Tổng hợp 10 cách doanh nghiệp có thể làm để giữ chân khách hàng trong mùa dịch

Dịch COVID đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp. Từ việc không tiếp cận được với khách hàng theo kênh offline, không đủ chi phí vận hành, trả lương nhân viên cho đến việc thay đổi, tìm cách thích ứng theo tình hình chung của xã hội (về vận chuyển, đảm bảo sức khỏe, mặt hàng kinh doanh,...).

Làm thế nào để tương tác tốt hơn với khách hàng để không mất khách bởi các yếu tố khách quan như giao hàng chậm, đảm bảo an toàn khi mua sắm và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hơn? Sau đây là cách mà 10 shop nổi bật đã làm trên các kênh online của mình để gia tăng hiệu quả kinh doanh mùa dịch

1. Thegioiskinfood - Có nhiều ưu đãi, giúp khách có thêm động lực mua sắm

Theo khảo sát của Sở Công thương thành phố, mỗi chương trình khuyến mại của doanh nghiệp đã làm cho sức mua trên thị trường tăng bình quân từ 10 đến 50% và có một số chương trình sức mua đã tăng hơn 100% trong các dịp diễn ra các ngày lễ lớn so với không thực hiện khuyến mại. Ngay như dịp hè, dù sức mua trên thị trường thấp, nhưng nhờ giảm giá hơn 1.000 mặt hàng với mức giảm tối đa 50% đã giúp sức mua tăng hơn 30%. Chọn cách mua hàng có bớt giá, tặng thêm quà, ưu đãi nhiều cho khách hàng mua tiếp lần sau... đang được nhiều người tiêu dùng chọn lựa khi đi mua sắm.

Điều này cũng giúp các chủ shop dễ điều hướng khách hàng chuyển sang các hình thức thanh toán khác để có được ưu đãi. Thegioiskinfood đã làm khá tốt điều đó hiển thị cho khách nhiều ưu đãi, về vận chuyển lẫn cổng thanh toán. Hiển thị khuyến mãi ngay tại trang mô tả sản phẩm giúp khách lựa chọn dễ hơn, dễ nhìn thấy ưu đãi hiện có mà shop không cần phải thông báo hoặc viết bài cung cấp thông tin nhiều.

Bạn là chủ shop và cũng muốn thực hiện chương trình ưu đãi dành cho khách hàng của mình? Kết nối với ví điện tử Grab Moca và tham gia ngay

2. Vstyle - Giảm tỷ lệ từ bỏ đơn hàng bằng cách đa dạng hóa lựa chọn thanh toán

Việc gia tăng mua sắm online cũng dẫn đến các “nỗi đau” khác cho nhà bán lẻ khi tỷ lệ hủy đơn cao. Trong đó:

  • Hơn 40% khách cho rằng họ hủy không nhận hàng do “không muốn mua nữa”, “không thích sản phẩm đó nữa” hoặc thậm chí không nghe điện thoại.
  • 24% khách từ bỏ hoàn tất giỏ hàng do shop không có nhiều lựa chọn thanh toán

Tại trang checkout, Vstyle cho khách hàng thấy được chi phí vận chuyển hợp lý, không tăng cao vào mùa dịch và shop có nhiều phương thức thanh toán, đa dạng hóa lựa chọn. Bên cạnh đó, các ưu đãi từ ví điện tử cũng khuyến khích khách hàng thanh toán trả trước.

Vstyle đang cùng tham gia chương trình kết nối với Haravan và ShopeePay, doanh nghiệp bạn có muốn mang đến cho khách hàng nhiều ưu đãi đến từ ShopeePay không? Tham gia ngay

3. Lam Thảo - Liên tục cập nhật thông tin giao hàng

Khi mọi hoạt động đều dịch chuyển lên online, việc giữ liên lạc và giao tiếp thường xuyên là điều cần thiết để tư vấn sản phẩm cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Thông báo về các hoạt động giao hàng hoặc chính sách mới nếu có

Gửi email đến khách hàng hoặc tạo thanh thông báo để chia sẻ thông tin, cập nhật về ưu đãi giao hàng trên trang web,..Đừng quên cung cấp những dịch vụ phát sinh như chính sách hoàn trả, đổi hàng, hoàn hàng,...để khách hàng yên tâm mua sắm.

Lam Thảo đặt thanh cập nhật thông tin về vận chuyển nhằm đảm bảo khách hàng luôn được tiếp cận với thông tin từ chính cửa hàng mình đang mua sắm. Nhờ đó khách yên tâm hơn khi đặt hàng và chuẩn bị tâm lý cho thời gian nhận hàng dự kiến

4. Beauty Box - Đảm bảo khách không bỏ qua thông tin quan trọng

Cùng mục tiêu cập nhật thông tin đến khách hàng, Beauty Box chọn nơi hiển thị là hiện pop up hiện lên ngay khi khách đến website. Pop up chính là công cụ giúp người dùng quen thuộc tiếp cận nhanh hơn với chương trình. Pop up thu hút sự chú ý mạnh mẽ, từ đó khách hàng đọc được thông tin một cách dễ dàng.

5. Guardian - Gợi ý các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy khách hàng mua sắm

“Hàng hóa thiết yếu” là một vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải trong mùa giãn cách. Trong những giai đoạn dịch bùng phát, các nhà vận chuyển chỉ được giao các mặt hàng thiết yếu, các doanh nghiệp cũng ưu tiên kinh doanh loại sản phẩm này. Mặt hàng thiết yếu là các loại hàng được sử dụng hàng ngày. Nhưng bên cạnh đó, các loại mỹ phẩm như: sữa rửa mặt, dầu gội đầu, nước muối…Cũng được xem là các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Hiểu điều đó, Guardian đã thông báo đến khách hàng nhằm tạo sự yên tâm và tự tin cho khách khi đặt hàng, hạn chế tình trạng khách không mua sắm trên website mà chuyển sang mua sắm tại các group nhỏ lẻ khác.

6. Poloman - Tận dụng, phối hợp nhiều kênh online

Mạng xã hội trở thành mảnh đất đầy tiềm năng để doanh nghiệp giữ mối quan hệ với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Đây là một kênh hiệu quả để cập nhật các thông tin, ưu đãi chương trình. Bằng việc thông báo với khách các chương trình, sản phẩm mới trên trang Fanpage, Poloman có thể tương tác với khách, tiếp nhận ý kiến phản hồi và giúp người dùng tiếp cận với thông tin chương trình nhanh chóng hơn.

7. Minos - Thông báo rõ chính sách bán hàng mùa dịch

Trước tình hình dịch bệnh, mỗi doanh nghiệp sẽ có những điều kiện đáp ứng nhu cầu khác nhau. Để đảm bảo mọi khách hàng đều hiểu rõ các chính sách mua hàng mà nhân viên không cần phải gọi và phổ biến với từng người, Minos đã ghi rõ nội dung chính sách mới, đặt tại vị trí mà khách hàng dễ nhìn thấy.

8. Bitis - Ra mắt website bán rau, củ, quả

Nếu như năm 2020, chúng ta nói về kế hoạch đưa nông sản, thực phẩm tươi sống “go online” thì đến năm 2021, hình thức này thực sự đã được hiện thực hóa. Mức độ sẵn sàng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đối với các nhu yếu phẩm cơ bản và sản phẩm tươi sống cao đáng kể. Theo báo cáo của Facebook vào cuối tháng 6/2021, mua sắm qua thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch mà sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới. Có 81% người tiêu dùng cho biết họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát và 92% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm online dù còn dịch bệnh hay không.

Là một thương hiệu quen thuộc, Bitis đã chuyển mình thích nghi nhanh chóng với website rau, củ, quả. Cửa hàng online này được nhiều người hưởng ứng, mọi người quen hơn với việc đặt hàng tươi sống trong mùa dịch.

Không chỉ riêng Bitis mà các thương hiệu như Di động Việt hay Beyours cũng chuyển mình và đáp ứng nhu cầu nhanh chóng với website kinh doanh mặt hàng nông sản, thiết bị y tế.

9. Nhân văn - Khuyến khích khách pre - order, chương trình tích điểm dành cho khách quen

Cùng với việc tình hình giao hàng chậm hơn so với thông thường, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chương trình giảm giá cho đơn pre-order để thúc đẩy khách mua sắm nhiều hơn tại website. Bằng cách này, khách hàng sẽ chuẩn bị trước tâm lý về thời gian nhận hàng, thậm chí trong 2 tuần. Shop cũng có đủ thời gian để lên đơn, chuẩn bị hàng và tính toán thời gian vận chuyển phù hợp.

Một gợi ý khác là chương trình dành cho khách quen của shop. Việc gửi ưu đãi, mã khuyến mãi hoặc giữ tương tác với khách sẽ giúp bạn tránh tình trạng khách bỏ sang mua sắm tại thương hiệu khác.

10. Chicken deli - Truyền thông khuyến khích khách thanh toán online

Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, nhiều người tiêu dùng đã chọn lựa phương thức thanh toán online thay vì trả tiền mặt. Chỉ cần vài phút thao tác trên smartphone, người tiêu dùng có thể hoàn tất thanh toán các món đồ mà mình cần, vừa nhanh chóng, vừa hạn chế tiếp xúc. Trước xu hướng ngày của người dân, nhiều shop đã kết nối các cổng thanh toán online, ví điện tử vào website nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm và đảm bảo tính an toàn. Là chủ shop, bạn có thể điều hướng khách thanh toán online bằng các chương trình ưu đãi.

Trên đây chỉ là một vài shop nổi bật, Haravan tin rằng có rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi và thích nghi một cách nhanh chóng, thành công, sẵn sàng bước vào thời kì ‘bình thường mới” và gia tăng doanh thu sau mùa giãn cách.

-------------

Hơn 50.000 người kinh doanh đang sử dụng Haravan Ship

Haravan Ship giúp bạn tiết kiệm đến 50% chi phí giao nhận và X2 hiệu suất làm việc của nhân viên vận hành, với hệ thống quản lý đơn hàng tập trung, tích hợp sẵn 10 nhà vận chuyển phổ biến nhất.

>>Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

8 bài học đắt giá giúp người mới kinh doanh online 2023 tiết kiệm tiền bạc đáng kể

06/10/2021 My MKT

Làm Social Commerce tại Việt Nam: Hiểu khách hàng trước, chọn nền tảng sau - Chia sẻ từ anh Đông Nguyễn

13/10/2021 Ngân Phạm MKT

Cẩm nang xây dựng thương hiệu và Marketing cho Shop mỹ phẩm bắt đầu kinh doanh online năm 2023

13/11/2021 My MKT