Website thương mại điện tử là gì? 7 điều bạn cần biết

Trong thời đại công nghệ số phát triển nhanh chóng như hiện nay, thương mại điện tử đang trở thành một trong những xu hướng phổ biến và thú vị nhất trong việc mua sắm và kinh doanh. Nhưng bạn đã biết đủ về thế giới thương mại điện tử? Đối với doanh nghiệp, website thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng như giới thiệu thương hiệu, giúp người dùng hiểu hơn về sản phẩm, hỗ trợ thúc đẩy việc kinh doanh…

Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm website thương mại điện tử và 7 điều quan trọng mà bạn cần biết về lĩnh vực này. Hãy cùng bắt đầu!

1. Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử đang là trang thông tin điện tử phổ biến của doanh nghiệp

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp: trưng bày/ giới thiệu hàng hóa, giao kết hợp đồng, dịch vụ sau bán hàng…

Hiểu một cách đơn giản, website thương mại điện tử (hay website thương mại điện tử bán hàng) là các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp. Website này có thể có hoặc không có chức năng mua - bán hàng hóa/ dịch vụ (Basket/ Shopping Carts), chỉ cần thực hiện các hoạt động thương mại như giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ cũng được xem là website thương mại điện tử.

>>> Xem thêm: Website bán hàng là gì? Những chức năng cần có?

2. Phân biệt website thương mại bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại

Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa website thương mại bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại. Thực tế, nhiệm vụ của những website khá khác nhau, cụ thể:

2.1 Website thương mại điện tử bán hàng

Đây là website do doanh nghiệp tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, mua - bán, cung ứng, giới thiệu… dịch vụ của bản thân.

2.2 Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Đây là website do doanh nghiệp tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, mua - bán, cung ứng, giới thiệu… của cá nhân khác. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm 2 loại: sàn thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee…) và website đấu giá trực tuyến (Atomic Mall, đấu giá Lạc Việt, Chilindo…). Trong một trường hợp, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có thể là sàn thương mại điện tử kết hợp với đấu giá như Ebay.

web thương mại điện tử

Doanh nghiệp có thể vừa xây dựng website thương mại riêng, vừa tạo cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử

Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau để thấy rõ được sự khác biệt giữa 02 loại website này:

Yếu Tố

Website Thương Mại Bán Hàng

Website Cung Cấp Dịch Vụ Thương Mại

Mục Tiêu Chính

Bán sản phẩm và hàng hóa

Cung cấp dịch vụ và giải pháp

Nội Dung

Hình ảnh sản phẩm, mô tả, giá

Thông tin về dịch vụ, hướng dẫn

Quy Trình Giao Dịch

Chọn sản phẩm, thanh toán

Yêu cầu dịch vụ, đặt lịch, thanh toán

Tính Phức Tạp

Thường đơn giản và thay thế

Thường không thể trở lại hoặc thay thế

Ví Dụ

Amazon, eBay, ZapposAirbnb, Uber, Booking.com

Phản Hồi Khách Hàng

Đánh giá sản phẩm, đánh giáĐánh giá dịch vụ, đánh giá

3. Lợi ích của website thương mại điện tử bán hàng

Việc sở hữu website thương mại điện tử bán hàng cung cấp rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

3.1 Tăng độ nhận diện thương hiệu

Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Internet Việt Nam, nước ta có đến 68,72 triệu người sử dụng internet, chiếm 70,3% dân số. Trong khi đó, báo cáo của Hootsuite (ứng dụng quản lý truyền thông xã hội nổi tiếng) cho biết số người sử dụng internet trên toàn thế giới hiện nay là 4,66 tỉ người.

Có thể thấy, số lượng người sử dụng internet trên thế giới và Việt Nam nói riêng rất lớn. Việc xây dựng website thương mại điện tử bán hàng sẽ góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu trên nền tảng internet đầy tiềm năng này.

3.2 Hỗ trợ tối đa việc bán hàng, tăng doanh thu

Khi sở hữu website thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng. Ngược lại khách hàng cũng có thể chủ động tìm kiếm tới doanh nghiệp và mua hàng bất kỳ lúc nào mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu hiệu quả hơn so với bán hàng truyền thống.

3.3 Cập nhật thông tin sản phẩm và doanh nghiệp nhanh chóng

Khi sở hữu một website thương mại điện tử bán hàng, doanh nghiệp có thể chủ động cập nhật thông tin giới thiệu bản thân và sản phẩm (thông số, màu sắc, chế độ bảo hành…) tùy thuộc vào ý muốn cũng như chiến lược kinh doanh. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác nhất.

3.4 Tương tác với khách hàng dễ dàng hơn

Ưu điểm nổi bật khi sở hữu website thương mại điện tử hoặc trang mạng xã hội chính là “khoảng cách” giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ được rút ngắn. Theo đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác, tư vấn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Khách hàng cũng vì thế mà cảm thấy được quan tâm tốt hơn và từ đó có tiềm năng trở thành khách hàng trung thành.

3.5 Tiết kiệm chi phí vận hành

Khác với kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp không cần phải tốn quá nhiều chi phí để vận hành. Chẳng hạn, nếu trước đây doanh nghiệp cần 10 nhân viên để tư vấn 10 khách hàng, thì hiện nay với công nghệ hỗ trợ, doanh nghiệp chỉ cần 2 - 3 đảm nhận vị trí này.

website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mặt bằng và thuê nhân sự

4. Đặc điểm của website thương mại điện tử chuyên nghiệp?

Một website thương mại điện tử bán hàng hiệu quả cần đảm bảo các tiêu chí sau:

4.1 Nội dung và hình ảnh trực quan, chất lượng

Website thương mại bán hàng cần thường xuyên cập nhật thông tin của doanh nghiệp hoặc sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Đặc biệt, phần mô tả sản phẩm cần cung cấp đầy đủ thông tin khách hàng đang muốn biết (màu sắc, nơi bán, chế độ bảo hành…).

Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng, hình ảnh về sản phẩm hay doanh nghiệp cần phải rõ nét, tươi sáng để khách hàng dễ hình dung sản phẩm. Doanh nghiệp cũng không nên sử dụng hình ảnh của doanh nghiệp khác để tránh vấn đề bản quyền cũng như xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

4.2 Cung cấp đầy đủ tính năng, thao tác dễ dàng

Một yếu tố được nhiều khách hàng quan tâm nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý, chính là các tính năng trên website. Theo đó, nếu có tích hợp chức năng mua - bán, website thương mại cần có thêm các tính năng như thanh toán online, thông báo tình trạng đơn hàng, hiển thị đơn vị vận chuyển… nhằm đảm bảo quá trình mua hàng trực tuyến diễn ra nhanh chóng, tiện lợi, không xảy ra lỗi…

4.3 Đảm bảo khả năng tương tác với khách hàng

Về cơ bản, hãy đảm bảo website của doanh nghiệp của bạn có thông tin liên hệ rõ ràng và ở vị trí dễ nhận biết để khách hàng tương tác ngay khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thêm các tính năng khác để tăng tương tác với khách hàng như chat trực tuyến 24/7, hotline, gửi mail…

4.4 Website đáng tin cậy, bảo mật cao

Một website thương mại uy tín thường có URL (Uniform Resource Locator, hay đường dẫn đến website) bằng “https://”. Bên cạnh đó, trên website cũng cần có thông tin doanh nghiệp, các chính sách, điều khoản riêng tư rõ ràng…

4.5 Tương thích trên nhiều thiết bị khác nhau

Khách hàng có thể truy cập website từ nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… Chính vì thế, website của doanh nghiệp cần hiển thị tốt trên nhiều thiết bị khác nhau để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi truy cập và tương tác với trang web.

website thương mại điện tử bán hàng

Website thương mại điện tử chuyên nghiệp cần tương thích trên nhiều thiết bị điện tử khác nhau

5. Có cần đăng ký website thương mại với Bộ Công thương không?

Theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, các website thương mại bán hàng đều phải thực hiện việc đăng ký thông báo với Bộ Công Thương. Đặc biệt, việc đăng ký này hoàn toàn miễn phí.

Theo đó, để đăng ký các website thương mại với bộ công thương, doanh nghiệp cần có mã số thuế cá nhân, đăng ký hộ kinh doanh và các giấy tờ khác liên quan. Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

6. Cách xây dựng một website thương mại điện tử bán hàng

Đầu tiên, bạn cần chọn tên miền phù hợp với doanh nghiệp, lưu ý tránh chọn trùng tên với thương hiệu khác hoặc đối thủ. Tiếp theo, bạn cần lên ý tưởng thiết kế website. Hãy đảm bảo rằng thiết kế của website thể hiện được mặt hàng mà doanh nghiệp bạn kinh doanh, tinh thần của doanh nghiệp, phù hợp với khách hàng mục tiêu,…

Việc thiết kế website thương mại điện tử bán hàng chuyên nghiệp mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể sở hữu website thương mại điện tử bán hàng chuyên nghiệp nhanh chóng, đơn giản với Haraweb.

Không chỉ cung cấp hơn 200 giao diện phù hợp với nhiều ngành nghề, Haraweb còn cho phép bạn tùy chỉnh giao diện theo sở thích và nhu cầu. Chưa dừng lại ở đó, website được cung cấp bởi Haraweb đã được tối ưu UX/UI giúp nâng tầm trải nghiệm mua hàng, tích hợp nền tảng quảng cáo đa kênh miễn phí, hỗ trợ tổng hợp báo cáo đa kênh trực quan…

Đã có hơn 20.000+ người kinh doanh và thương hiệu bậc nhất tại Việt Nam đang tin dùng Haraweb. Hãy là doanh nghiệp tiếp theo sở hữu website thương mại điện tử bán hàng chuyên nghiệp cùng Haraweb ngay hôm nay.

trang bán hàng điện tử

Đặc biệt, bạn còn có thể trải nghiệm thử miễn phí Haraweb trong 15 ngày

7. Cách kinh doanh trên trang web thương mại điện tử hiệu quả

Để kinh doanh trên trang web thương mại điện tử hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Kết hợp nhiều kênh bán hàng như Facebook, Instagram, Shopee... để quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu.
  • Đưa ra chính sách ưu đãi, vận chuyển, bảo hành… hợp lý.
  • Thường xuyên cập nhật hình ảnh và nội dung mới cho website.
  • Đa dạng phương thức thanh toán cho khách hàng.

8. Kết luận

Như vậy, website thương mại điện tử không chỉ đơn giản là một trang web để mua sắm trực tuyến. Đó là một nền tảng phát triển mạnh mẽ, thay đổi cách chúng ta mua và kinh doanh. Bằng cách hiểu và áp dụng những kiến thức về website thương mại điện tử, bạn có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội trong thế giới số hóa ngày nay và đóng góp vào sự thịnh vượng của doanh nghiệp của bạn. Đừng bao giờ ngừng học hỏi và theo dõi những xu hướng mới, bởi thế giới thương mại điện tử vẫn đang phát triển và thay đổi từng ngày.


Trên đây là 7 điều cần biết về website thương mại điện tử bán hàng. Có thể thấy, việc doanh nghiệp sở hữu riêng một trang web thương mại điện tử trong thời đại số hóa như hiện nay vô cùng cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh cũng như truyền tải thông điệp đến khách hàng hiệu quả. Chính vì thế, doanh nghiệp hãy lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng để xây dựng website càng sớm càng tốt ngay hôm nay.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: