Bán hàng qua điện thoại là một trong những phương thức tiếp cận khách hàng trực tiếp và nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, người bán cần có chiến lược phù hợp. Vậy đâu là cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại hiệu quả? Cùng Haravan tìm hiểu nhé!
I. Tổng hợp 12 cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại hiệu quả nhất
1. Thu thập thông tin khách hàng
Để thuyết phục một ai đó, bước đầu tiên là hiểu rõ về họ: họ là ai, đang gặp vấn đề gì và mong muốn gì. Việc gọi điện mà không có bất kỳ thông tin nào về khách hàng sẽ dẫn đến một cuộc gọi không hiệu quả. Trước khi tiến hành chào hàng qua điện thoại, người liên hệ hãy tận dụng mạng Internet và các thông tin sẵn có từ đội ngũ kinh doanh để tạo hồ sơ khách hàng. Hồ sơ nên bao gồm tên, địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh, những khó khăn đang gặp phải, và thậm chí là sở thích, thói quen.
Thu thập thông tin khách hàng để chọn cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại là rất cần thiết.
Thu thập thông tin chi tiết giúp xác định được cách tiếp cận phù hợp với từng khách hàng, bởi mỗi người đều có nhu cầu và tính cách khác nhau. Việc hiểu rõ khách hàng không chỉ giúp bạn đưa ra lời khuyên đúng đắn mà còn dẫn dắt họ đến sản phẩm một cách thuyết phục hơn. Nhờ việc thu thập thông tin kỹ lưỡng, nhà bán hàng sẽ tăng khả năng thành công trong việc áp dụng nghệ thuật bán hàng qua điện thoại.
2. Chuẩn bị sẵn kịch bản gọi điện thoại bán hàng
Một nguyên tắc bất biến trong ngành bán hàng là "Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại." Dù bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực telesales, việc bỏ qua bước chuẩn bị kịch bản gọi điện thoại bán hàng là không nên. Kịch bản bán hàng không chỉ giúp bạn dễ dàng truyền tải thông tin trọng tâm mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Để nâng cao cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại, kịch bản bán hàng cần tập trung vào các thông tin về khách hàng, cùng các yếu tố liên quan như cá tính, thói quen và sở thích. Bạn có thể áp dụng phương pháp giả định các tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị câu trả lời cho những tình huống này khi lên mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại. Việc có sẵn mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại sẽ giúp bạn tự tin hơn và ứng phó linh hoạt với các vấn đề thực tế, góp phần nâng cao tỷ lệ thành công của cuộc gọi.
Bạn nên chuẩn bị sẵn mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại.
3. Luyện tập trước khi thực hiện cuộc gọi
Đối với người mới bắt đầu trong lĩnh vực bán hàng qua điện thoại, bước này là vô cùng quan trọng. Khi thực hiện cuộc gọi, bạn đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của công ty. Telesales không thể sử dụng khách hàng làm "thử nghiệm" cho các sai sót của mình. Bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp để luyện tập, đóng vai khách hàng và đánh giá khả năng của bạn.
Việc luyện tập không chỉ giúp tăng sự tự tin mà còn trang bị thêm kinh nghiệm để tránh những sai lầm có thể gặp phải trong cuộc gọi thật. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập tại nhà bằng cách ghi âm lại các cuộc hội thoại giả lập và nghe lại để rút kinh nghiệm. Bằng cách này, bạn sẽ có thể áp dụng kịch bản gọi điện thoại bán hàng một cách hiệu quả, mang lại kết quả tích cực cho các cuộc chào hàng.
4. Tạo sự thoải mái trước khi bắt đầu cuộc gọi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giao tiếp qua điện thoại, giọng nói chiếm tới 86% hiệu quả truyền tải thông điệp, trong khi nội dung chỉ đóng góp 14%. Do đó, việc thư giãn trước khi telesales sẽ giúp bạn tự tin hơn và dễ dàng tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Để nâng cao cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại, bạn nên chú ý đến tư thế thoải mái, giúp bản thân bình tĩnh xử lý các câu hỏi và phản hồi từ khách hàng một cách hiệu quả.
Trước khi gọi, người liên hệ nên bắt đầu bằng cách hít thở sâu và giữ nụ cười vui vẻ, ngồi ở tư thế thoải mái, cầm điện thoại một cách tự nhiên để giọng nói của bạn truyền tải được rõ ràng nhất. Điều này sẽ hỗ trợ bạn trong việc thực hiện kịch bản bán hàng qua điện thoại, giúp đạt được mục tiêu cuộc gọi.
Người liên hệ cần tạo sự thoải mái trước khi gọi điện cho khách hàng.
5. Đi thẳng vào vấn đề để gây ấn tượng
Khi chào hàng qua điện thoại, việc đi thẳng vào vấn đề là rất quan trọng, vì khách hàng không có nhiều thời gian để lắng nghe những điều không cần thiết. Người liên hệ cần tạo ấn tượng ban đầu bằng giọng nói ấm áp, nghiêm túc nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng. Điều này không chỉ giúp bạn xuất hiện chuyên nghiệp mà còn giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được giá trị và lợi ích sản phẩm mang lại.
Thay vì dành nhiều thời gian cho phần giới thiệu, bạn nên ngắn gọn nội dung này và trực tiếp vào vấn đề chính. Ví dụ, thay vì giới thiệu đầy đủ thông tin về bản thân và công ty, hãy hỏi ngay vào nhu cầu cụ thể của khách hàng: "Chào anh XYZ, hiện cửa hàng của anh đã sử dụng giải pháp quản lý nào chưa?" Điều này giúp duy trì sự chú ý của khách hàng, gia tăng tỷ lệ thành công của cuộc gọi, và nâng cao kỹ năng cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại.
6. Thay thế câu hỏi bằng lời đề nghị
Một lỗi phổ biến mà nhiều người gặp phải là đặt quá nhiều câu hỏi, khiến khách hàng cảm thấy như đang bị "tra khảo" thay vì được tư vấn. Là một chuyên viên bán hàng, bạn nên hướng đến việc hỗ trợ khách hàng trong việc ra quyết định, bằng cách dẫn dắt họ một cách khéo léo. Thay vì đưa ra nhiều câu hỏi liên tiếp, hãy cung cấp cho họ những lựa chọn rõ ràng.
Ví dụ: "Vậy anh Minh có thể gặp em vào thứ 3 hay thứ 4 tuần này? Buổi sáng lúc 9 giờ hay buổi chiều lúc 3 giờ 30? Tại văn phòng hay một địa điểm khác mà anh thuận tiện?"
Nếu khách hàng vẫn từ chối, bạn đừng cố gắng thuyết phục thêm mà hãy chuyển sang một hướng khác. Bạn có thể đề xuất dời lịch hẹn hoặc chuyển sang một cuộc gọi sau. Ví dụ: "Chị yên tâm, em chỉ muốn trao đổi với anh về giải pháp đào tạo mới của công ty, không yêu cầu anh quyết định mua ngay. Nếu tuần này anh bận, em sẽ gọi lại vào giờ này tuần sau nhé?" Bạn nên nhớ rằng, điều quan trọng là mỗi cuộc gọi phải mở ra cơ hội tiếp theo. Đó chính là cách tiếp cận hiệu quả trong cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại.
Thay thế câu hỏi bằng lời đề nghị là nghệ thuật bán hàng qua điện thoại hiệu quả.
7. Nêu bật lợi ích dành cho khách hàng
Tạo dựng ấn tượng ban đầu với khách hàng không dễ, nhưng duy trì sự chú ý của họ trong suốt cuộc trò chuyện còn khó hơn. Người bắt đầu cuộc gọi đừng chỉ nói theo một kịch bản cố định, mà hãy đi thẳng vào nhu cầu của khách hàng. Nếu họ sở hữu một tiệm tạp hóa, bạn có thể nói rằng bạn hiểu rõ việc quản lý số lượng sản phẩm lớn theo cách truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do họ cần một giải pháp công nghệ tự động với các tính năng ưu việt, và phần mềm quản lý của công ty bạn có thể đáp ứng hoàn hảo những nhu cầu này.
8. Khách hàng là trọng tâm của mọi cuộc gọi
Khi bán hàng qua điện thoại, khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Dù không gặp mặt trực tiếp, bạn vẫn cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến từng khách hàng. Khi giao tiếp, người telesales hãy chú ý đến giọng điệu, ngữ điệu, tránh ngắt lời hoặc nói quá nhanh. Thay vì chỉ tập trung vào việc bán hàng, bạn nên lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Đôi khi, những khách hàng khó tính lại chính là những người có tiềm năng hợp tác lâu dài. Bởi lẽ, rất hiếm người làm hài lòng được họ, nhưng nếu bạn có thể, họ sẽ lựa chọn đồng hành cùng bạn.
Khi bán hàng qua điện thoại, khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu.
9. Vượt qua rào cản đầu tiên: Thư ký
Để thành công trong telesales, bạn cần vượt qua được "người gác cổng" đầu tiên - thư ký. Thư ký thường nhận được rất nhiều cuộc gọi mỗi ngày, vì vậy bạn cần làm nổi bật cuộc gọi của mình với họ. Thay vì giới thiệu bản thân một cách đơn thuần, bạn nên tập trung vào giá trị mà bạn mang đến cho công ty của họ. Ví dụ: "Xin chào, tôi muốn nói chuyện với giám đốc [tên giám đốc] về một giải pháp giúp tăng doanh số cho bộ phận [bộ phận liên quan] của công ty anh/chị."
10. Giữ vững tinh thần tích cực trong telesales
Trong công việc telesales, việc đối mặt với những cuộc gọi bị từ chối và phản ứng tiêu cực từ khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Áp lực công việc lớn khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Tuy nhiên, chính thái độ tích cực sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn này và đạt được thành công.
Để duy trì thái độ tích cực, bạn cần học cách quản lý cảm xúc của mình, đừng để những cuộc gọi không thành công ảnh hưởng đến tinh thần. Bạn nên tự thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu để tạo động lực và tích cực học hỏi từ những người có kinh nghiệm và xây dựng một môi trường làm việc vui vẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Bạn nên nhớ rằng mỗi cuộc gọi đều là một cơ hội để bạn học hỏi và phát triển. Đừng nản lòng trước những thất bại tạm thời. Với thái độ tích cực và sự kiên trì, bạn chắc chắn sẽ thành công trong lĩnh vực telesales
Bạn không nên để những cuộc gọi không thành công ảnh hưởng đến tinh thần.
11. Đừng biến cuộc gọi thành một chiều
Trong telesales, việc đơn thuần truyền đạt thông tin về sản phẩm là chưa đủ. Cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại hiệu quả, ấn tượng và thuyết phục khách hàng là cần tạo ra một cuộc đối thoại hai chiều. Thay vì chỉ nói một mạch, bạn nên xen kẽ những câu hỏi mở để khách hàng có cơ hội chia sẻ ý kiến và nhu cầu của mình. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng mà còn khiến họ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Ví dụ, thay vì nói "Sản phẩm của chúng tôi có rất nhiều tính năng ưu việt...", bạn có thể hỏi "Anh/chị quan tâm đến những tính năng nào ở một sản phẩm như vậy?".
Một trong những lỗi phổ biến mà nhiều telesales mắc phải là nói quá nhiều trong cuộc gọi. Mặc dù thời gian có hạn và bạn muốn cung cấp nhiều thông tin cho khách hàng, nhưng việc này có thể khiến cuộc gọi trở nên một chiều, thiếu sự tương tác. Khách hàng sẽ cảm thấy nhàm chán và khó lòng ghi nhớ những gì bạn nói. Do đó, để có cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại hiệu quả, bạn nên kết hợp các câu hỏi hoặc lời đề nghị trong khi giới thiệu sản phẩm.
Khi bạn vừa giới thiệu sản phẩm vừa hỏi ý kiến khách hàng, điều này sẽ giúp họ cảm thấy hứng thú hơn với cuộc trò chuyện. Đồng thời, những phản hồi từ khách sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về nhu cầu của họ, từ đó dễ dàng dẫn dắt họ đến sản phẩm phù hợp của doanh nghiệp. Việc tạo sự tương tác không chỉ làm cuộc gọi thú vị hơn mà còn gia tăng khả năng thành công trong việc chào hàng qua điện thoại.
Bạn nên xen kẽ những câu hỏi mở để khách hàng có cơ hội chia sẻ ý kiến và nhu cầu của mình.
12. Đúc kết kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi
Kinh nghiệm là một yếu tố không thể thiếu khi tích lũy cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại. Để trở thành một telesales có nghệ thuật bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp, bạn cần có thói quen đúc rút kinh nghiệm từ mỗi cuộc gọi. Bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp hoặc tự mình ghi lại những bài học quan trọng để cải thiện cho lần sau.
Trong quá trình giao tiếp qua điện thoại, hãy ghi chú lại những thông tin quan trọng từ khách hàng vào cuốn sổ của bạn. Tổng hợp và lưu giữ thông tin cần thiết giúp bạn đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Việc này sẽ giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn và chuẩn bị cho những cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại hiệu quả hơn trong tương lai.
Dù bạn có thành công hay không, hãy nhớ rằng bạn đang trên hành trình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng qua điện thoại. Khi khách hàng nói “không”, điều này không có nghĩa là họ sẽ không mua hàng mà có thể là “chưa phải lúc này” hoặc họ chưa có đủ quyền quyết định. Ban cần suy nghĩ thấu đáu và tiếp cận theo một phương pháp khác để nâng cao cơ hội thành công cho những lần chào hàng tiếp theo.
II. Tối ưu hóa doanh thu cùng phần mềm quản bán hàng đa kênh Haravan
Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc áp dụng cách giới thiệu sản phẩm qua điện thoại hiệu quả rất quan trọng để thu hút khách hàng. Tại Haravan, phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình chào hàng qua điện thoại. Phần mềm giúp quản lý danh sách khách hàng giúp nhân viên hiểu rõ nhu cầu người mua, từ đó cá nhân hóa cuộc gọi.
Liên hệ với Haravan ngay để nhận dùng thử miễn phí trong 14 ngày nhé!