Hiện nay, lợi ích của thương mại điện tử mang lại cho người bán hàng không hề nhỏ. Vì vậy, tận dụng lợi ích của nền tảng bán hàng này giúp người bán dễ dàng kết nối với khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 7 lợi ích của bán hàng trên trang thương mại điện tử mà người bán không thể bỏ qua.
1. Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hình thức mở gian hàng trực tuyến kết nối người bán và người mua.
Thương mại điện tử (E-Commerce) là nền tảng diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên trực tuyến. Ví dụ dễ hiểu nhất về thương mại điện tử là mua sắm trực tuyến, nơi mà người bán và người có thể dễ dàng kết nối, trao đổi với nhau mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị có kết nối Internet.
Hiện nay, người bán có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như: Shopee, Lazada, Tiki, Amazon, Ebay... Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng bao gồm nhiều loại với các mô hình kinh doanh phổ biến để người bán có thể cân nhắc và lựa chọn như:
- B2C (Business To Consumer) - Mô hình doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng.
- B2B (Business To Business) - Mô hình doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp.
- C2B (Consumer To Business) - Mô hình người tiêu dùng bán hàng cho doanh nghiệp.
- C2C (Consumer To Consumer) - Mô hình người tiêu dùng bán hàng cho người tiêu dùng.
- B2G (Business To Government) - Mô hình doanh nghiệp bán hàng cho tổ chức chính phủ của các quốc gia.
- C2G (Consumer To Government) - Mô hình người tiêu dùng bán hàng cho tổ chức chính phủ.
- G2B (Government To Business) - Mô hình tổ chức chính phủ bán hàng cho doanh nghiệp.
- G2C (Government To Citizen) - Mô hình tổ chức chính phủ bán hàng cho công dân.
2. Điểm danh 7 lợi ích của thương mại điện tử cho nhà kinh doanh
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là xu hướng ngày càng thịnh hành trong thời đại công nghệ và internet phát triển như hiện nay. Dưới đây là những lợi ích của thương mại điện tử mà nhà kinh doanh không nên bỏ lỡ!
2.1. Tăng sự hiện diện, khắc phục hạn chế về mặt địa lý
Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử giúp khách hàng có thể truy cập trang web nhanh chóng để tìm hiểu thông tin sản phẩm và tiến tới giao dịch, chỉ bằng thao tác trên thiết bị di động hoặc máy tính. Khi truy cập vào cửa hàng trực tuyến của bạn, khách hàng luôn mong muốn bạn sẽ có sẵn sản phẩm để cung cấp cho họ. Vì vậy, thương mại điện tử giúp bạn cập nhật và theo kịp sức mua của người tiêu dùng để điều chỉnh tồn kho phù hợp.
Bên cạnh đó, các trang web thương mại điện tử có thể “mở cửa” online 24/24, nhờ đó tăng số lượng đơn đặt hàng hơn. Đồng thời, việc cửa hàng luôn mở sẽ giúp khách hàng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm ngay sau khi phát sinh nhu cầu mua sắm, từ đó đẩy nhanh quyết định chốt đơn của người tiêu dùng.
2.2. Lợi ích của thương mại điện tử giúp mở rộng tệp khách hàng
Tệp khách hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ không bị gò bó trong một khu vực nhất định. Khách hàng trên các khu vực lãnh thổ khác đều có thể truy cập vào website thương mại điện tử của bạn để tìm hiểu và mua sắm. Thêm nữa, cửa hàng trực tuyến của bạn có thể được mở rộng tới nhiều thị trường tiềm năng khác qua các công cụ tìm kiếm như Google.
Khách hàng trên các lãnh thổ khác đều có thể mua sắm trên thương mại điện tử qua điện thoại, máy tính.
2.3. Tối ưu hóa chi phí kinh doanh
Tiết kiệm chi phí là một trong những lợi ích của thương mại điện tử hiện nay. Các chi phí mà thương mại điện tử có thể tối ưu hóa cho doanh nghiệp bao gồm:
- Quảng cáo và tiếp thị: Khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, người bán có thể theo dõi lượng người truy cập, trả tiền cho mỗi lần khách hàng nhấn vào chiến dịch quảng cáo hoặc chạy marketing trên các trang mạng xã hội phổ biến khác. Đây đều là những hình thức quảng cáo hiệu quả mà người bán có thể chủ động kiểm soát chi phí.
- Mặt bằng: Với hình thức này, người bán chỉ cần bỏ ra mức % hoa hồng hợp lý dựa trên doanh thu bán hàng để trả phí cho sàn thương mại điện tử mà không cần chi trả các khoản thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng,...
- Nhân sự: Hầu hết các sàn thương mại điện tử hiện nay đều thiết lập quy trình bán hàng tự động với các khâu thanh toán điện tử, vận đơn, báo cáo tồn kho và hiệu quả kinh doanh... giúp người bán tiết kiệm khoản chi phí thuê nhân sự.
2.4. Cung cấp đa dạng thông tin không giới hạn
Một trong các lợi ích của thương mại điện tử được nhiều người bán yêu thích chính là không giới hạn việc cung cấp đa dạng thông tin về sản phẩm. Cụ thể, người bán có thể truyền tải đến khách hàng những thông tin hữu ích như mô tả sản phẩm, giá bán hoặc thông tin dưới dạng tư vấn, tin tức, chia sẻ các mẹo hay. Điều này giúp người dùng dễ dàng so sánh, lựa chọn sản phẩm thích hợp cũng như thường xuyên “ghé thăm” gian hàng của bạn hơn.
Lợi ích của thương mại điện tử là cho phép người bán cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm không giới hạn tới khách hàng.
2.5. Tăng khả năng phát triển thương hiệu
Các công cụ tìm kiếm trên thương mại điện tử có thể làm nổi bật thương hiệu và thúc đẩy vị trí, tần suất xuất hiện của gian hàng trực tuyến trên internet. Qua đó thu hút lưu lượng truy cập, mọi người sẽ trở nên quen thuộc với thương hiệu hơn. Để làm được điều này, người bán cần biết cách sử dụng các từ khóa hiệu quả và sáng tạo nội dung phù hợp, từ đó tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng.
2.6. Dễ dàng chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi
Lợi ích của thương mại điện tử, nhất là các công cụ web như cookie cho phép tùy chỉnh cửa hàng vượt trội và phân tích hành vi người tiêu dùng. Cụ thể, thông qua các gian hàng trên sàn thương mại điện tử, người bán có thể tìm hiểu và biết được những sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm, thời gian lượt mua hàng tăng cao nhất... Tất cả những vấn đề này đều được tổng hợp và thống kê qua những thông số cụ thể trên thương mại điện tử.
Sau khi đã hiểu hơn về hành vi mua sắm của người tiêu dùng, người bán sẽ xây dựng kế hoạch tư vấn và chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi để đáp ứng nhu cầu mua hàng của họ. Lúc này, bạn có thể dễ dàng liên lạc và truyền tải thông tin sản phẩm, hay các chiến dịch quảng cáo mới tới khách hàng mục tiêu thông qua thương mại điện tử hoặc gửi email tự động.
Nhờ những công cụ tiện ích mà thương mại điện tử mang lại, bạn có thể dễ dàng tư vấn và chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng.
2.7 Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm
So với kinh doanh cửa hàng truyền thống, khi muốn mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh, chủ cửa hàng phải xem xét và cân nhắc nhiều chi phí quan trọng như chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế cửa hàng, chi phí thuê nhân viên,...
Trong khi đó, một trong những lợi ích của thương mại điện tử dành cho các nhà kinh doanh là có thể phát triển và mở rộng quy mô nhanh chóng mà không mất nhiều chi phí. Bạn chỉ cần nghiên cứu thị trường tiềm năng và đầu tư một khoản chi phí để nâng cấp hệ thống hay tiếp cận đến thị trường đó.
Lợi ích của thương mại điện tử là có thể phát triển và mở rộng quy mô nhanh chóng mà không mất nhiều chi phí
3. Những thách thức của thương mại điện tử
Bất kể hình thức kinh doanh nào đều có những lợi ích cùng thách thức riêng. Mặc dù lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp lẫn người bán hàng không hề nhỏ, nhưng nền tảng này cũng có một vài thách thức sau đây:
3.1 Khó khăn khi phát sinh lỗi kỹ thuật
Việc xảy ra một số lỗi kỹ thuật ngoài tầm kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của gian hàng thương mại điện tử. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn những giải pháp để nhanh chóng xử lý khi phát sinh lỗi kỹ thuật và thường xuyên sao lưu dữ liệu gian hàng để hạn chế rủi ro.
3.2 Dễ gặp rủi ro về bảo mật dữ liệu
Hiện nay, khách hàng luôn nâng cao cảnh giác vì lo sợ bị lộ thông tin cá nhân khi mua hàng trên thương mại điện tử. Do đó, người bán nên xây dựng những chính sách bảo mật dữ liệu liên quan đến thông tin cửa hàng và người mua để lấy được lòng tin của khách hàng.
3.3 Vận chuyển đơn hàng quy mô lớn
Khi mới bắt đầu kinh doanh, người bán thường gặp khó khăn trong khâu đóng gói và vận chuyển. Khi gian hàng trực tuyến phát triển, số lượng đơn hàng quy mô lớn có thể khiến quá trình vận chuyển gặp rủi ro, người bán vì thế tốn nhiều thời gian hơn để xử lý đơn hàng.
Người bán có thể gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển đơn hàng quy mô lớn khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
4. Kết luận
Có thể thấy, lợi ích của thương mại điện tử đã giúp người bán tăng độ nhận diện thương hiệu, tối ưu hóa chi phí và dễ dàng liên lạc với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để bán hàng thành công trên các gian hàng thương mại điện tử, bạn nên bắt đầu bằng việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, tạo nên câu chuyện thương hiệu, tăng sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm trực tuyến. Và cuối cùng, đừng quên trang bị cho gian hàng của mình một phần mềm bán hàng phù hợp để dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh, bạn nhé!
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay: