phù hợp với thế hệ giới trẻ – những người thuộc thế hệ Gen Z còn Zalo hay YouTube thì phù hợp với những người từ trung niên trở lên (Gen Y và Gen X).

  • Với thế hệ Gen Z thì TikTok và Pinterest đang là hai nền tảng sở hữu tỷ lệ lựa chọn bằng nhau, chứng tỏ trong tương lai sự cạnh tranh của hai nền tảng sẽ còn rất quyết liệt để giành được sự chú ý từ phía thế hệ Gen Z.

4. Nền tảng dùng cho việc nghe nhạc và xem MV

Dựa vào thống kê, ta có thể thấy:

  • YouTube vẫn là nền tảng được sử dụng nhiều nhất cho việc theo dõi các video ca nhạc trên toàn thế giới.

  • Ngoài ra, người Việt cũng tìm đến những nền tảng của Việt Nam như ZingMP3, Nhaccuatui,… hay thậm chí là Facebook để xem video ca nhạc (dù con số này không cao).

  • Nền tảng Spotify đang dần trở nên phổ biến hơn với thế hệ Gen Z.


5. Nền tảng được sử dụng nhiều nhất để đọc tin tức

Hiện nay tin tức được lan truyền ở rất nhiều kênh khác nhau và trong đó có cả mạng xã hội.

  • Facebook là nơi được thế hệ Gen X và Gen Z tìm đến nhiều nhất để cập nhật tin tức.

  • Gen Y vẫn ưu tiên các kênh báo điện tử nhiều hơn.

Điều này cho thấy rằng các chủ shop vẫn không thể bỏ qua các trang báo điện tử uy tín để quảng bá cho các chương trình, sự kiện của mình đến tệp khách hàng có thu nhập ổn định như gen Y.

6. Nền tảng mạng xã hội nhắn tin miễn phí

Thống kê cho thấy:

  • 3 cái tên phổ biến nhất trong lĩnh vực kết nối, giao tiếp giữa mọi người là: Facebook, Messenger (thuộc Facebook) và Zalo.

  • Zalo là nền tảng phổ biến hơn với thế hệ Gen Y và Gen X còn với thế hệ Gen Z lại là Facebook và Messenger.

Đối với doanh nghiệp, trò chuyện với khách hàng qua Facebook Messenger và Zalo mất rất nhiều thời gian và thường cần đội ngũ chăm sóc để chống sót tin nhắn, sai thông tin đơn hàng khi khách hàng nhắn nhiều cổng chat khác nhau. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các nền tảng nhắn tin như HaraSocial - Quản lý tập trung toàn bộ tin nhắn bình luận nhiều kênh về tại 1 nơi, giúp đồng bộ tin nhắn & thông tin khách hàng tốt hơn.


7. Nền tảng dùng để xem video ngắn

Video Ngắn là định dạng được ưa chuộng hiện nhất hiện nay trên mạng xã hội vì tính nhanh và truyền tải thông điệp gọn nhẹ.

  • Xét tổng thể, Facebook và YouTube vẫn là hai nền tảng được ưa chuộng hơn cả khi người Việt muốn xem các video ngắn.

  • Gen X ưa chuộng nền tảng YouTube hơn Facebook.

  • TikTok đang là cái tên đang rất phổ biến đối với Gen Z cũng như một bộ phận Gen Y.

TikTok sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển, đặc biệt là trong mảng nội dung video ngắn. Tiktok hiện nay đang là nền tảng đứng thứ 3 với các video dạng ngắn đối với mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, khách hàng có xu hướng mua hàng trên video ngắn khá nhiều sau khi xem một đoạn giới thiệu sản phẩm. Tiktok vừa thông báo triển khai Tiktok Shop tại thị trường Việt Nam chính là cơ hội để chủ shop biến người xem thành khách hàng của mình.

Xem ngay bài viết giới thiệu Tiktok Shop là gì? Cơ hội kinh doanh dành cho chủ shop


8. Mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất để mua sắm Online

Tăng nhu cầu mua sắm của khách hàng chính là mục đích cuối cùng của các thương hiệu khi làm truyền thông trên mạng xã hội.

  • Tổng quan, các sàn Thương mại điện tử trở thành kênh trọng yếu cho việc mua sắm của thế hệ gen Z và gen Y, những người tiếp xúc với công nghệ mới nhiều và nhanh nhất.

  • Facebook là nền tảng phổ biến nhất với những người Việt thế hệ Gen X, dù mức chênh lệch với kênh thương mại điện tử là không quá lớn.

  • Facebook vẫn là mạng xã hội giúp người dùng xem sản phẩm, tìm hiểu và đưa ra quyết định chốt đơn. Đặc biệt, gần đây xu hướng Livestream bán hàng trên Facebook không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt, chủ shop trong 1 buổi bán hàng Livestream có thể bán đến 500+ đơn hàng, 200+ mã sản phẩm khác nhau, khác biệt mạnh mẽ so với các kênh bán hàng khác.

9. Nền tảng sử dụng nhiều để xem phim

Xem phim cũng là nhu cầu không thể bỏ qua đối với người dùng khi sử dụng các mạng xã hội:

  • Tại Việt Nam, YouTube và những ứng dụng hay trang web xem phim truyền thống là hai kênh chủ đạo mà người dân tìm đến. Trong đó, YouTube chiếm thế thượng phong hơn cả khi được cả ba thế hệ X, Y, Z lựa chọn nhiều nhất.

  • Tuy nhiên, với những người thuộc thế hệ Gen Z thì mức chênh lệch là thấp nhất khi họ tìm đến các ứng dụng, trang web xem phim nhiều hơn.

Đánh giá tổng kết về Mạng xã hội tại Việt Nam:

  • Facebook là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất với cả ba thế hệ người dùng.

  • Zalo là nền tảng mạng xã hội “Made in Vietnam” duy nhất tạo được sức ảnh hưởng đáng kể trong thị trường, dù còn phải đối mặt với khó khăn khi cạnh tranh trực tiếp với YouTube, Instagram, TikTok và Pinterest trong nhóm thế hệ Gen Z.

  • Gen Z là thế hệ phụ thuộc vào Facebook nhiều nhất để cập nhật tin tức.

  • Hầu hết, người dân Việt Nam sử dụng Facebook và YouTube cho các hoạt động của họ. Tuy nhiên, hai ông lớn này vẫn phải đối mặt với nhiều đối thủ khác không phải ứng dụng mạng xã hội như Spotify, các trang báo điện tử, trang web xem phim trực tuyến, các nền tảng ứng dụng thương mại điện tử.

Nhà kinh doanh Việt Nam khi chọn lựa các mạng xã hội để phục vụ cho mục đích bán hàng hay quản lý thương hiệu của mình cũng cần cân nhắc đến các yếu tố như: hành vi người dùng, mật độ sử dụng và tính tiện dụng của nền tảng khi triển khai mạng xã hội thành một kênh bán hàng. Ví dụ với Facebook, Instagram, việc chuyển đổi từ bình luận thành đơn hàng cần rất nhiều nhân viên chăm sóc, phối hợp chatbot chốt đơn, xây dựng quy trình thanh toán, báo cáo trạng thái đơn hàng trên Messenger. Từ đó tạo trải nghiệm toàn diện cho khách hàng khi mua hàng ở bất kì kênh mạng xã hội nào, không phải chuyển đổi qua nền tảng hay ứng dụng khác.
Nguồn bài viết: Tổng hợp từ báo cáo do Decision Lab thực hiện được đăng tải trên trang thông tin Marketing AI


Nhà bán hàng Online có thể gia nhập Cộng đồng Social Commerce Việt Nam - Chuyên chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà quảng cáo hàng trên Facebook, Instagram, Zalo, Livestream, Tiktok hoặc Gặp gỡ các chuyên gia qua đăng ký trải nghiệm miễn phí Giải pháp HaraSocial.

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Tất tần tật thông tin về các loại nút Youtube dành cho những ai chưa biết

15/01/2023 MKT Ngoc Anh

Social Media là gì? 8 phương tiện truyền thông xã hội phổ biến

12/10/2022 MKT Ngan

Hashtag là gì? Cách sử dụng hashtag trên mạng xã hội hiệu quả

19/07/2022 MKT Thuỳ