Hiện nay, bán hàng qua mạng xã hội được nhiều người kết hợp với hình thức kinh doanh truyền thống nhằm tăng mức độ nhận diện thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng và tăng lợi nhuận tối ưu. Tuy nhiên, do mạng xã hội có lượng truy cập lớn, mức độ cạnh tranh cao nên để kinh doanh hiệu quả, người mới bắt đầu đừng bỏ qua 9 kinh nghiệm “vàng" trong bài viết dưới đây.
1. Bán hàng trên mạng xã hội - xu hướng kinh doanh được nhiều người ưa chuộng
Bán hàng trên mạng xã hội là một trong những xu hướng mới, được nhiều người áp dụng hiện nay. Trong đó, có ba lý do vì sao hình thức này trở nên phổ biến, bao gồm:
1.1 Tiềm năng phát triển mạnh
Thống kê của Accenture vào năm 2021 cho thấy, mô hình kinh doanh trên mạng xã hội đạt 492 tỷ USD. Dựa theo dự đoán, nếu chỉ số tăng trưởng được duy trì 26% mỗi năm thì doanh thu bán trên mạng xã hội có thể tăng lên 1.200 tỷ USD vào năm 2025. Đây là một con số “khủng” và đồng thời cho thấy, tiềm năng bán hàng trên mạng xã hội rất lớn. Nếu triển khai đúng cách, người bán dễ dàng phát triển kinh doanh, từ đó đạt doanh thu tốt hơn.
1.2 Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh
Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Tiktok và Youtube đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh. Theo đó, mỗi nền tảng phù hợp với mặt hàng khác nhau nên người bán cần lựa chọn kênh phù hợp, đồng thời kết hợp quảng cáo trực tuyến để quảng cáo sản phẩm đến người mua nhanh chóng.
1.3 Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Mạng xã hội có số lượng truy cập đông đảo mỗi ngày. Vì vậy, khi kinh doanh tại đây, người bán có thể tiếp cận khách hàng online dễ hơn, tăng mức độ nhận diện thương hiệu và nhờ đó, hoạt động bán hàng thu được lợi nhuận ổn định.
Lượng truy cập mạng xã hội ngày càng lớn giúp người bán dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng
2. Lợi ích khi kinh doanh qua mạng xã hội
Bán hàng qua mạng xã hội mang lại lợi ích to lớn trong quá trình kinh doanh như:
- Chi phí thấp, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhờ không phải thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng.
- Bán hàng trên mạng xã hội giúp người bán và người mua dễ dàng trao đổi, giao dịch mọi lúc mọi nơi, mà không giới hạn về không gian, thời gian.
- Giúp tiết kiệm nguồn nhân lực bởi người bán có thể chủ động làm mọi việc thông qua phần mềm hỗ trợ bán hàng chuyên nghiệp.
- Giúp tiết kiệm chi phí marketing, bằng cách trực tiếp đăng bán sản phẩm trên mạng xã hội, để tiếp cận dễ dàng tệp khách hàng tiềm năng.
- Thông qua phản hồi và đánh giá, người bán dễ dàng thấu hiểu tâm lý của khách hàng, từ đó cải thiện để nâng cao uy tín cửa hàng.
3. Top 9 kinh nghiệm bán hàng qua mạng xã hội thành công
Để thành công khi kinh doanh qua mạng xã hội, người bán nên nắm rõ 9 kinh nghiệm dưới đây:
3.1. Xác định rõ ràng mục đích kinh doanh
Xác định mục đích kinh doanh là việc làm quan trọng đầu tiên trước khi bán hàng trên mạng xã hội. Cụ thể là người bán cần nghiên cứu, xác định bán sản phẩm gì, bán cho đối tượng nào và bán qua nền tảng mạng xã hội nào để định hình chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, bạn nên quyết định mục tiêu bán hàng là chất lượng hay số lượng, để xây dựng và phát triển thương hiệu đúng đắn, từ đó thu hút đông đảo khách hàng.
Xác định rõ mục đích kinh doanh giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng chiến lược bán hàng đúng hướng.
3.2. Bổ sung thêm kiến thức liên quan đến mạng xã hội
Thông thường, nhà phát hành mạng xã hội thiết lập quy tắc và xây dựng cách vận hành khác nhau. Vì vậy, nắm vững quy định và cách vận hành của từng nền tảng kinh doanh giúp người bán hạn chế những sai phạm khi bán hàng qua mạng xã hội.
Ngoài ra, khi bổ sung kiến thức liên quan đến mạng xã hội, người bán có thể hiểu hơn về bí quyết bán hàng và thủ thuật marketing hiệu quả, từ đó điều này giúp bạn xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với mỗi nền tảng kinh doanh.
3.3. Thiết lập fanpage hoặc nhóm
Ngoài hình thức bán hàng trên mạng xã hội qua tài khoản cá nhân, người bán nên tạo thêm các fanpage hoặc nhóm để mở rộng phạm vi khách hàng và tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó, kết hợp bán hàng qua fanpage hoặc nhóm giúp người bán quản lý khách hàng chuyên nghiệp hơn.
Đồng thời, fanpage cho phép bạn sử dụng các thủ thuật quảng cáo hiệu quả giúp gia tăng doanh thu. Thông qua fanpage, bạn có thể dễ dàng kiểm soát hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ số như lượt người truy cập, số lượng bình luận/tin nhắn, số lượng đơn hàng, tổng doanh số...
Bán hàng qua fanpage hoặc nhóm cho phép bạn sử dụng thủ thuật quảng cáo để gia tăng doanh thu hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách tạo fanpage và tối ưu bán hàng online
3.4. Sử dụng 1 tên duy nhất cho các tài khoản mạng xã hội
Sử dụng một tên duy nhất giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thương hiệu của bạn trên tất cả nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, đây cũng là cách giúp người bán xây dựng thương hiệu nhất quán để bán hàng trên mạng xã hội thành công. Mặc dù vậy, trước khi quyết định đặt tên cho cửa hàng, bạn vẫn nên tìm hiểu một cái tên liệu có thể sử dụng cho cả Website, Facebook, Instagram, Zalo và Youtube hay không nhé!
3.5. Xây dựng nội dung bán hàng chất lượng
Khi kinh doanh qua mạng xã hội, xây dựng nội dung bán hàng chất lượng là bí quyết nâng cao tính chuyên nghiệp và tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Cụ thể, người bán cần đăng tải thông tin cơ bản của sản phẩm một cách rõ ràng để khách hàng dễ dàng nắm bắt. Đồng thời, bạn nên đính kèm hình ảnh bắt mắt cùng video rõ nét liên quan đến sản phẩm giúp kích thích nhu cầu mua sắm và thúc đẩy quyết định chốt đơn của khách hàng.
Đăng tải thông tin kèm hình ảnh sản phẩm rõ ràng giúp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
3.6. Thiết lập quan hệ với khách hàng
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng giúp bạn duy trì tệp khách hàng trung thành, thúc đẩy tần suất mua lại nhiều hơn. Cùng với đó, phản hồi và đánh giá của khách hàng cũ là hình thức marketing hiệu quả, góp phần củng cố niềm tin, cũng như tiếp cận thành công khách hàng mới tiềm năng.
Theo đó, để xây dựng quan hệ tốt với người mua, người bán nên đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng; đồng thời, tổ chức các chương trình khuyến mãi - ưu đãi hấp dẫn giúp gia tăng trải nghiệm mua sắm.
3.7. Có kế hoạch quảng bá thương hiệu
Khi bán hàng qua mạng xã hội, bạn nên xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu online. Điều này có mục đích nâng cao uy tín, giúp cửa hàng nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và qua đó, thu hút khách hàng tốt hơn, kích thích nhu cầu mua sắm. Cụ thể, chiến lược quảng bá thương hiệu có thể thực hiện theo cách như:
- Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo chí, người nổi tiếng hoặc các fanpage trên mạng xã hội để phổ biến văn hóa doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
- Đảm bảo kinh doanh sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng bài viết quảng cáo sáng tạo, có hình ảnh và video ý nghĩa, thông điệp rõ ràng.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có thái độ ứng xử tận tâm và nhiệt tình với khách hàng.
Quảng bá thương hiệu giúp mở rộng tệp khách hàng khi bán hàng trên mạng xã hội.
3.8. Thường xuyên kiểm tra, đo lường hiệu quả
Kinh nghiệm bán hàng trên mạng xã hội là người bán nên thường xuyên đo lường, phân tích các chỉ số liên quan như số lượt truy cập trang, số lượt thích trang, số lượng bình luận/tin nhắn, số lượng đơn hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ khách hàng rời khỏi website, tổng doanh thu. Điều này giúp bạn đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại liệu có phù hợp không, xác định ưu điểm để phát huy, đồng thời cải thiện nhược điểm, qua đó nâng cao hiệu quả bán hàng.
3.9. Quản lý các kênh kinh doanh với nền tảng chuyên nghiệp
Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh qua nhiều nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok), bạn có thể gặp phải khó khăn, như: không kiểm soát được đơn hàng, tình hình tồn kho hoặc không trả lời kịp thời tin nhắn của khách hàng, dẫn đến bị đối thủ “cướp đơn”. Lúc này, giải pháp khắc phục hiệu quả là bạn nên kết hợp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Theo đó, ứng dụng phần mềm bán hàng chuyên nghiệp đem lại cho người bán nhiều lợi ích như:
- Giúp đồng hộ hóa bình luận/tin nhắn để người bán dễ dàng kiểm soát và tư vấn.
- Lưu trữ thông tin và hội thoại với người mua, từ đó hỗ trợ việc kết nối và remarketing với khách hàng cũ.
- Tạo tag sản phẩm và tag khách hàng giúp người bán tư vấn linh hoạt hơn.
- Giúp người bán dễ dàng theo dõi tình hình tồn kho theo từng mã sản phẩm.
- Tính năng trả lời tự động theo mẫu có sẵn giúp tiết kiệm thời gian trong khâu tư vấn.
Đặc biệt, để lựa chọn phần mềm quản lý phù hợp, doanh nghiệp có thể tham khảo một số tiêu chí, bao gồm:
- Tích hợp đầy đủ các chức năng như: quản lý bán hàng, quản lý kho hàng, báo cáo thu - chi, tổng hợp công nợ.
- Tổng hợp tương tác của khách hàng ở nền tảng duy nhất để dễ dàng tư vấn.
- Cho phép kết nối đa kênh mạng xã hội.
- Tương thích với hệ điều hành và thiết bị khác nhau.
Ứng dụng nền tảng quản lý chuyên nghiệp giúp người bán tiết kiệm thời gian và công sức.
Harasocial - phần mềm quản lý bán hàng qua mạng xã hội chuyên nghiệp không thể bỏ lỡ
Harasocial ghi điểm với các nhà bán hàng bởi tính năng ưu việt và hiệu quả cao trong việc quản lý bán hàng. Nhờ đó mà có hơn 100.000 fanpages và 300 thương hiệu bậc nhất tin dùng Harasocial như Vinamilk, Tiger, Con Cưng, The Coffee House...
Phần mềm Harasocial mang đến các tính năng nổi bật như:
Quản lý hội thoại: Quản lý nhiều tài khoản cùng một lúc, tra cứu hội thoại nhanh chóng, tạo đơn ngay khi chat, phân chia khách hàng tự động cho nhân viên.
Trợ lý chatbot: Chăm sóc khách hàng tự động thông qua các tác vụ nhắn tin, tự động trả lời câu hỏi, thu thập thông tin khách hàng và có nhiều kịch bản chatbot phù hợp với nhiều ngành nghề.
Bán hàng livestream: Xử lý hội thoại tối ưu, tự động tạo đơn và gửi hóa đơn cho khách hàng, chốt và dồn đơn ở nhiều bài livestream khác nhau.
Với các tính năng này, người bán hàng có thể tăng sự chuyển đổi đơn hàng đến 30%, nhân đôi doanh thu bán hàng và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên.
> Dùng thử miễn phí Harasocial trong 14 ngày ngay hôm nay TẠI ĐÂY:
4. Các sai lầm cần tránh khi bán hàng qua mạng xã hội
Ngoài nắm rõ kinh nghiệm bán hàng trên mạng xã hội, dưới đây là một số sai lầm bạn nên tránh để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh:
- Gửi lời mời kết bạn với khách hàng quá sớm.
- Không tìm hiểu kỹ nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Không thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Không đề cao vai trò của bán hàng qua mạng xã hội, xem đây chỉ là kênh kinh doanh phụ.
- Không quản lý tốt quá trình bán hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Bạn cần nắm rõ những sai lầm cần tránh để hạn chế rủi ro khi kinh doanh qua mạng xã hội.
Có thể thấy, bán hàng qua mạng xã hội là mô hình kinh doanh có tiềm năng phát triển và mang lại lợi nhuận khủng. Tuy nhiên, nếu muốn thành công khi kinh doanh theo hình thức này, bạn cần nắm vững 9 kinh nghiệm trên đây, để hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chúc các bạn thành công!