Top 8 xu hướng Social Commerce không thể bỏ qua trong năm 2023

Cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid, không có gì đáng ngạc nhiên khi Thương mại điện tử và Thương mại qua mạng xã hội (social commerce) có một sự gia tăng đáng kể. Điều này cũng dẫn đến sự thay đổi mô hình của rất nhiều doanh nghiệp. Mua sắm online đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi mọi người không cần phải chen chúc ở các siêu thị, cửahàng và cũng giúp họ tiết kiệm đáng kể thời gian, tiền bạc.

Thế giới mua sắm trực tuyến đang thay đổi nhanh chóng và thương mại xã hội là một biến thể gần đây nhất của nó. Social Commerce đã giúp các mạng xã hội nhận ra tầm quan trọng của mình, giúp kích hoạt hoạt động mua sắm trên nền tảng mạng xã hội một cách mạnh mẽ hơn. Bài viết này sẽ tổng hợp 8 xu hướng Social Commerce hàng đầu trong năm 2023 để giúp các nhà kinh doanh online bắt kịp được với xu hướng tiêu dùng và kinh doanh hiệu quả hơn.

Xem thêm: Livestream - Tương lai của ngành bán lẻ và cách tối ưu hoạt động bằng Harasocial

I. Social Commerce là gì?

Social Commerce là việc sử dụng các trang web mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,... làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa E-commerce (Thương mại điện tử) và mô hình bán lẻ truyền thống.

Social Commerce là gì? Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu

II. Điều gì khiến Social Commerce phát triển mạnh mẽ đến vậy?

“Vị trí” là yếu tố quan trọng của thương mại xã hội. Với Social Commerce, toàn bộ quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra ngay trên nền tảng mạng xã hội mà khách hàng vẫn thường dùng. Khách hàng thấy sản phẩm (qua quảng cáo, bài viết, livestream, người ảnh hưởng,...), chat để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán.

III. Sự khác biệt giữa Social Commerce và Thương mại Điện tử là gì?

Hai hình thức thương mại trực tuyến rất này giống nhau. Bạn có thể nghĩ về Social Commerce như một hình thức chuyên biệt của Thương mại điện tử. Về mặt kỹ thuật, Thương mại điện tử xảy ra trên một trang web mà bạn đã xây dựng một cửa hàng online trên đó còn Social Commerce là bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.

Tuy nhiên, các định nghĩa này khá linh hoạt và doanh nghiệp có thể mở rộng ý nghĩa của Social Commerce như là tất cả các hoạt động bán hàng được hỗ trợ bởi mạng xã hội. Với định nghĩa rộng hơn này, chúng ta bao gồm doanh số bán hàng do quảng cáo trên mạng xã hội, ngay cả khi mọi người theo một liên kết trong quảng cáo đến Website chính của bạn.

Social Commerce và lời giải cho bài toán trải nghiệm khách hàng của doanh  nghiệp

Tuy nhiên, vào năm 2020, sự xuất hiện của Facebook Stores đã giúp tạo sự gia tăng đáng kể trong việc mua sắm và chốt đơn ngay tại nền tảng mạng xã hội, mọi người mua hàng mà không cần rời khỏi tài khoản.

III. Top 8 xu hướng Social Commerce trong năm 2023

1. Nội dung do chính người dùng tạo ra có sức ảnh hưởng mạnh mẽ

Bản chất của mạng xã hội là giao tiếp và chia sẻ thông tin. Tất nhiên, các thương hiệu đã chạy quảng cáo trên mạng xã hội từ trước đến nay và cũng đã thu về về nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên những thương hiệu thành công nhất không tạo ra những quảng cáo thuần về giới thiệu sản phẩm theo cách truyền thống trước đây nữa. Họ quảng cáo tinh tế hơn và ít "trực diện" hơn. Các thương hiệu có xu hướng cung cấp thông tin hữu ích và có liên quan về sản phẩm để cung cấp giá trị cho những người xem quảng cáo, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi để từ đó gia tăng doanh thu. Người dùng mạng xã hội ngày nay có xu hướng phớt lờ những nội dung quảng cáo thông thường, thuần về sản phẩm.

Nội dung do người dùng tạo ra rất có lợi cho các thương hiệu trong những năm gần đây và điều này sẽ còn phát triển hơn nữa trong những năm tới. Nó giúp người dùng mạng xã hội cảm thấy rằng họ đang tương tác với thương hiệu, không chỉ đơn thuần là được cung cấp một thông điệp, lời kêu gọi. Mọi người thoải mái hơn khi chia sẻ các bài viết này và giúp tăng phạm vi tiếp cận của một chiến dịch tiếp thị xã hội.

21 Statistics About Product Reviews | ReadyCloud

Bài viết review, đánh giá của người dùng sẽ giúp thay đổi nhận thức của mọi người. Với tâm thế là 1 người trung lập, người dùng sẽ viết nội dung đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, đây là con dao hai lưỡi, bạn sẽ dễ dàng bị tẩy chay và đánh giá kém nếu chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ không tốt. Vì vậy, hãy đảm bảo mình chăm sóc khách hàng đủ tốt và chuyên nghiệp.

2. Chatbots và các ứng dụng nhắn tin trở nên phổ biến hơn

Các nền tảng mạng xã hội tập trung rất nhiều vào những cuộc trò chuyện, đối thoại. Đây là lý do vì sao các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Instagram, Zalo đã trở thành một phần phổ biến trong cuộc sống cũng như công việc của mỗi người. Các ứng dụng nhắn tin cho phép người dùng được trao đổi theo thời gian thực mà không cần phải mất phí. Đối với việc mua sắm online, người dùng có xu hướng nhắn tin trực tiếp đến cửa hàng để được giải đáp thắc mắc và chốt đơn. Tuy nhiên, không phải chủ shop nào cũng có thể online cả ngày, thậm chí nhân viên cũng cần phải chia ca để trả lời tin nhắn khách hàng. Đó là lý do mà chatbot được nhiều doanh nghiệp online tận dụng. Không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm, trả lời những câu hỏi thông thường của khách hàng mà chatbot còn có thể chốt đơn tự động và trò chuyện một cách tự nhiên nếu bạn có một kịch bản chuyên nghiệp và thu hút.

3. Mở rộng và tăng cường sử dụng AI, ML, AR

Trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và thực tế ảo tăng cường (AR) đều đang được cải thiện và ứng dụng. Các thương hiệu nhận thấy rằng tất cả chúng đều có thể giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng mạng xã hội cũng như mua sắm online của khách hàng. Như ở trên, ta thấy rằng AI tạo nên chatbot ứng dụng được và thực hiện một cuộc trò chuyện hợp lý, tự nhiên với người mua tiềm năng.

Với Instagram Reels và Tiktok, các tính năng khác như hiệu ứng thực tế ảo AR hiện đang có sẵn trên Tin hay màn hình xanh cho phép người dùng tự thêm phông nền cũng sẽ được bổ sung để tạo video của riêng mình.

Facebook Brings Its AR Camera Effects to Instagram & Messenger Apps - Swiss  Society of Virtual and Augmented Reality

4. Công nghệ giọng nói được sử dụng thường xuyên hơn

Nhiều Millennials và gen Z thích tìm kiếm bằng giọng nói. Họ hạn chế gõ chữ và cũng trò chuyện qua voice message. Cả Android và Apple đều bao gồm công nghệ giọng nói trong các thiết bị công nghệ và ngày càng trở nên tinh vi hơn, nhận dạng giọng nói tốt hơn. Những người thích tìm kiếm bằng công nghệ giọng nói cũng sẵn sàng mua các mặt hàng sử dụng công nghệ giọng nói tương tự. Các thương hiệu cần có khả năng tương tác với công nghệ giọng nói. Điều này đơn giản như bạn có thể nghe tin nhắn thoại trong Facebook Messenger.

Voice Message Girl by Željka Živković on Dribbble

5. Livestream được ứng dụng rộng rãi và mang đến hiệu quả kinh doanh cao

Khi mọi hoạt động mua sắm, trao đổi hầu hết đều được thực hiện online, Livestream nổi bật lên như một hình thức tương tác thực với khách hàng, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được tính hiệu quả, thậm chí chốt đơn nhanh chóng, tinh gọn hơn các hình thức bán hàng thông thường. Theo báo Lao Động, thị trường Việt Nam có khoảng 2,5 triệu phiên livestream bán hàng mỗi tháng, với sự tham gia của khoảng 50.000 nhà cung ứng sản phẩm; tính ra mỗi ngày có khoảng từ 70.000-80.000 phiên livestream bán hàng tại Việt Nam.

Những người nông dân Bắc Giang đang livestream bán hàng trên sàn Sendo. (Ảnh: Sendo)

6. Khu mua sắm chuyên biệt trên các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp phát triển Social Commerce

Các nền tảng mạng xã hội lớn đang ngày càng gia tăng trải nghiệm người dùng khuyến khích mọi người thực hiện các hoạt động mua bán trên chính nền tảng của mình như Facebook Shop và mua sắm trên Instagram. Hiện tại, Social Commerce đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, một ví dụ điển hình là Pinduoduo. Pinduoduo là nền tảng Thương mại điện tử tương tác lớn nhất tại Trung Quốc. Nền tảng này thúc đẩy mạnh mẽ việc mua bán và tương tác trực tiếp trên mạng xã hội. Trải nghiệm người dùng có được nhờ sự tích cực tương tác, trò chuyện thay vì mô hình mua sắm dựa trên tìm kiếm thông thường. Nền tảng này cũng khuyến khích người tiêu dùng mua sắm theo nhóm, đội ít nhất 2 người để có được mức giá ưu đãi hơn.

PINDUODUO - Sự trỗi dậy của thương mại điện tử xã hội ở Trung Quốc - Nguồn  Hàng Vip

7. Các sản phẩm giá rẻ bán chạy hơn trên các nền tảng mạng xã hội

Cho đến nay, mọi người đã có xu hướng mua các mặt hàng giá rẻ trên trang mạng xã hội hơn là mua các mặt hàng đắt tiền. Và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Điều này có thể hiểu được, đối với những sản phẩm giá cao, bạn sẽ muốn thực hiện nghiên cứu, tim hiểu, so sánh, đánh giá trước và có thể thử đến xem sản phẩm trong cửa hàng hơn là mạo hiểm mua online và thất vọng khi nó không như hình ảnh trên mạng.

8. Sự tích hợp là điều cần thiết để gia tăng trải nghiệm mua sắm

Nhiều nền tảng Thương mại điện tử đã nhận ra sự phổ biến của thương mại xã hội và bắt đầu tích hợp cả hai nền tảng này. Ví dụ: Haravan hiển thị tài khoản Facebook của Shop trên Website và tích hợp chatbot giúp khách hàng có thể trò chuyện với cửa hàng trên cả 2 nền tảng. Đồng bộ sản phẩm và bán hàng trên sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee,..Bên cạnh đó, hiện Harasocial cũng quản lý tập trung tất cả bình luận & tin nhắn từ nhiều kênh như Facebook, Instagram, Livestream & livechat Website tại một nơi duy nhất.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

Kết luận

Social Commerce đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam và có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử cho các nhà bán lẻ. Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Tiktok cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận vào các thị trường rộng lớn. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh trên những nền tảng mạng xã hội hiệu quả, có 1 hệ thống quản lý tối ưu và tiết kiệm chi phí để gia tăng doanh số.

Nguồn: Influencer Marketing Hub

Xem thêm: Hợp nhất quản lý bán hàng, hội thoại trên Instagram và Facebook Messsenger với HaraSocial

----------

Tham khảo ngay gói giải pháp Social Commerce Advanced bán hàng toàn diện trên Facebook, Instagram & ưu đãi thêm tính năng Livestream!

-------

Liên hệ ngay với Harasocial để được tư vấn về giải pháp bán hàng online phù hợp với doanh nghiệp !

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Siêu ưu đãi tháng 7 - Giảm 30% tất cả các gói dịch vụ Haravan

15/07/2021 Uyen MKT

5 xu hướng thanh toán online giúp nhà bán hàng tăng doanh thu mùa giãn cách

13/09/2021 Gia Phương

Tổng hợp 10 cách doanh nghiệp có thể làm để giữ chân khách hàng trong mùa dịch

29/09/2021 Gia Phương