Bật mí 10 cách đặt tên shop hay, ý nghĩa thu hút khách hàng

Một cái tên ấn tượng và ý nghĩa sẽ mang đến nhiều hiệu quả trong kinh doanh mà bạn khó biết được. Tuy nhiên, rất nhiều chủ cửa hàng kinh doanh đau đầu vì không biết đặt tên shop như thế nào cho phù hợp. Việc đặt tên shop không chỉ là hình thức quảng bá thương hiệu mà nó còn là cách để khách hàng nhớ tới shop của bạn mỗi khi cần mua hàng. Bài viết này Haravan sẽ bật mí cho bạn các cách đặt tên shop hay và ý nghĩa tạo ấn tượng với khách hàng.

Cách đặt tên shop hay và ý nghĩa cho bạn

Cách đặt tên shop hay và ý nghĩa cho bạn

1. Tầm quan trọng của việc đặt tên shop hay

Việc chọn đúng tên shop hay là vô cùng quan trọng và cần thiết mang đến nhiều lợi ích và gắn liền với thương hiệu kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số lợi ích khi đặt tên shop đúng và hay mang lại cho người kinh doanh như:

  • Chọn tên shop hay được xem như là bước khởi đầu quan trọng, tạo nền móng giúp cho kinh doanh thành công.

  • Đặt tên shop hay sẽ tạo ra nhận thức cụ thể trong tâm trí khách hàng về sản phẩm, thương hiệu của bạn.

  • Tên shop hay giúp tạo lợi thế tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Cũng như giúp khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn, dễ dàng ghi nhớ, quan tâm và có xu hướng quay lại.

  • Đặt tên shop hay còn giúp người kinh doanh tự tin, có động lực hơn trong việc phát triển thương hiệu.

  • Tên shop hay sẽ góp phần làm truyền thông, marketing hiệu quả hơn và tiết kiệm ngân sách chi phí cho doanh nghiệp.

  • Đặt tên shop hợp phong thủy còn giúp tài vận kinh doanh tốt hơn, thành công hơn.

2. Những tiêu chí bạn nên biết khi đặt tên shop

Muốn đặt tên cửa hàng hay và ý nghĩa không hề đơn giản một chút nào, đặc biệt với những người mới bắt đầu kinh doanh. Hơn thế nữa, khi đặt tên cho shop, cửa hàng bạn không nên dựa vào cảm xúc của bản thân mà cần tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận trong quá trình tìm tên. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần pháp áp dụng các nguyên tắc sau khi đặt tên cửa hàng.

2.1 Tên shop phải đơn giản, dễ nhớ

Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đặt tên shop kinh doanh. Hãy chọn lựa tên đơn giản, dễ nhớ và mang đến cảm xúc cho khách hàng. Tránh đặt tên quá cao siêu, học thuật khó đọc, khó nhớ sẽ khiến khách hàng dễ quên ngay. Bên cạnh đó, tên shop chỉ nên có độ dài trong khoảng 1- 4 từ là phù hợp nhất.

Đặt tên shop đơn giản, dễ nhớ

Đặt tên shop đơn giản, dễ nhớ

2.2 Chọn tên shop độc đáo, có sự khác biệt

Việc đặt tên shop nên lựa chọn một cái tên thật ấn tượng, tạo ra sự khác biệt riêng cho mình. Nếu được thì tên shop có thể đồng thời gắn với các sản phẩm mà bạn đang kinh doanh để bộc lộ được điểm mạnh, điểm nổi bật của thương hiệu.

Tuy nhiên dù các tên shop hay có độc, lạ tới đâu thì bạn vẫn phải nhớ đó là tên dễ đọc, dễ nhớ. Đặc biệt là tên mà bạn đặt không trùng với các thương hiệu khác để tránh sự cạnh tranh lớn và dễ gây hiểu lầm cho khách hàng.

2.3 Đặt tên phù hợp với khách hàng mục tiêu

Khi đặt tên shop bạn cần chú ý tới đối tượng khách hàng mục tiêu đang hướng tới để đặt tên phù hợp. Điều này cần phải dựa vào nghiên cứu dữ liệu về nhân khẩu học, sở thích, mức thu nhập và hành vi tiêu dùng cụ thể để có thể đưa ra cái tên shop phù hợp cho mình.

3. Chia sẻ 10 cách đặt tên shop hay và ý nghĩa

Sau đây Haravan sẽ gợi ý cho bạn một số cách đặt tên shop hay, ý nghĩa và phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn.

3.1 Cách đặt tên shop theo đặc trưng sản phẩm

Đây là cách đặt tên cửa hàng kinh điển hiện nay, việc đặt tên shop theo sản phẩm cụ thể này sẽ giúp dễ hình dung cũng như tạo được ấn tượng tốt hơn cho khách hàng khi họ có nhu cầu mua sản phẩm. Bởi chỉ cần nhắc đến tên của shop là khách hàng cũng có thể biết được ngày loại mặt hàng mà bạn đang bán và có xuất xứ như thế nào.

Ví dụ như: Cửa hàng nội thất, Mỹ phẩm xách tay Hàn Quốc... Tuy nhiên cách đặt tên này không tạo nên sự khác biệt, khách hàng khó có thể nhớ được thương hiệu của bạn. Vì thế chỉ khi mặt hàng kinh doanh của bạn còn mới, ít cạnh tranh thì hãy áp dụng cách đặt tên shop này để có hiệu quả nhé.

Đặt tên shop theo đặc trưng sản phẩm

Đặt tên shop theo đặc trưng sản phẩm

3.2 Cách tên shop theo địa chỉ

Đã có rất nhiều chủ cửa hàng đã lấy luôn địa chỉ mặt bằng của shop để đặt tên cho cửa hàng của mình. Đây là một cách hay để khách hàng nhớ luôn cả tên và địa chỉ mua hàng như Giày 69, Kính 36... Hoặc một số công ty, doanh nghiệp quy mô lớn cũng đã lấy địa danh đó để ghép vào tên thương hiệu của mình như: Bia Sài Gòn, Cà phê Buôn Ma Thuột, Nem chua Thanh Hóa...

3.3 Đặt tên theo đặc điểm nổi bật của cửa hàng

Nếu cửa hàng của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, phong cảnh xung quanh thì có thể áp dụng cách đặt tên shop hay theo cách này. Ví dụ như Lẩu dê Ngã Bảy, Bia hơi Trần Nhật Duật... Cách đặt tên theo đặc điểm nổi bật của cửa hàng giúp tạo được sự gần gũi, dân dã và có tính gợi nhớ cao.

3.4 Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài

Cách đặt tên cửa hàng hay bằng thương hiệu nước ngoài hiện nay đang là xu hướng mới ở Việt Nam, đặc biệt là những bạn trẻ khởi nghiệp rất ưa chuộng hình thức đặt tên này. Ưu điểm là tạo ra tên thương hiệu không bị trùng lặp, vô cùng sang chảnh, thu hút đông đảo khách hàng.

Vì thế mà rất nhiều shop quần áo, cửa hàng bán mỹ phẩm đã lựa chọn đặt tên shop mình bằng tiếng nước ngoài. Có thể kể đến một số cái tên như: Adam Store, X- Men, Venus, Girl Boutique...

Đặt tên shop hay bằng tiếng nước ngoài

Đặt tên shop hay bằng tiếng nước ngoài

3.5 Đặt tên quán bằng cách kích thích sự tò mò

Với xu hướng mới, đặt tên quán bằng sự kích thích tò mò đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Mục đích là tạo ra cảm giác hiếu kỳ của khách hàng xem bạn bán gì, sản phẩm của bạn có gì hay không.

Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh các sản phẩm quá quen thuộc thì việc sử dụng cách thức đặt tên này sẽ thu hút đông đảo khách hàng hơn. Có thể kể đến một số tên như: Quán Ăn đê, Quán Treo đầu dê bán thịt chó...

3.6 Đặt tên cửa hàng theo quy mô kinh doanh

Nếu có ý định kinh doanh nhiều mặt hàng cùng chủng loại, đa dạng mẫu mã kiểu dáng thì bạn có thể đặt tên như Thế giới di động, Vua Nệm, Siêu thị gia dụng... nhằm truyền tải tới khách hàng là shop của bạn có đầy đủ mọi thứ họ cần.

Tuy nhiên, tên shop phụ kiện hay này chỉ phù hợp với các cửa hiệu lớn, quy mô to. Nếu bạn có quy mô cửa hàng nhỏ thì không nên sử dụng cách đặt tên này sẽ khiến khách hàng cảm giác bị lừa và không quay lại lần thứ hai.

Đặt tên cửa hàng theo quy mô kinh doanh

Đặt tên cửa hàng theo quy mô kinh doanh

3.7 Đặt tên cửa hàng hợp tuổi theo phong thủy

Để đem lại tài vượng, may mắn cho cửa hàng thì hầu hết chủ kinh doanh sẽ quan tâm đến phong thủy để tìm cho shop một cái tên phù hợp. Điều này không chỉ dựa trên yếu tố khoa học về nghiên cứu phong thủy mà còn giúp chủ shop an tâm, tự tin khi kinh doanh.

Dưới đây là một số lưu ý khi đặt tên shop hay dựa vào phong thủy:

  • Nếu bạn thuộc hành Kim thì nên đặt tên shop bắt đầu bằng chữ C, Q, R, S, X, Z.

  • Nếu bạn thuộc hành Mộc thì nên đặt tên shop bắt đầu bằng chữ G, K.

  • Nếu bạn thuộc hành Thủy, tên shop nên bắt đầu bằng chữ B, F, M, H, P.

  • Bạn thuộc hành Hỏa, tên shop nên đặt bắt đầu bằng chữ cái D, J, N, T, V.

  • Bạn thuộc hành Thổ nên đặt tên shop bằng chữ cái A, E, I, O, U, W, Y.

3.8 Cách đặt tên shop theo tên cá nhân

Nếu bạn vừa muốn tên shop hay vừa muốn khẳng định thương hiệu của mình thì có thể chọn cách đặt tên shop bằng chính tên của mình. Việc đặt tên này đơn giản lại vừa nhanh chóng mà hiệu quả đem lại khá tốt. Có thể kể đến một số tên shop hay như: Anh Huy Mobile, Mai Lan Boutique, Kim Chi Spa... nghe cũng khá hay và dễ đọc cũng như giúp khách hàng biết đến chủ cửa hàng này là ai.

Đặt tên thương hiệu theo tên của bạn

Đặt tên thương hiệu theo tên của bạn

3.9 Đặt tên thương hiệu bằng những từ viết tắt

Đây cũng là cách đặt tên cửa hàng khá phổ biến ở Việt Nam, bằng cách đặt tên viết tắt của ngành nghề và địa danh như Vinamilk, Vinaconex... hay là viết tắt tên các chữ cái đầu như ACB, BIDV, ICP...

3.10 Đặt tên thương hiệu nên sử dụng tính từ

Có khá nhiều chủ cửa hàng lựa chọn đặt tên thương hiệu sử dụng tính từ để cho ra đời những tên shop hay và ý nghĩa. Cách đặt tên này được biết đến là gợi ra nhiều sự may mắn, tài lộc cho người kinh doanh. Các tên shop hay có sử dụng tính từ như: Nhựa Tiền Phong, Bảo Hiểm Bảo Việt, Hòa Bình, Hiệp Phát...

Đặt tên thương hiệu sử dụng tính từ - Nhựa Tiền Phong

Đặt tên thương hiệu sử dụng tính từ - Nhựa Tiền Phong

4. Một số lời khuyên khi đổi tên shop

Đã có rất nhiều trường hợp, các shop kinh doanh, thương hiệu lớn trên thế giới không ngần ngại đổi tên của mình cho dù đã hoạt động nhiều năm và có vị trí nhất định trong ngành. Việc đổi tên shop cũng tốt nhưng bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi đổi tên shop của mình.

4.1 Chỉ đổi tên khi bắt buộc phải đổi

Đổi tên shop khá phức tạp và tốn kém nếu bạn đã có tên shop phù hợp cho mình. Bởi việc thay đổi tên sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu, khách hàng của bạn trước đây. Cho dù là thay logo của shop hay gì cũng sẽ là một thách thức khá lớn cho doanh nghiệp.

Chỉ đổi tên khi bắt buộc phải thay đổi

Chỉ đổi tên khi bắt buộc phải thay đổi

4.2 Bắt đầu với cam kết thương hiệu

Điều quan trọng nhất trước khi chọn tên shop chính là hiểu rõ được thương hiệu của bạn sẽ đại diện cho điều gì. Cam kết thương hiệu không phải chỉ là sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp mà đó còn là kết nối tinh thần sâu sắc với khách hàng. Đó là cách mà thương hiệu của bạn nên làm cho khách hàng cảm nhận được.

4.3 Tên shop phải gợi nhiều liên tưởng chứ đừng chỉ mô tả

Cái tên shop dù có mang tính mô tả để giúp sản phẩm của bạn nhận diện được trong tiếp thị tìm kiếm nhưng xét cho cùng thì một cái tên đơn giản như thế sẽ hạn chế doanh nghiệp của bạn phát triển. Việc đổi tên shop phải mang ý nghĩa rộng lớn hơn, giúp bạn có thể phát triển hơn nữa trong thị trường.

4.4 Sử dụng từ ngữ thực tế

Khách hàng thích sự quen thuộc, bằng cách dùng những từ ngữ hay dùng và áp dụng chúng theo những cách độc đáo để tạo ra sự khác biệt khi đổi tên shop phù hợp.

4.5 Dựa vào bối cảnh để thay đổi

Tùy từng giai đoạn phát triển của cửa hàng, mà bạn sẽ có những quyết định nhất định là thay đổi tên shop hay không. Bên cạnh đó có thể là thay đổi cả logo... để giúp cửa hàng của mình tiếp cận tới khách hàng dễ dàng hơn. Đã có rất nhiều công ty lớn cũng quyết định đổi tên shop trong quá trình phát triển và gặt hái được nhiều thành công hơn.

Dựa vào bối cảnh để thay đổi tên shop hiệu quả

Dựa vào bối cảnh để thay đổi tên shop hiệu quả

5. Ý nghĩa tên gọi của một số thương hiệu lớn

Hãy cùng Haravan giới thiệu cho bạn một số tên thương hiệu hay với ý nghĩa lớn đã mang đến nhiều thành công cho chủ thương hiệu và tạo lại dấu ấn trong tâm thức người tiêu dùng hiện nay.

  • Nike: Ý nghĩa là tên của một nữ thần người Hy Lạp.

  • Rolex: Ngụ ý là lời thì thầm của một vị thần.

  • Amazon: Khẳng định dịch vụ đáp ứng từ A-Z.

  • Pepsi: Thức uống lành mạnh và giúp hỗ trợ tiêu hóa.

  • PS: Thương hiệu bảo vệ nụ cười của mọi nhà.

  • Passio: Niềm đam mê bất tận.

  • 7 Eleven: thời gian phục vụ từ 7h sáng đến 11h đêm.

  • Circle K: ý nghĩa là OK.

  • Tiki: Tìm kiếm.

  • Coca Cola: Nguồn gốc nguyên liệu tạo hương vị.

  • Adidas: Mơ về bóng đá.

  • Fahasa: Phát hành sách.

  • Google: Tên gọi đến từ lỗi phát âm.

  • McDonald's: Xác định người điều hành cửa hàng burger chính gốc là ai.

  • Lululemon: Tên gọi mục đích khó phát âm.

  • Zara: Đổi từ tên gốc Zorba.

  • Gap: Khoảng cách thế hệ giữa người lớn và trẻ em.

6. Kết luận

Việc đặt tên cửa hàng kinh doanh khá quan trọng và cần thiết để có thể xây dựng thương hiệu cho mình. Hy vọng với những chia sẻ của Haravan về cách đặt tên shop hay ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing và những công cụ hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với Haravan để được tư vấn, giúp đỡ để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp mình nhé.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

> Bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: