Bỏ túi ngay kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu

Để có thể thành công khi kinh doanh thời trang, bạn cần nắm vững được những kinh nghiệm mở shop quần áo từ những người thành công đi trước. Bên cạnh đó, tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan sẽ giúp bạn định hướng đúng đắn và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây nếu đang có ý định kinh doanh quần áo nhé.

1. Ngành kinh doanh thời trang có nhiều tiềm năng

Kinh doanh thời trang là mặt hàng có nhiều tiềm năng phát triển nhất hiện nay

Kinh doanh thời trang là mặt hàng có nhiều tiềm năng phát triển nhất hiện nay

Thời trang là một trong những ngành có nhu cầu sử dụng cao nhất trên thị trường. Mặt hàng này cũng có xu hướng thay đổi mẫu mã liên tục, vì vậy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng chưa bao giờ giảm sút.

Bên cạnh đó, nguồn cung của mặt hàng này cũng rất phong phú và đa dạng về cả mẫu mã và kiểu dáng. Ngoài ra, nếu nắm được kinh nghiệm kinh doanh quần áo thì sẽ mang lại lợi nhuận khá cao.

2. Vậy để mở shop bán quần áo cần bao nhiêu vốn?

Để kinh doanh shop quần áo, bạn cần phải chuẩn bị đủ số vốn cần thiết như sau:

2.1 Chi phí thuê mặt bằng

Đây là khoản chi phí cố định mà bạn phải chi trả hàng tháng. Thông thường, chủ mặt bằng sẽ yêu cầu bạn đóng tiền thuê từ 3 đến 6 tháng một lần. Chi phí thuê sẽ chiếm 10-15% số vốn đầu tư, tương đương với 5-10 triệu đồng mỗi tháng.

Tại các thành phố lớn, khoản chi phí này sẽ cao hơn, đặc biệt là ở những vị trí đẹp. Tuy nhiên, bạn cần xem xét tiềm lực tài chính của mình để lựa chọn mặt bằng kinh doanh thời trang có vị trí và diện tích phù hợp.

2.2. Chi phí nhập hàng

Khoản chi phí này sẽ chiếm 60-70% tổng số vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên để sử dụng nguồn vốn hợp lý, bạn cần cân nhắc tìm nơi cung ứng quần áo có giá thành phù hợp, chất lượng đảm bảo.

Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để phân bổ chi phí nhập hàng phù hợp với nguồn vốn

Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để phân bổ chi phí nhập hàng phù hợp với nguồn vốn

2.3. Chi phí thiết kế hoặc sửa chữa cửa hàng

Sau khi thuê được mặt bằng và tìm được nguồn hàng phù hợp, bạn cũng cần phải bỏ ra khoảng 20-30 triệu để thiết kế và sửa chữa lại cửa hàng.

Một số nội thất bạn cần mua sắm để trang trí cửa hàng quần áo như: biển hiệu, cửa, kệ, tủ, móc, gương, hệ thống ánh sáng và âm thanh,... Những vật dụng này, bạn có thể mua mới hoặc liên lạc với các cửa hàng thanh lý để tiết kiệm chi phí.

2.4. Chi phí vận hành

Để vận hành shop quần áo, bạn cần phải chi ra các khoản phí:

  • Chi phí thuê nhân viên: Nếu bạn không đủ thời gian để tự xử lý mọi việc thì có thể thuê thêm 1-2 nhân viên bán hàng. Mức lương trung bình cho vị trí này hiện nay nằm trong khoảng từ 4-6 triệu/người phụ thuộc vào thời gian làm việc.

  • Chi phí mua sắm thiết bị: Bạn cần bỏ ra khoảng 3-4 triệu đồng để mua thêm các thiết bị hỗ trợ quá trình kinh doanh của mình như: máy in hoá đơn, máy quét mã vạch.

  • Chi phí mua các phần mềm quản lý buôn bán: Thông thường, bạn nên bỏ ra 3-4 triệu để mua phần mềm quản lý buôn bán với hạn sử dụng trong khoảng 2 năm. Khoản chi phí đầu tư này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi buôn bán quần áo, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng.

Kinh nghiệm mở shop quần áo là phân bổ nguồn vốn phù hợp cho các loại chi phí cần thiết

Kinh nghiệm mở shop quần áo là phân bổ nguồn vốn phù hợp cho các loại chi phí cần thiết

3. Quy trình mở shop quần áo từ A - Z dành cho người mới bắt đầu

Mở shop quần áo cần những gì là băn khoăn của không ít người hiện nay, đặc biệt là những ai mới lần đầu kinh doanh. Dưới đây là tất tần tật những kinh nghiệm mở shop quần áo mà bạn có thể tham khảo.

3.1 Phác thảo ý tưởng kinh doanh thời trang

Việc cần làm đầu tiên khi xây dựng mô hình shop quần áo là xác định phong cách thời trang mà cửa hàng hướng đến, sang trọng, năng động, tiểu thư hay cá tính. Sau khi xác định xong, bạn mới có thể chuyên tâm vào việc phát triển phong cách đấy theo hướng đi riêng biệt và độc đáo của mình.

Ngoài ra, bạn cần nghĩ ra một cái tên đặc biệt cho shop thời trang của mình. Để tạo dấu ấn trong trí nhớ của khách hàng thì tên cửa hàng cần ý nghĩa, ngắn gọn, dễ nhớ và đặc biệt không trùng với các shop quần áo trước đó.

>> Xem ngay: Bật mí 16 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, cực đơn giản

Phác thảo ý tưởng kinh doanh là công việc đầu tiên bạn cần làm trước khi mở shop

Phác thảo ý tưởng kinh doanh là công việc đầu tiên bạn cần làm trước khi mở shop

3.2 Lập kế hoạch chi tiết

Sau khi phác thảo được ý tưởng kinh doanh, bước tiếp theo là bạn cần lập kế hoạch chi tiết, cụ thể:

Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm người có nhu cầu mua sắm mặt hàng quần áo của shop. Chủ cửa hàng sẽ dựa vào đó để lựa chọn nguồn hàng cũng như thiết kế cửa hàng phù hợp với phong cách thời trang của họ.

Theo kinh nghiệm mở shop quần áo của các bậc tiền bối, nếu mới kinh doanh bạn không nên tập trung vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Việc này sẽ khiến bạn hoang mang và gặp khó khăn trong việc lựa chọn nguồn hàng.

Bạn chỉ cần xác định rõ các đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu mà cửa hàng hướng tới như: nam hay nữ, già hay trẻ, thu nhập cao hay thấp... Từ đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc nhập hàng và quảng bá thương hiệu.

Xác định tệp khách hàng mục tiêu để lựa chọn nguồn hàng và phong cách phù hợp

Xác định tệp khách hàng mục tiêu để lựa chọn nguồn hàng và phong cách phù hợp

Nghiên cứu đối thủ trong cùng phân khúc kinh doanh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là quá trình tìm hiểu quy mô, phong cách, mức giá, hình thức và tình trạng kinh doanh của các cửa hàng thời trang trong cùng phân khúc. Từ đó, tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm của họ để xây dựng kế hoạch kinh doanh shop quần áo của mình hoàn thiện hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tính toán mức độ cạnh tranh trong khu vực mở shop để đưa ra những giải pháp giúp cửa hàng của mình trở nên nổi bật hơn. Ngoài ra, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn giúp bạn lựa chọn được hình thức quảng cáo phù hợp với thị trường kinh doanh hiện tại.

Nguồn vốn

Một kinh nghiệm mở shop quần áo khác là phải xác định và phân bổ nguồn vốn phù hợp với các chi phí cần thiết. Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi lập kế hoạch phân bổ chi phí.

Hiện nay, nếu muốn mở một shop quần áo, bạn cần chuẩn bị nguồn vốn đầu tư khoảng 60-100 triệu để phân bổ hợp lý cho khâu mở cửa hàng và nhập hàng. Chính vì vậy, bạn cần lập bảng dự toán chi phí trước khi bắt tay vào mở shop quần áo để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh.

Nguồn hàng

Có nguồn hàng chất lượng là yếu tố quyết định trực tiếp đến uy tín và lợi nhuận của cửa hàng quần áo. Một số nguồn hàng quần áo bán online phổ biến hiện nay như:

  • Tự thiết kế mẫu mã.

  • Nhập hàng từ xưởng may.

  • Nhập hàng Trung Quốc.

  • Nhập hàng từ các chợ đầu mối trong nước.

Tùy vào mức độ hiểu biết, mối quan hệ, nguồn vốn và phong cách của cửa hàng mà bạn sẽ lựa chọn nguồn hàng phù hợp.

Lựa chọn nguồn hàng giá tốt và chất lượng là kinh nghiệm mở shop quần áo thành công

Lựa chọn nguồn hàng giá tốt và chất lượng là kinh nghiệm mở shop quần áo thành công

3.3. Lựa chọn địa điểm bán quần áo đắc địa

Lựa chọn được vị trí mở cửa hàng đắc địa sẽ giúp công việc kinh doanh shop quần áo của bạn thuận lợi hơn. Theo đó, một vị trí bán quần áo đắc địa là địa điểm đáp ứng được các yếu tố:

  • Cửa hàng nằm gần trung tâm thành phố là nơi có đông người qua lại sẽ tiết kiệm được một phần chi phí quảng cáo vì khách hàng sẽ dễ nhìn thấy cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ở khu vực này khá cao nên bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.

  • Cửa hàng nằm ở trung tâm mua sắm sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng qua lại thường xuyên. Nhưng chi phí thuê mặt bằng ở đây sẽ cao hơn nhiều so với những chỗ khác.

  • Cửa hàng nằm gần các khu dân cư đông đúc sẽ giúp chi phí thuê mặt bằng sẽ thấp hơn. Tuy vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ thu nhập, sở thích và nhu cầu mua sắm của người dân xung quanh khu dân cư để lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp.

  • Kinh doanh thời trang cần những địa điểm có đường xá rộng rãi, giao thông thuận lợi, nơi đỗ xe an toàn giúp khách hàng mua sắm thoải mái và yên tâm về tài sản cá nhân của mình.

>> Bên cạnh việc lựa chọn địa điểm bán, bạn cũng cần tìm hiểu thêm Cách hiển thị địa điểm trên google cho người bán hàng

Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với nguồn vốn và tệp khách hàng mục tiêu

Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với nguồn vốn và tệp khách hàng mục tiêu

3.4. Hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh bằng việc thiết kế cửa hàng

Công việc tiếp theo là thiết kế cửa hàng mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn.

Trang trí shop quần áo

Sau khi thuê được mặt bằng kinh doanh phù hợp, bạn sẽ tiến hành mua sắm nội thất và ngoại thất để thiết kế, trang trí shop quần áo.

  • Nội thất bao gồm: hệ thống âm thanh - ánh sáng, gương, kệ, tủ, móc, bàn, máy tính, camera, thiết bị bán hàng,...

  • Ngoại thất bao gồm: biển hiệu, băng rôn quảng cáo,...

Mua sắm các thiết bị hỗ trợ

Bạn cũng cần mua sắm các thiết bị hỗ trợ quá trình bán hàng và quản lý kinh doanh như: máy chấm công, máy in hoá đơn, máy quét mã vạch... Đây là kinh nghiệm mở shop quần áo giúp cửa hàng của bạn chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả hơn.

Sắp xếp hàng hóa thẩm mỹ, gọn gàng

Việc sắp xếp hàng hóa thẩm mỹ và gọn gàng sẽ giúp khách hàng quan sát quần áo dễ dàng. Đồng thời, phân loại hàng hoá rõ ràng cũng giúp công việc quản lý cửa hàng đạt hiệu quả cao hơn.

Thiết kế cửa hàng độc lạ và bắt mắt là cách thu hút khách hàng tiềm năng

Thiết kế cửa hàng độc lạ và bắt mắt là cách thu hút khách hàng tiềm năng

3.5. Bắt đầu vận hành cửa hàng kinh doanh quần áo

Đầu tiên, để bắt đầu khai trương shop quần áo, bạn cần lưu ý các điều dưới đây:

Thời điểm khai trương

Hàng năm sẽ có các thời điểm thích hợp để khai trương shop quần áo. Thông thường, bạn nên lựa chọn tháng 4 nếu là mùa hè và tháng 10 vào mùa đông. Bởi vì đây là thời điểm bắt đầu các xu hướng thời trang mới, chuyển giao giữa các mùa nên sẽ thu hút nhu cầu mua sắm của mọi người.

Khai trương cửa hàng kết hợp với chiến lược marketing phù hợp để quảng bá thương hiệu

Khai trương cửa hàng kết hợp với chiến lược marketing phù hợp để quảng bá thương hiệu

Thu hút khách hàng

Trang trí buổi khai trương với các phụ kiện bắt mắt như: băng rôn, hoa, âm nhạc,... kết hợp với chiến lược marketing đi kèm như: phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội,...

>> Xem ngay: Các bí quyết thu hút khách hàng đến cửa hàng của bạn

Tổ chức các chương trình khuyến mãi

Xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn là cách được rất nhiều chủ cửa hàng sử dụng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh giá thành sản phẩm phù hợp để tránh thua lỗ.

Có phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều các phần mềm quản lý bán hàng thông minh. Những phần mềm này hầu hết đều tích hợp rất nhiều tính năng tiện lợi như: theo dõi đơn hàng, tồn kho, báo cáo doanh thu, lợi nhuận... sẽ giúp việc quản lý kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Hơn 50.000 nhà kinh doanh uy tín trong nước đã lựa chọn phần mềm bán hàng Haravan Omnichannel để công việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Khi sử dụng phần mềm, bạn có thể tiếp nhận và xử lý đơn hàng tự động, chuyển đơn hàng loạt cho nhà vận chuyển một cách nhanh chóng. Đặc biệt kể từ khi có Haravan Omnichannel, nhiều chủ shop dễ dàng kiểm soát tồn kho, đơn hàng tránh thất thoát, đồng thời tránh các thao tác đăng nhập đăng xuất rườm rà giữa các tài khoản ở các kênh bán khác nhau.

Chưa hết, phần mềm còn tích hợp nhiều tính năng mang lại giá trị thiết thực như: theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên, chủ động ẩn hoặc hiện sản phẩm đang bán, thanh toán linh hoạt với 12 kênh phổ biến, báo cáo số lượng đơn hàng và doanh thu định kỳ…

Bán quần áo đa kênh - nhưng chỉ cần quản lý trên cùng một nền tảng cùng Haravan Omnichannel.

Bán quần áo đa kênh - nhưng chỉ cần quản lý trên cùng một nền tảng cùng Haravan Omnichannel.

Đừng bỏ qua nền tảng quản lý bán hàng thông minh - hợp nhất kinh doanh online và chuỗi cửa hàng với mọi quy mô lớn nhỏ.

4. Những điều cần lưu ý khi bán quần áo để không thua lỗ

Bên cạnh những kinh nghiệm mở shop quần áo đã được tổng hợp ở phần trên, các chủ cửa hàng cũng cần tham khảo một số lưu ý khi kinh doanh hiệu quả:

  • Không nhập quá nhiều hàng để hạn chế trường hợp tồn kho do quần áo không còn phù hợp với xu hướng thời trang.

  • Tránh bán hàng mang tính đại trà. Bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường để lựa chọn những mẫu mã độc đáo mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác.

  • Đừng áp dụng chiêu trò sale giả vì người tiêu dùng hiện đại rất dễ dàng nhận ra và bạn sẽ bị mất một lượng khách hàng lớn.

  • Không có chương trình chăm sóc khách hàng sẽ khiến việc kinh doanh của bạn khó khăn hơn. Bởi đây là yếu tố khiến khách hàng cân nhắc có nên quay lại shop bạn mua hàng hay không.

  • Không có quy trình, chiến lược shop quần áo bài bản, đúng cách thì công việc kinh doanh thời trang của bạn rất khó để đạt được thành công.

Ngoài việc mở shop quần áo bán trực tiếp, hiện nay xu hướng kinh doanh thời trang online cũng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, khi lựa chọn kinh doanh online bạn cũng cần xây dựng quy trình và đưa ra giải pháp bán hàng cụ thể.

Nếu không hoàn thành tốt các bước này, shop bạn có thể sẽ gặp một số vấn đề như nhập quần áo không phù hợp, kinh doanh thiếu hiệu quả dẫn đến lỗ vốn.

Kinh doanh shop quần áo online được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp

Kinh doanh shop quần áo online được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp

Kinh nghiệm mở shop quần áo rút ra qua bài viết này chính là bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ mọi quy trình, đưa ra những giải pháp cần thiết trước khi quyết định kinh doanh thời trang. Tóm lại, thực hiện tốt các bước trong quy trình mở shop chính là cách bán hàng quần áo hiệu quả nhất, giúp bạn thành công trên con đường khởi nghiệp của mình.

>> Bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: