Bán hàng online là gì và những câu hỏi thường gặp

Bán hàng trên mạng là một trong những xu hướng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ kiến thức bán hàng online để tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Haravan giúp bạn tìm hiểu bán hàng online là gì và giải đáp một số câu hỏi thường gặp, để qua đó chinh phục nền tảng bán hàng trực tuyến, thu về “nghìn đơn” mỗi ngày.

1. Bán hàng online là gì?

Bán hàng online (hay còn được gọi là bán hàng trực tuyến, bán hàng trên mạng) là hoạt động kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các kênh trực tuyến, môi trường internet như website, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki và nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram.

Không giống như bán hàng truyền thống, dịch vụ bán hàng online trên mạng không có cửa hàng vật lý, hoặc có cửa hàng nhưng mở rộng thêm cửa hàng trực tuyến để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình qua các kênh online. Quá trình mua - bán và giao dịch đều được thực hiện trên internet.

Cụ thể là người bán và người mua chỉ cần sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại để trao đổi buôn bán một cách dễ dàng mà không cần phải tốn thời gian hay công sức. Chủ shop chỉ cần đăng bán sản phẩm của mình trên các trang thương mại, cửa hàng trực tuyến, sau đó quảng cáo để tiếp cận người dùng. Nếu khách hàng có nhu cầu họ sẽ tiến hành đặt hàng. Tất cả các hoạt động đều diễn ra trên mạng mà họ không cần phải tương tác trực tiếp với nhau.

khái niệm bán hàng online là gì

Bán hàng online (trực tuyến) là gì là băn khoăn của nhiều người, nhất là những ai mới lần đầu làm quen với hình thức bán hàng này

2. Bán hàng qua mạng nên bắt đầu từ đâu?

Để bắt đầu bán hàng online, bước quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp nên tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để lựa chọn mô hình - lĩnh vực bán hàng cụ thể. Bí quyết là hãy tham khảo đối thủ để xây dựng kế hoạch đúng đắn, tiếp cận và đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người dùng.

Bước tiếp theo là bắt đầu xác định tên thương hiệu. Một cái tên phù hợp không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp, nâng cao uy tín đối với khách hàng - đối tác, mà còn tăng cơ hội quảng bá, kích thích người dùng tìm hiểu, trải nghiệm cửa hàng nhiều hơn. Cụ thể là khi đặt tên, người bán cần lưu ý:

  • Ngắn gọn và đơn giản để khách hàng có thể ghi nhớ nhanh chóng. Tốt nhất là bạn nên đặt tên với độ dài từ 1 - 2 từ là đủ, không nên vượt quá 3 từ.

  • Khác biệt và độc đáo để thương hiệu của bạn không nhầm lẫn với đối thủ cạnh tranh.

  • Không đặt tên thương hiệu đã được đăng ký bản quyền, để tránh tình trạng kiện tụng rắc rối.

3. Bán hàng online cần bao nhiêu vốn?

Tùy theo lĩnh vực, mô hình kinh doanh và tài chính của mỗi cá nhân, nguồn vốn khi bán online có thể khác nhau. Ví dụ, ngân sách bán quần áo trên mạng dao động từ 5 - 10 triệu, nhưng đối với mỹ phẩm thì nguồn vốn cao hơn rất nhiều (tối thiểu 30 triệu đồng). Chính vì thế, hãy dựa vào kế hoạch kinh doanh để xác định ngân sách phù hợp, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tốn kém quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng, bạn nhé!

tổng quan về bán hàng online

Vốn bán hàng trên mạng được xác định dựa trên lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh hoặc khả năng tài chính của mỗi người

4. Sản phẩm nào phù hợp để bán hàng trực tuyến?

Để bán hàng online thành công, bạn nên lựa chọn sản phẩm phù hợp. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng xác định mặt hàng có khả năng bán chạy, bán được lâu dài và đem lại doanh thu tối ưu thì không phải ai cũng làm được. Sau đây là lời khuyên lựa chọn sản phẩm, dành cho người mới bắt đầu bán hàng trên mạng:

  • Hãy thử sức với mặt hàng như đồ ăn vặt, handmade, mỹ phẩm thiên nhiên hoặc phụ kiện thời trang nếu có ít vốn.

  • Lựa chọn sản phẩm có sức tiêu thụ lớn hoặc tái sử dụng nhanh chóng, ví dụ như dầu gội, sữa tắm và bột giặt, để tiếp cận khách hàng dễ dàng, tăng tần suất mua lại nhiều hơn.

  • Ưu tiên sản phẩm dễ vận chuyển, ít cồng kềnh để tiết kiệm chi phí giao hàng.

  • Với người mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên lựa chọn sản phẩm ít biến thể. Chẳng hạn như một bộ quần áo có nhiều size khác nhau. Nếu nguồn vốn chưa vững vàng, nhưng phải nhập về 4 - 5 size khác nhau thì lúc này, chi phí có thể tăng lên rất nhiều.

  • Lựa chọn sản phẩm có tuổi thọ lâu dài, thay vì mặt hàng như bánh sinh nhật, cây cối - hoa kiểng yêu cầu phải bảo quản thường xuyên.

  • Không kinh doanh sản phẩm đã xuất hiện ở siêu thị và cửa hàng vì điều này khiến bạn khó cạnh tranh.

>> Đọc ngay: Các mặt hàng kinh doanh online hiệu quả, không thể bỏ qua

5. Bán hàng online có thể áp dụng ở nền tảng nào?

Hiện nay, mỗi người có thể bán hàng trực tuyến thông qua nền tảng website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo) hoặc sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki). Cụ thể:

5.1 Bán hàng trực tuyến trên website

Lợi ích khi bán hàng online trên website là doanh nghiệp dễ dàng truyền tải đến người mua, toàn bộ thông tin liên quan đến dịch vụ - sản phẩm, bao gồm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, giá cả, chế độ hậu mãi và cách sử dụng. Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy an tâm, từ đó đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng bất kể khoảng cách địa lý.

>> Xem thêm: Website thương mại điện tử là gì?

5.2 Bán hàng trên mạng xã hội

Lựa chọn kinh doanh trên mạng xã hội giúp người bán quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng tốt hơn, bằng cách tạo Fanpage bán hàng hoặc đăng bài giới thiệu trên hội/nhóm. Ngoài ra, bạn có thể ứng dụng công cụ livestream từ Facebook hoặc Instagram để kích thích khách hàng tìm hiểu thương hiệu, gia tăng tương tác, chốt đơn nhanh và qua đó, tăng doanh thu tối ưu.

5.3 Bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Lợi ích khi bán hàng thương mại điện tử là nhà kinh doanh có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng nhiều hơn, quản lý gian hàng, lựa chọn hình thức vận chuyển dễ dàng và linh hoạt. Thêm vào đó, sàn thương mại điện tử thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi - trợ giá hấp dẫn, giúp bạn thu hút khách mua hàng đông đảo và thúc đẩy lợi nhuận vượt trội.

chọn kênh bán hàng online phù hợp

Chọn kênh để bán hàng online phù hợp sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn

6. Tìm nguồn hàng bán online ở đâu?

Nguồn hàng là yếu tố quyết định trực tiếp đến uy tín cửa hàng và lợi nhuận trong bán hàng online. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tìm nguồn hàng có giá thành phù hợp, đảm bảo chất lượng tốt kiếm. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy tham khảo 4 cách được gợi ý dưới đây:

6.1 Tìm nguồn hàng trên Facebook

Ưu điểm khi lấy hàng trên Facebook là nhà cung cấp đã có sẵn hình ảnh sản phẩm, bạn có thể sử dụng để phục vụ công việc kinh doanh. Ngoài ra, Facebook có nhiều tài khoản cá nhân, fanpage, hội/nhóm cung cấp nguồn hàng đa dạng, được phân loại theo mỗi lĩnh vực giúp người bán dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

6.2 Tìm nguồn hàng trên Google

Cách tìm kiếm nguồn hàng trên Google được đánh giá hiệu quả, nhanh chóng với kết quả hiển thị phong phú. Cụ thể là khi search từ khóa theo cấu trúc “nguồn hàng + tên sản phẩm”, Google cho ra hàng trăm nghìn nhà cung cấp khác nhau, có đầy đủ số điện thoại và địa chỉ, giúp bạn liên lạc thuận lợi khi cần thiết.

6.3 Tìm nguồn hàng ở chợ đầu mối

Chợ đầu mối là nơi cung cấp nguồn hàng bán online đa dạng, song cần lưu ý lựa chọn khu chợ “có tiếng”, xem xét mức giá sàn cẩn thận để nhập hàng với chi phí phù hợp, đảm bảo có lời khi bán ra. Một số chợ đầu mối bạn có thể tham khảo, để lấy hàng về kinh doanh như chợ An Đông (chuyên cung cấp quần áo giá sỉ); chợ Hạnh Thông Tây (chuyên về thời trang và đồ gia dụng) hoặc chợ Bà Chiểu (chuyên về phụ kiện thời trang).

6.4 Tìm nguồn hàng ở Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường tiềm năng để người bán khai thác, nhập về sản phẩm mới - lạ - độc quyền, thậm chí chưa có mặt ở Việt Nam. Cụ thể, 3 trang web nổi tiếng để bạn tìm kiếm nguồn bán hàng online là taobao.com, 1688 hoặc tmall.com, với mặt hàng phong phú, giá cả phải chăng và cho phép người bán nhập về số lượng nhỏ ở mức giá sỉ.

>> Xem thêm:

7. Bán hàng trên mạng bao gồm hình thức thanh toán nào?

“Hình thức thanh toán” là một trong những thuật ngữ quen thuộc khi tìm hiểu bán hàng online trên mạng. Điều này có nghĩa đơn giản là người mua trả tiền cho người bán thông qua cách nào, tiền mặt hay thanh toán điện tử. Nếu là thanh toán điện tử thì bao gồm 3 hình thức phổ biến:

  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế hoặc thẻ ghi nợ nội địa.

  • Thanh toán bằng cách chuyển khoản cùng ngân hàng hoặc liên ngân hàng.

  • Thanh toán thông qua ví điện tử như Momo, Zalopay, VinID, Viettel Pay, Mobivi, Payoo.

Nhìn chung, bí quyết bán hàng online thành công là người bán nên tích hợp càng nhiều hình thức thanh toán càng tốt. Bạn có thể chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt hay qua thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, nhưng bạn cũng nên xem xét các đơn vị thanh toán điện tử như ví Momo, Zalo Pay hay Shopee Pay,... Các ví điện tử này không những giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc thanh toán mà còn giúp thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn nhờ các khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn.

đa dạng hình thức thanh toán trong bán hàng online

Đa dạng hình thức thanh toán trong bán hàng online giúp bạn giảm sự bất tiện cho khách hàng từ đó tăng tỷ lệ chốt đơn

Nếu bạn đang điều hành trang web của riêng mình và muốn xử lý các khoản thanh toán, bạn có thể làm việc với bên thứ ba để xử lý giao dịch thanh toán khi khách hàng mua hàng trực tuyến. Chỉ vài giây, đơn vị thanh toán sẽ liên lạc giữa bạn và ngân hàng để đảm bảo có đủ tiền để thực hiện giao dịch mua.

Phương thức này cũng sử dụng biện pháp bảo mật để đảm bảo nó không phải là một phương thức thanh toán gian lận. Nếu bạn sử dụng nền tảng thương mại điện tử thì các khoản thanh toán thường được tích hợp sẵn. Một số ứng dụng cho phép bạn làm việc với đơn vị xử lý thứ ba, nhưng những đơn vị này có thể tính thêm phí cho bạn.

>> Tìm hiểu thêm: 5 xu hướng thanh toán online giúp nhà bán hàng tăng doanh thu mùa giãn cách

8. Làm thế nào để lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp?

Một kiến thức bán hàng online hữu ích dành cho người mới bắt đầu là hãy lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp. Ví dụ, Shopee giúp cho giao hàng nhanh và giao hàng miễn phí trở nên phổ biến, nhưng không phải cửa hàng thương mại điện tử nào cũng đáp ứng tốt điều này.

Quan trọng là bạn phải ưu tiên đơn vị giao hàng giúp bạn tiết kiệm chi phí tối ưu, đồng thời phải đảm bảo uy tín, hàng hóa khi được gửi đến tay khách hàng phải nguyên vẹn, không bị vỡ, thời gian giao hàng nhanh và shipper (người giao hàng) phải thân thiện với khách hàng.

lựa chọn đơn vị vận chuyển để bán đồ online

Lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp để bán hàng online


Pro tip:

Bạn phải tìm ra cách để mang lại giá trị và luôn vượt quá mong đợi. Việc thu hút và giữ chân khách hàng là hoàn toàn quan trọng, đặc biệt là ngay bây giờ khi mọi người coi trọng tốc độ và sự tiện lợi là trên hết" - Brunker (trích từ bài viết "A small business guide to E-commerce shipping")


9. Có nên xây dựng website khi bán hàng online không?

Có nên xây dựng website khi bán hàng online không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Bởi xây dựng website là yếu tố quyết định hàng đầu đến thành công khi bán hàng qua mạng. Theo đó, sở hữu một trang web bắt mắt, trực quan và thân thiện giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ, tăng mức độ nhận diện thương hiệu và từ đó, thúc đẩy doanh số - lợi nhuận bán hàng tối ưu. Quan trọng hơn, để phát triển và bán hàng trực tuyến trên website hiệu quả, bạn nên lựa chọn nền tảng hỗ trợ chuyên nghiệp, điển hình như Haraweb - một trong những giải pháp công nghệ của Haravan được 20.000+ người kinh doanh và thương hiệu bậc nhất tin dùng hiện nay.

Haraweb, nền tảng giúp bạn sở hữu website bán hàng chuyên nghiệp

Dù bạn đang bán hàng online ở lĩnh vực nào, Haraweb đều hỗ trợ xây dựng website kinh doanh, quản lý đa kênh đồng bộ và xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả

Đồng hành với Haraweb, sở hữu website bán hàng chuyên nghiệp chưa bao giờ dễ dàng đến vậy, nhờ vào nền tảng này có nhiều tính năng nổi bật như:

  • Kho giao diện phong phú, với 200 bản mẫu phù hợp với lĩnh vực khác nhau, cho phép người dùng tùy chỉnh theo nhu cầu, đơn giản và nhanh chóng.

  • Cung cấp SSL miễn phí, hỗ trợ bảo mật và xây dựng uy tín cho website.

  • Xây dựng website tốc độ cao, băng thông không giới hạn và miễn phí hosting.

  • Tích hợp nền tảng quảng cáo đa kênh miễn phí.

  • Đồng bộ bán hàng bằng cách kết nối với sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki.

  • Trang bị công cụ online marketing thông minh như Facebook, Zalo, Chatbot; quảng cáo mua sắm hiệu quả với Google Smart Shopping hoặc tối ưu nền tảng website thông qua yếu tố SEO.

  • Tính năng responsive tương thích với nhiều thiết bị, hỗ trợ trải nghiệm trên di động mượt mà.

  • Tích hợp 12 phương thức thanh toán và 15 đơn vị vận chuyển khác nhau, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm, cũng như hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Hãy nhanh chóng đăng ký dùng thử Haraweb ngay hôm nay để trải nghiệm lợi ích tuyệt vời dành cho công việc bán hàng online hiện tại của bạn!

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho bán hàng online là gì và một số câu hỏi thường gặp. Hi vọng những chia sẻ này giúp bạn nắm rõ kiến thức bán hàng trực tuyến và áp dụng có hiệu quả trong công việc kinh doanh hiện tại. Để tìm hiểu thêm về kinh doanh online, bạn có thể xem thêm các bài viết tương tự của Haravan để biết thông tin chi tiết nhé!

>> Bài viết cùng chủ đề bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

TOP 10 + app bán hàng online hiệu quả cho người mới kinh doanh

30/07/2022 Tuấn Anh

10 Bí quyết cho ngân sách "nhỏ" để đặt quảng cáo trên Facebook

10/08/2022 0

TOP 6 kênh bán hàng online đạt hiệu quả cao nhất 2023

16/08/2022 MKT Ha