Đặt tên thương hiệu là việc làm tất yếu, rất quan trọng khi muốn bắt đầu kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào. Thương hiệu chính là cái tên gợi nhớ để mọi người biết đến và phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác. Cách đặt tên thương hiệu phải làm sao cho độc đáo, dễ gây ấn tượng và tuyệt đối không gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Có nhiều cách thức và nguyên tắc đặt tên thương hiệu được các doanh nghiệp áp dụng rất thành công. Cùng Haravan tìm hiểu những cách tạo tên thương hiệu mới lạ, ý nghĩa ngay sau đây nhé.
1. Tên thương hiệu tốt cần những yếu tố nào?
Tên thương hiệu tốt cần những yếu tố nào?
Không có một công thức cụ thể nào để áp dụng trong cách đặt tên thương hiệu. Đặc điểm chung của những cái tên dùng làm thương hiệu đại diện cho cả một công ty, doanh nghiệp chính là yếu tố độc đáo, dễ gợi nhớ, dễ sử dụng.
Có ý nghĩa: Tên thương hiệu phải truyền tải một nội dung có ý nghĩa liên quan mật thiết đến lĩnh vực hoạt động hoặc tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó phải mang đến một nguồn cảm xúc tích cực để gây thiện cảm với khách hàng.
Sự khác biệt: Đây là điều hiển nhiên. Thương hiệu là cái tên đại diện cho cả một doanh nghiệp, nó không thể trùng lặp với bất cứ thương hiệu nào khác. Tên thương hiệu phải là duy nhất và thật sự nổi bật để thúc đẩy việc định vị thương hiệu tốt hơn.
Dễ hiểu, dễ nhớ: Tên thương hiệu không cần phải quá dài dòng và phức tạp. Tạo tên thương hiệu cần ưu tiên tính dễ đọc hiểu, dễ nhớ.
Chứng minh tương lai: Tên thương hiệu sẽ gắn bó lâu dài với sự phát triển của công ty, doanh nghiệp, do vậy nó phải có sự liên quan mật thiết đến sản phẩm cũng như khả năng mở rộng thương hiệu trong tương lai.
Có thể đăng ký bảo hộ: Tên thương hiệu cần đảm bảo có thể đăng ký bảo hộ về cả mặt pháp lý và ý thức chung, có thể sử dụng làm tên miền.
Trực quan hóa: Ưu tiên chọn tên thương hiệu dễ trực quan hóa để thiết kế logo, biểu tượng quảng bá cho doanh nghiệp.
2. Cách đặt tên thương hiệu thường gặp
Dưới đây là các cách đặt tên thương hiệu phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bạn có thể tham khảo để chọn ra cách đặt tên thương hiệu hay nhất có thể áp dụng.
2.1. Dùng tên cá nhân đặt tên thương hiệu
Cách sử dụng tên cá nhân để đặt thương hiệu không còn quá xa lạ. Có lẽ chính vì vậy mà nó trở nên khó nổi bật trong mắt khách hàng.
Nếu cái tên của bạn trước đó đã có sự ảnh hưởng nhất định trong cộng động (bạn là người nổi tiếng, người của công chúng,...) thì việc dùng tên riêng để đặt làm thương hiệu sẽ mang đến những lợi thế lớn. Còn nếu như bạn là người mới bắt đầu khởi nghiệp, tên tuổi còn khá mờ nhạt, nếu sử dụng tên cá nhân làm thương hiệu, bạn cần biết cách biến tấu độc đáo để nó trở nên dễ nhớ, dễ gây ấn tượng hơn.
Một cách đặt tên cho thương hiệu khi sử dụng tên riêng được áp dụng khá thành công đó là sử dụng biệt danh, cách xưng hô đi kèm để tạo cảm tình với khách hàng. Ví dụ như các tên thương hiệu Cô Ba, Bà Duệ,... Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cách viết tắt tên cá nhân khi đặt tên thương hiệu để tạo sự độc đáo.
2.2. Dùng đặc tính sản phẩm đặt tên thương hiệu
Dùng đặc tính sản phẩm để đặt tên thương hiệu cũng là cách làm rất hay. Thông qua tên thương hiệu, khách hàng dễ dàng biết được bạn đang kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nào. Ví dụ như Aha Cafe, Timviecnhanh...
Cách đặt tên này có ưu điểm là giúp khách hàng nhanh chóng xác định được lĩnh vực kinh doanh của bạn là gì, từ đó nhanh chóng đưa ra các lựa chọn nếu họ có nhu cầu liên quan. Tuy nhiên, tên thương hiệu đặt theo đặc tính sản phẩm sẽ chỉ phù hợp với các mặt hàng kinh doanh còn khá mới mẻ, sức cạnh tranh thấp thì mới dễ thu hút khách hàng.
Điểm hạn chế của phương pháp này là khó đáp ứng được tính mở rộng về lâu dài. Trong tương lai nếu doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh thì cái tên đó khó đáp ứng được tính bao quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặt tên thương hiệu theo đặc tính sản phẩm
2.3. Đặt theo địa chỉ, địa danh
Các tên thương hiệu gán theo địa chỉ, địa danh cũng khá phổ biến, ví dụ như Đạm Phú Mỹ, Gốm Bát Tràng, Vịt cỏ Vân Đình,... Thông qua tên gọi, khách hàng dễ dàng biết được địa chỉ cơ sở và nguồn gốc của sản phẩm đến từ đâu.
Một số cách đặt tên thương hiệu sử dụng địa chỉ địa danh thường thấy như:
Kinh doanh đặc sản: Đặt tên thương hiệu gắn với địa phương có đặc sản đó như: Mè xửng Huế, Cháo lươn Nghệ An, Chè Thái Nguyên,...
Đặt tên theo các đơn vị liên doanh: Việt-Hàn, Việt-Nhật,...
Dùng tên tỉnh thành: Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội,...
Tuy nhiên, cách chọn tên thương hiệu này gây ra những hạn chế khi đăng ký bảo hộ, thường bạn sẽ chỉ bảo hộ được một phần thương hiệu khi muốn dùng nó để kinh doanh.
2.4. Dùng tên viết tắt
Có nhiều tên thương hiệu được đặt bằng cách viết tắt các chữ cái đầu tiên hoặc viết tắt từ tên Tiếng Anh đầy đủ của thương hiệu đó. Cả hai cách này đều sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Điển hình như những cái tên Vinamilk, Vinaconex, Vinaphone,... có chữ Vina là viết tắt của từ Việt Nam kèm theo tên sản phẩm, dịch vụ phân phối. Hoặc là cách đặt tên ACB (Á Châu Bank), ICP (Internation Consumer Product),... là cách viết tắt các chữ cái đầu tiên trong tên Tiếng Anh.
2.5. Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm cửa hàng
Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ bán hàng trực tiếp cho khách thường đặt tên thương hiệu kèm theo đặc điểm đặc trưng của cửa hàng đó. Họ dựa vào vị trí, phong cách trang trí, đặc điểm nhận dạng cửa hàng để xây dựng thương hiệu. Ví dụ như Quán Cây Si, Tiệm bánh cối xay gió, Cafe Cây Đa,...
2.6. Đặt tên theo quy mô cửa hàng
Cách doanh nghiệp kinh doanh lớn thường đặt tên thương hiệu kèm theo yếu tố khẳng định quy mô hoạt động của mình. Họ muốn khẳng định với khách hàng về mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thông qua tên gọi. Ví dụ như Siêu thị điện máy, Thế giới di động,...
Phương pháp này sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp lớn, có đa dạng sản phẩm với quy mô lớn. Còn đối với các cửa hàng nhỏ thì nên cân nhắc khi đặt tên theo cách này tránh việc khiến khách hàng cảm thấy bị lừa, mất thiện cảm.
2.7. Đặt tên theo sự liên tưởng
Cách đặt tên thương hiệu dựa trên sự liên tưởng là cách mà bạn truyền tải những lợi ích, sản phẩm bạn cung cấp thông qua tên thương hiệu. Qua đó, khách hàng sẽ hình dung ra được bạn bán cái gì, công dụng sản phẩm ra sao.
Để vận dụng tốt phương pháp này, bạn phải thực sự hiểu các đặc điểm và lợi ích mà sản phẩm của mình mang lại cho khách hàng. Ví dụ như kinh doanh kem làm mềm gót chân sẽ sử dụng thương hiệu Gót Sen, Bán quạt thì đặt tên là Windy,...
Đặt tên thương hiệu theo sự liên tưởng
2.8. Đặt tên thương hiệu theo từ gợi nhắc
Có nhiều thương hiệu đã sử dụng tên các sự vật, con vật, sự việc để đặt tên cho thương hiệu của mình. Đó là các danh từ gợi nhắc và chúng sẽ mang một ý nghĩa nhất định với doanh nghiệp. Ví dụ:
Các loài vật: Mỹ Gấu Đỏ, Mì Tám Tôm, Phô mai Con Bò Cười,...
Các loài hoa: Hoa Sen, Thời trang Hoa Tulip,...
Các vì sao: Sao Thủy, Sao Kim,...
Các vị thần: Venus, Zeus,...
2.9. Dùng các phiên âm âm thanh
Có nhiều tổ chức lớn đã dùng các phiên âm âm thanh đặc biệt để đặt làm thương hiệu riêng cho mình. Chắc chắn bạn đã nghe đến những cái tên như: Tiktok, Cốc Cốc, Tacke, Cuccu,...
Các tên gọi dựa vào âm thanh này tạo nên sự quen thuộc và rất dễ nhớ đối với khách hàng. Cách làm này khá độc đáo và khá thông minh giúp mang thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng.
2.10. Dùng tiếng nước ngoài
Đối với những cửa hàng, doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có tính thời thượng, hiện đại thì họ thích dùng những cái tên nước ngoài để đặt làm thương hiệu. Ví dụ như Adam Store, Torano, Owen,...
Những cái tên này khá ngắn gọn nhưng nó sẽ thể hiện phần nào sự chuyên nghiệp, sang chảnh và có tính hướng ngoại.
2.11. Dùng tính từ đặc trưng để đặt tên thương hiệu
Trong kinh doanh, ai cũng mong muốn công việc được thuận lợi, phát triển, Do đó nhiều doanh nghiệp đã dùng các tính từ đặc biệt để đặt luôn cho thương hiệu của mình, ví dụ như Thịnh Phát, Tài Lộc, Thịnh Vượng, Hóa Phát, Tiên Phong...
Những cái tên này tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng, hứa hẹn về khả năng phát triển trong tương lai. Hơn nữa cách đặt tên này sẽ mang đến nhiều thuận lợi khi tạo các thông điệp quảng bá, truyền thông, dễ chơi chữ để tạo ra các slogan độc đáo.
Đặt tên thương hiệu thành công
3. Bí quyết đặt tên thương hiệu hiệu quả
Vậy làm sao để tạo ra một tên thương hiệu thành công? Hãy áp dụng 9 bí quyết gợi ý tên thương hiệu dưới đây để có được tên thương hiệu tốt nhất. Tất nhiên bạn không cần phải đáp ứng đủ tất cả 9 yếu tố này.
Tên thương hiệu ngắn gọn: Tên thương hiệu càng ngắn gọn thì càng dễ nhớ, tránh sử dụng những cái tên quá dài dòng. Ví dụ thường gặp: Tide, Nike, Durex...
Tên thương hiệu đơn giản: Đơn giản ở đây không đồng nghĩa với ngắn. Tên thương hiệu nên có cấu trúc đơn giản, dễ đọc, dễ đánh vần, tránh cầu kỳ phức tạp. Ví dụ như Coca Cola, Google, Nissan...
Tên gợi nhớ đến sản phẩm: Đặt tên thương hiệu giúp gợi nhớ đến sản phẩm thì càng tốt. Nó giúp khách hàng dễ dàng nắm được những sản phẩm mà bạn mang đến cho họ là gì.
Tên độc đáo: Tên thương hiệu độc đáo sẽ giúp gây ấn tượng mạnh mẽ tới khách hàng, giúp họ nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn. Sự độc đáo thường đi kèm với ngắn gọn, tối giản. Ví dụ: Lexus, Kodak...
Sử dụng các từ lặp âm đầu: Các tên thương hiệu sử dụng cách lặp âm đầu tạo nên sự thú vị, tạo cảm giác dễ đọc, nhanh thuộc và gây được ấn tượng. Ví dụ: Coca Cola, BlackBerry, Volvo...
Tên dễ đánh vần: Yếu tố dễ đánh vần rất quan trọng, một cái tên dễ đọc chưa chắc đã dễ đánh vần. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng muốn tìm kiếm về thương hiệu của bạn trên Internet. Nếu tên thương hiệu khó đánh vần, họ sẽ gặp khá nhiều khó khăn để ghi đúng chính tả. Những cái tên đã làm thành công yếu tố này như Amazon, Target... Còn những tên như Hyundai, Abercrombie & Fitch có thể dễ đọc nhưng không dễ để đánh vần.
Tên gây sốc, tạo ấn tượng: Những tên thương hiệu gây sốc sẽ khiến người dùng nhớ đến nhiều hơn. Tuy nhiên bạn nên tránh chọn những cái tên quá phản cảm, thiếu tinh tế. Ví dụ một số cái tên nổi tiếng đã áp dụng thành công như: Yahoo (kẻ thô lỗ), Monster (quái vật)...
Tên tư nhân hóa: Tên tư nhân hóa là cách gán tên người sáng lập vào tên thương hiệu, thường đó sẽ là những cái tên nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn. Ví dụ: Papa John's Pizza, Dell, Disney...
Đặt tên thương hiệu để dễ nhớ, dễ đánh vần
4. Ý nghĩa một số tên thương hiệu hay trên thị trường
Để có thêm kinh nghiệm đặt tên thương hiệu, hãy tham khảo cách đặt tên của nhiều nhãn hàng nổi tiếng hàng đầu thế giới dưới đây để biết ý nghĩa sâu xa và ý đồ doanh nghiệp muốn truyền tải là gì.
Coca Cola: Cái tên này là sự kết hợp của lá Coca và hạt Kola, đây là hai nguyên liệu chính để tạo nên hương vị của loại nước uống này. Người ta đã đổi chữ “K” trong “Kola” thành “C” để tên thương hiệu được hài hòa hơn.
Audi: Tên thương hiệu này được đặt theo tên nhà sáng lập là ông August Horch. Từ “Horch” trong tiếng Đức có nghĩa là “lắng nghe”, ông đã chọn ra cái tên cùng nghĩa trong tiếng Latinh để tạo nên cái tên Audi.
Amazon: Nhà sáng lập Jeff Bezos muốn tên thương hiệu mình bắt đầu bằng chữ A để nó luôn hiển thị đầu tiên trong các danh sách Ông đã chọn “Amazon” là con sông lớn nhất thế giới để đặt tên cho công ty với hy vọng công việc kinh doanh sẽ phát triển đứng đầu toàn cầu.
Sony: Cái tên Sony được bắt nguồn từ chữ Latinh “Sonus”, đây là một từ quen thuộc với người Mỹ dùng để chỉ con trai của mình.
7-Eleven: Tên thương hiệu này dùng để chỉ thời gian phục vụ của chuỗi siêu thị diễn ra từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối.
Skype: Skype là tên rút gọn của sky-per-to-per (person to person). Ban đầu nó được đặt là Skyper, sau chuyển thành Skype.
Starbucks: Đây là một thương hiệu chuỗi cafe nổi tiếng thế giới được đặt tên theo tên của một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Moby Dick của tác giả Herman Melville.
Thương hiệu Skype nổi tiếng
Kết luận
Như vậy, cách đặt tên thương hiệu sao cho hiệu quả là yếu tố rất quan trọng giúp bạn định vị tên tuổi cá nhân, doanh nghiệp trên thị trường. Cuộc cạnh tranh trên thị trường luôn rất khốc liệt, nếu biết cách đặt tên thương hiệu sáng tạo, độc đáo, gây ấn tượng thì bước đầu bạn đã thành công khi gây được sự chú ý và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Để định vị thương hiệu hiệu quả trên thị trường, bạn cần làm tốt cả các khâu PR, nâng cao chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng chu đáo. Haravan luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành đắc lực cùng bạn xây dựng hệ thống kinh doanh hiệu quả, bền vững.
> Xem thêm: