5 xu hướng thanh toán online giúp nhà bán hàng tăng doanh thu mùa giãn cách

Theo Finaria.it, trước đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp thanh toán số toàn cầu đã tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thanh toán số lên hơn 22%. Tại Việt Nam, các giao dịch không dùng tiền mặt có thời điểm ghi nhận số lượng đã tăng 70% so với cùng kỳ 2020. Bài viết này tổng hợp 5 xu hướng thanh toán trong năm 2021, từ đó giúp doanh nghiệp định hình chiến lược và chuẩn bị các bước cần thiết để phát triển - cho hôm nay và trong tương lai.

1. Tăng tốc áp dụng thanh toán không tiếp xúc

Để đáp ứng nhu cầu giảm thiểu thanh toán trực tiếp, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị thanh toán do đại dịch gây ra, người tiêu dùng đã điều chỉnh sở thích thanh toán của họ. Kết quả là, sự phát triển của thanh toán không tiếp xúc đã tăng tốc trên khắp thế giới.

Người tiêu dùng lựa chọn mua sắm tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán online. “Thanh toán không tiếp xúc đã trở thành một điểm nổi bật, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Nếu tất cả các yếu tố khác bằng nhau (giá cả, lựa chọn và địa điểm), gần 2/3 (63%) người tiêu dùng sẽ chọn mua sắm tại thương hiệu có kết nối với các cổng thanh toán online.

>> Xem ngay: Bí quyết tối ưu trang Thanh toán trên website giúp bạn không đánh mất khách ở bước cuối cùng

Tăng tốc áp dụng thanh toán không tiếp xúc

2. Độ an toàn là ưu tiên hàng đầu

Nghiên cứu của Visa Back to Business cho thấy sự an toàn ảnh hưởng đến cách 78% người tiêu dùng toàn cầu chi trả do đại dịch. Nghiên cứu cũng chỉ ra 46% người tiêu dùng toàn cầu cho rằng “sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc là một trong những biện pháp an toàn quan trọng nhất mà các cửa hàng cần tuân theo”.

3. Millenials và gen Z là thế hệ chuyển đổi thanh toán online nhanh chóng nhất

Sự phát triển của website thương mại điện tử và công nghệ thanh toán cộng với sự sẵn sàng áp dụng công nghệ mới của giới trẻ là đòn bẩy cho sự tăng tốc trong việc sử dụng các hình thức thanh toán online.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, 82% thế hệ millennials cho biết họ “đã sử dụng một phương thức mua sắm hoặc thanh toán mới”. Sở thích không tiếp xúc của gen Z tăng từ 45% trước đại dịch lên 55% sau đại dịch.

Việc áp dụng các khoản thanh toán 'chạm và đi' này qua nhiều thế hệ cho thấy sự chấp nhận rộng rãi, bền vững và những lo ngại về an toàn đã giảm dần.

  • Thế hệ Milenials (sinh năm 1980 đến năm 1994)

  • Thế hệ gen Z ( sinh năm 1995 đến 2015)

Millenials và gen Z là thế hệ chuyển đổi thanh toán online nhanh chóng nhất

4. Giao dịch thương mại kỹ thuật số vào năm 2024 sẽ được thực hiện bằng thanh toán bằng mã QR.

Thanh toán qua mã QR đang trở nên phổ biến để kích hoạt thương mại đa kênh. Theo Juniper Research, “Thanh toán bằng mã QR sẽ là cơ chế thương mại kỹ thuật số được sử dụng nhiều nhất về số lượng trong suốt 5 năm tới, chiếm 27% tổng số giao dịch thương mại kỹ thuật số vào năm 2024”. Ví dụ, ngày càng nhiều nhà hàng sử dụng mã QR để khách hàng có thể dễ dàng xem thực đơn và thanh toán đơn hàng trực tiếp từ điện thoại của họ.

thanh toán bằng mã QR cũng nhanh chóng trở thành xu hướng

5. Mua trước - Trả sau: Cơn sốt toàn cầu đã về đến Việt Nam

Trong những năm gần đây, "Buy Now, Pay Later – BNPL" hay còn gọi là "Mua trước, Trả sau" nổi lên như một trong những làn sóng trên toàn cầu. Mô hình này càng được nhân rộng hơn nữa trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế.

Buy now - Pay later là gì?

Người tiêu dùng có thể đã quen với việc trả góp để mua máy tính, điện thoại, xe máy, thậm chí là mua nhà. Nhưng đã khi nào bạn nghĩ đến chuyện trả góp để mua một đôi giày?

Buy now - Pay later là gì?

BNPL nhắm đến và tập trung vào các sản phẩm ở mức giá không quá đắt đỏ. Trong đó, khách hàng không cần phải trả toàn bộ chi phí mua sắm một lần mà chỉ thanh toán 1 tỷ lệ nhất định vào ban đầu. Số tiền còn lại sẽ được chia đều vào các đợt thanh toán sau, thường trong một vài tháng.

Việc chia nhỏ giá trị thanh toán khiến BNPL giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng, tăng giá trị đơn hàng trung bình cho người bán bằng cách giảm sự do dự của khách hàng đồng thời cũng tạo nguồn thu cho chính công ty cung cấp dịch vụ nhờ chiết khấu phía người bán.

Mong rằng với các gợi ý trên về các xu hướng thanh toán nổi bật, doanh nghiệp sẽ thành công phát triển dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng và gia tăng doanh thu.

---------

Kết nối với các cổng thanh toán online phổ biến, quản lý dòng tiền tại 1 nơi duy nhất và mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng của bạn cùng Haravan

Kết nối với các cổng thanh toán online phổ biến, quản lý dòng tiền tại 1 nơi duy nhất và mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng của bạn cùng Haravan

Hiện nay, rất nhiều shop đã tích hợp cổng thanh toán online trên Website nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng và giúp việc nhận hàng diễn ra an toàn hơn. Doanh nghiệp bạn đã tích hợp cổng thanh toán online chưa?

Kết nối với ShopeePay và Grab Moca trên Haravan, tham gia chương trình khuyến mãi và mang về ưu đãi dành cho khách hàng của bạn ngay hôm nay

>> Đọc thêm bài viết cùng chủ đề:

Áp dụng khuyến mãi, nên hay không nên?

4 bước xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là gì? 5 chỉ số đo lường mức độ hài lòng mà doanh nghiệp cần đo lường

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Tổng hợp 10 cách doanh nghiệp có thể làm để giữ chân khách hàng trong mùa dịch

29/09/2021 Gia Phương

8 bài học đắt giá giúp người mới kinh doanh online 2023 tiết kiệm tiền bạc đáng kể

06/10/2021 My MKT

Làm Social Commerce tại Việt Nam: Hiểu khách hàng trước, chọn nền tảng sau - Chia sẻ từ anh Đông Nguyễn

13/10/2021 Ngân Phạm MKT