Trong thời đại công nghệ 4.0, nắm được cách tiếp cận khách hàng online thực sự cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở nên trung thành với thương hiệu. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, mà còn mở ra những cơ hội không giới hạn để kết nối với một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ bật mí ngay cho bạn TOP 7 cách tiếp cận khách hàng online tiềm năng hiệu quả. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Vì sao doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng online?
Tiếp cận khách hàng online mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Tiếp cận khách hàng online đem lại nhiều lợi ích nổi bật cho doanh nghiệp như:
1.1 Rút ngắn khoảng cách, thời gian
Bạn có thể kinh doanh hàng hóa của mình cả trong và ngoài nước mà không tốn kém nhiều chi phí nhờ có kết nối Internet. Tức là bạn không cần mở thêm chi nhánh tại vị trí đó mà khách hàng vẫn có thể biết đến và dễ dàng sở hữu sản phẩm thông qua mua sắm trực tuyến.
1.2 Tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả
Cũng nhờ sự xuất hiện của Internet, bạn có điều kiện giới thiệu mặt hàng của mình đến nhiều phân khúc khách hàng và thị trường kinh doanh khác nhau. Nhờ vậy, việc xác định phân khúc và thị trường phù hợp để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ đơn giản hơn nhiều.
Tuy nhiên, để xác định đúng phân khúc, ngoại trừ việc hiểu rõ sản phẩm của mình, bạn cũng cần hiểu 6 cấp độ nhu cầu của khách hàng - Hiểu để làm đúng.
1.3 Tiết kiệm chi phí
Quảng bá thương hiệu thông qua các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Zalo… giúp bạn tiết kiệm chi phí để Marketing sản phẩm. Đồng thời, thao tác đăng bài, chèn link sản phẩm, đính kèm hình ảnh, video… rất dễ thực hiện nên bạn cũng không cần nhiều kinh phí cho việc thuê nhân sự.
2. Bật mí 7 cách tiếp cận khách hàng online đơn giản trong thời đại 4.0
Để giúp bạn tìm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, dưới đây là TOP 7 phương pháp thông dụng mà các công ty thường áp dụng:
2.1. Cách tiếp cận khách hàng online qua mạng xã hội
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, có thể truy cập từ nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính, máy tính bảng… mọi lúc mọi nơi. Nhờ đó, người dùng thoải mái kết nối và trao đổi thông tin nhanh chóng.
Để tiếp cận khách hàng mới qua mạng xã hội, bạn có thể thực hiện một vài gợi ý sau:
Xây dựng Group/Fanpage có nội dung hữu ích.
Khai thác thông tin từ việc điền Form khảo sát để tìm hiểu nhu cầu và mong muốn khách hàng.
Chia sẻ thông tin khuyến mãi, voucher, quà tặng,… giúp khẳng định vị trí và định vị thương hiệu.
Dưới đây là một ví dụ thực tế về cách một doanh nghiệp kết nối với khách hàng trực tuyến qua mạng xã hội:
Tên doanh nghiệp: "Coffee Lovers Paradise" - Một quán cà phê độc lập ở thành phố lớn.
Tình huống: Với tình hình dịch bệnh, quán cà phê đã phải đóng cửa hoạt động trực tiếp trong một thời gian dài. Họ đã quyết định tận dụng mạng xã hội để duy trì kết nối với khách hàng và duy trì doanh số bán hàng.
Nâng cao tương tác qua nội dung chất lượng: Quán cà phê đã bắt đầu đăng tải nhiều nội dung thú vị liên quan đến cà phê, từ cách pha chế đến câu chuyện về nguồn gốc của hạt cà phê. Họ đã chia sẻ bài viết, hình ảnh và video chất lượng để kích thích sự tương tác của khách hàng.
Tạo cộng đồng trên mạng xã hội: Quán cà phê đã tạo một nhóm hoặc trang theo dõi đặc biệt trên mạng xã hội để quy tụ những người yêu thích cà phê. Họ khuyến khích khách hàng tham gia thảo luận, chia sẻ ảnh và đánh giá.
Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng: Quán cà phê luôn sẵn sàng trả lời câu hỏi và phản hồi đánh giá từ khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Họ cung cấp thông tin về giờ mở cửa, thực đơn tạm thời và các dịch vụ giao hàng hoặc tận nơi để đảm bảo khách hàng có được cà phê yêu thích của họ.
Tạo các chương trình khuyến mãi trực tuyến: Quán cà phê đã tổ chức các sự kiện và chương trình khuyến mãi trực tuyến thông qua mạng xã hội. Ví dụ, họ đã tổ chức cuộc thi ảnh cà phê, và người thắng sẽ nhận được voucher giảm giá cho lần mua tiếp theo.
Kết quả: Nhờ chiến lược này, quán cà phê đã duy trì được một cộng đồng trực tuyến đam mê về cà phê. Khách hàng cảm thấy họ không chỉ mua cà phê, mà còn tham gia vào một trải nghiệm thú vị. Điều này đã giúp quán cà phê duy trì doanh số bán hàng, và sau khi mở cửa lại, họ đã có một lượng lớn khách hàng trung thành đã tạo ra từ mạng xã hội.
Mạng xã hội là một công cụ tiếp cận khách hàng online hiệu quả, tiết kiệm mà bạn nên thử
>>> Xem thêm: Cách đặt tên page hay, thu hút giúp tăng doanh số bán hàng
2.2. Bán hàng trên các trang thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh sản phẩm/dịch vụ trực tuyến nhờ sự hỗ trợ của Internet cũng là cách tiếp cận khách hàng online cực hiệu quả mà chủ shop không thể bỏ qua. Các hoạt động thường gặp trên diễn đàn này là giao dịch mua - bán, trao đổi hàng hóa và thanh toán hóa đơn.
Hiện nay, có rất nhiều sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam, tạo điều kiện kinh doanh cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp như Shopee, Tiki, Lazada,…
Trước khi quyết định kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, bạn nên tìm hiểu kỹ cách vận hành của sàn. Sau đó, lên kế hoạch xây dựng nội dung, hình ảnh, giá cả sao cho phù hợp nhất với người mua. Hơn nữa là phát triển tệp khách hàng tiềm năng và thiết lập mối quan hệ thân thiết với họ bằng những voucher có hạn và ưu đãi định kỳ.
Sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada… đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp để phát triển tệp khách hàng
2.3. Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng qua bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh là giải pháp kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, kết nối các nền tảng kinh doanh độc lập như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… thành một chu trình khép kín. Từ đó, đem lại trải nghiệm mua hàng tốt và tiện lợi cũng như hỗ trợ công ty quản lý hiệu suất kinh doanh.
Cách tiếp cận khách hàng online tiềm năng qua bán hàng đa kênh có nhiều ưu điểm nổi bật như giao diện thân thiện với người dùng nên dễ dàng lựa chọn, giúp xây dựng và phát triển thương hiệu nhanh chóng, tiết kiệm chi phí (như mặt bằng, nội thất, nhân công…), thu thập ý kiến của khách hàng thông qua đánh giá sau mua hàng mà không mất phí…
Bán hàng đa kênh là một cách tiếp cận khách hàng online có nhiều tiềm năng trong thời đại 4.0
Nếu bạn có dự định bán hàng đa kênh và muốn tiếp cận hàng triệu khách hàng nhanh chóng nhưng chưa tìm được một phần mềm quản lý toàn diện, hiệu quả thì đừng bỏ qua phần mềm quản lý bán hàng đa kênh từ Haravan nhé. Đưa mọi sản phẩm của bạn lên mọi sàn thương mại điện tử chỉ bằng ứng dụng Haravan Giải pháp của Haravan được hơn 50.000 người kinh doanh & thương hiệu bậc nhất yêu thích và tin dùng bởi: Giúp quản lý tình trạng sản phẩm, kho hàng và đơn hàng hiệu quả trong cùng một hệ thống. Hỗ trợ kết nối, mở rộng đối tượng tiếp cận lên đến hàng triệu khách hàng tiềm năng cùng lúc. Hơn nữa là thu hút người tiêu dùng từ đa kênh trở lại mua hàng. Điều chỉnh vị trí xuất hiện sản phẩm tương ứng với nhu cầu để tăng khả năng chuyển hóa đơn hàng. Đồng bộ dữ liệu nhanh chóng bằng các thao tác đơn giản từ Haravan đến các sàn thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian.
>> Tham khảo và trải nghiệm giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử miễn phí:
|
2.4. Đẩy mạnh email marketing
Email Marketing (hay còn gọi là tiếp thị email) là hành động thông điệp thương mại, thường dành cho một nhóm người dùng Gmail. Có 2 hình thức Email Marketing để tiếp cận khách hàng online:
Opt-in: Là hành vi khách hàng chủ động đăng ký để nhận email khi có nhu cầu. Có 2 loại opt-in cơ bản là opt-in đơn và opt-in kép. Trong đó, opt-in đơn là hình thức nhận ngay email theo kế hoạch Marketing ngay sau khi khách hàng điền thông tin. Còn Opt-in kép là hình thức nhận thêm một email khác để xác nhận sau khi đăng ký.
Email có giá trị: Là cách thức thông báo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá… cho khách hàng bằng email. Đây là hình thức quảng bá đến tệp khách hàng tiềm năng, từ đó, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu.
Lưu ý: Khi dùng phương pháp này, bạn nên nghiên cứu kỹ càng về thời gian và tần suất gửi email để tránh bị đưa vào mục thư rác nhé.
Email Marketing mang lại hiệu quả kinh doanh cao nếu bạn biết phân bổ nội dung, thời gian và tần suất gửi thư hợp lý
2.5. Sáng tạo nội dung hữu ích trên blog: Cách tiếp cận khách hàng mới hiệu quả
Trong thời đại công nghệ, cộng đồng mạng dành nhiều sự quan tâm đến chất lượng nội dung hơn là số lượng bài viết. Do đó, cách tiếp cận khách hàng online bằng sáng tạo nội dung hữu ích trên Blog cũng là một ý kiến tuyệt vời. Phương pháp này được Hubspot khuyên dùng là cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả.
Lượng tệp khách hàng online được mở rộng dựa vào việc chèn link liên kết và CTA (Call to Action - Nút kêu gọi hành động). Như vậy, sau khi đọc một bài viết chia sẻ nhiều thông tin uy tín, hữu hiệu, bạn đã xây dựng được sự tin tưởng cho khách hàng. Nhờ thế, khách hàng sẽ theo lời kêu gọi trong bài mà nhấp ngay vào link liên kết đã được gắn và bạn đã có thêm một lượng người mua tiềm năng cho Blog của mình.
Sáng tạo nội dung là một mảng Marketing cực hot giúp thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả
2.6. Tối ưu công cụ tìm kiếm Google
Google là bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người dùng mạng Internet, đặc biệt là tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững quy tắc hoạt động của Google để nội dung được lên top đầu hiển thị. Cụ thể là nên tìm hiểu kiến thức về SEO (Search Engine Optimization). Ví dụ, để sử dụng tốt SEO, bạn phải biết đến các khái niệm cần thiết như Keyword, Title, Heading, thẻ ALT, URL… và bố trí từ khóa vào nội dung cho thích hợp.
Tối ưu hóa Google tạo điều kiện tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn
2.7. Lên kế hoạch quảng cáo
Đây là bước quan trọng không kém trong quá trình tiếp cận khách hàng online tiềm năng, sau khi xây dựng được chân dung khách hàng. Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản:
Đầu tiên, bạn đẩy mạnh chiến dịch quảng bá sản phẩm liên tục cho tệp khách hàng bằng cách gợi ý sản phẩm để khẳng định vị trí thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu và sở thích khách hàng.
Sau đó, xác định chân dung khách hàng hướng tới và hoạch định hướng đi để mở rộng thêm tệp khách hàng mới, đưa nội dung đến gần với đối tượng cần và khiến người dùng ghi nhớ thương hiệu của bạn.
Một kế hoạch quảng cáo hoàn hảo sẽ tiếp cận đúng phân khúc khách hàng, thị trường kinh doanh để mang lại doanh số cao nhất
3. Làm cách nào để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật?
Với 7 cách trên, bạn đã có thể hình thành được một tệp khách hàng online có tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mặc dù vậy, điều quan trọng hơn là bạn cần chuyển đổi tệp này thành những khách hàng thật. Dưới đây là 4 bước cơ bản để bạn hiện thực hóa mong muốn trên:
Bước 1: Thấu hiểu sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp
Hiểu rõ về dịch vụ/sản phẩm bạn đang kinh doanh giúp bạn hoạch định chiến lược Marketing hiệu quả hơn.
Bước 2: Xác định mục tiêu
Bạn cần nhìn nhận mục tiêu chính của mình là gì để đưa ra chính sách kinh doanh phù hợp. Để xác định mục tiêu, bạn có thể dựa vào những câu hỏi như:
Số lượng khách hàng mong muốn là bao nhiêu?
Ưu điểm và khuyết điểm của dịch vụ/sản phẩm bạn có là gì?
Sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng?
Vì sao khách hàng nên chọn bạn?
Bước 3: Phân tích phản hồi khách hàng
Phản hồi khách hàng là căn cứ đánh giá và điều chỉnh chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
>>> Xem ngay: 5 cách khai thác tối đa Review của khách hàng
Bước 4: Xây dựng chân dung khách hàng
Sau những phản hồi mà bạn thu thập được, bạn đã hoàn thiện được chân dung khách hàng thích hợp nhất dành cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Nhờ vậy, bạn sẽ có được chiến lược bán hàng tốt nhất.
Trên đây là 7 cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả, tiết kiệm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn để quá trình tiếp cận khách mua hàng dễ dàng hơn.
4. Kết luận
Việc tiếp cận khách hàng online đã trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển kinh doanh. Từ việc sử dụng các nền tảng xã hội đến việc tạo ra nội dung sáng tạo, tất cả đều có mục tiêu cuối cùng là xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Bằng cách tận dụng những cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả mà chúng ta đã hé lộ, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm nguồn lực mà còn mở ra cơ hội mới để mở rộ tầm ảnh hưởng và thị trường.
>>> Bài viết cùng chủ đề bạn quan tâm: