Cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử tăng lợi nhuận hấp dẫn

Hiện nay, nhiều người lựa chọn bán hàng trên sàn thương mại điện tử để tiết kiệm chi phí, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả. Theo thống kê trong năm 2020, số lượng người tiêu dùng mua sắm trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam lên tới 49,3 triệu người, trong đó có 8 triệu người dùng mới.

Có thể thấy, bán hàng trên sàn thương mại điện tử là thị trường tiềm năng mà các nhà bán hàng online không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, sự phát triển đó sẽ đi kèm với tình trạng mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, người bán cần nắm vững các cách bán hàng trên trang thương mại điện tử để mang lại lợi nhuận như mong muốn.

1. Vì sao nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là hình thức mở gian hàng bán hàng trực tuyến

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là hình thức mở gian hàng bán hàng trực tuyến

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức kinh doanh mà người bán sẽ tiến hành tạo gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử để đăng bán các mặt hàng, kết nối khách hàng và quảng cáo sản phẩm.

Khi bán hàng trên trang thương mại điện tử, người bán sẽ nhận được một số lợi ích như:

  • Thủ tục đăng ký gian hàng nhanh chóng thông qua các công cụ tạo cửa hàng đơn giản và miễn phí.
  • Lưu lượng truy cập khổng lồ giúp gian hàng dễ dàng tiếp cận nhiều người dùng, từ đó thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Có chính sách hỗ trợ vận chuyển giúp người bán tiết kiệm thời gian tìm kiếm đơn vị giao hàng.
  • Có chính sách trợ phí vận chuyển cho người mua, nhờ đó kích thích và thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng.
  • Được sử dụng các thủ thuật quảng cáo hiệu quả trên sàn thương mại điện tử.

2. Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào hiệu quả nhất?

Theo kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử, để lựa chọn sàn kinh doanh online phù hợp với quy mô và đặc thù sản phẩm, người bán cần tìm hiểu ưu - nhược điểm của mỗi loại:

2.1. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada

Ra đời tại Việt Nam từ năm 2011, Lazada là sàn thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, thuộc quản lý của công ty nước ngoài với hơn 50 triệu lượt mua hàng hoạt động hàng năm. Hiện nay, Lazada đang cung cấp đa dạng ngành khác nhau như mỹ phẩm, điện thoại, máy tính bảng, thời trang & phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ chơi…

Ưu điểm của Lazada

  • Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng: Lượng truy cập mỗi tháng lên tới 100 triệu, giúp cửa hàng tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Đăng ký gian hàng miễn phí: Lazada cho phép người bán mở tài khoản bán hàng miễn phí. Sau khi có doanh thu từ những đơn hàng đầu tiên, người bán mới phải trả mức hoa hồng cho sàn thương mại điện tử.
  • Seller Center hỗ trợ người bán: Với tính năng này, bạn có thể đăng tải từng sản phẩm theo các đợt, hoặc đăng hàng loạt mà không bị giới hạn số lượng mặt hàng.
  • Tiết kiệm chi phí quảng cáo: Lazada thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi hàng tháng, đồng thời cung cấp các công cụ quảng cáo để tăng lượt truy cập và tỷ lệ chốt đơn, giúp người bán tiết kiệm chi phí marketing.

Hạn chế của Lazada

  • Nghi ngờ chất lượng sản phẩm: Không như một số sàn thương mại điện tử khác có quy định về giá trị mặt hàng, Lazada cho phép đăng bán cả những sản phẩm có giá trị thấp. Do đó, điều này làm phát sinh tình trạng người mua đang nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm trên các gian hàng, cụ thể: không như hình ảnh đăng tải, chất lượng kém… khiến ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu của nhiều cửa hàng.
  • Thủ tục đăng ký phức tạp: Để mở gian hàng trên Lazada, người bán cần cung cấp căn cước công dân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh nếu có. Đồng thời, bạn cần trải qua quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử gồm 3 bước: đăng ký, tham gia khóa học và làm bài kiểm tra kiến thức, đăng tải sản phẩm.
  • Thời gian giao hàng chậm hơn dự kiến: Kể từ khi nhận được đơn đặt hàng, Lazada dự kiến giao hàng từ 2 - 8 ngày. Việc này khiến người mua khó chịu và có trải nghiệm xấu khi mua hàng trên sàn Lazada, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
  • Các khoản chi phí trên Lazada khá lớn: Bao gồm chi phí chiết khấu, vận chuyển...

kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Lazada thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi giúp người bán tiết kiệm chi phí marketing.

2.2. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee là trang thương mại điện tử được lập ra bởi tập đoàn SEA, đã có mặt tại các quốc gia khác nhau: Singapore, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Mặc dù gia nhập thị trường Việt Nam khá muộn vào năm 2016, nhưng Shopee đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong danh sách các sàn thương mại điện tử và chiếm thị phần lớn với hơn 800.000 nhà bán hàng.

Ưu điểm của Shopee

  • Mở rộng phạm vi khách hàng: Lượt truy cập ngày càng tăng với hơn 38 triệu lượt/tháng, giúp nhà bán hàng có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm, gia tăng doanh thu hiệu quả.
  • Thủ tục đăng ký mở gian hàng dễ dàng: Người bán chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản, cung cấp thông tin số điện thoại, căn cước công dân và thẻ ngân hàng đã có thể đăng bán sản phẩm trên gian hàng trực tuyến.
  • Hỗ trợ vận chuyển: Người bán chỉ cần đăng bán sản phẩm, người mua sẽ đặt hàng, hệ thống Shopee tự động kết nối đơn vị vận chuyển phù hợp. Sau đó, nhân viên của đơn vị vận chuyển sẽ tới địa chỉ người bán để lấy và giao hàng.
  • Thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi: Shopee không ngừng tổ chức chương trình khuyến mãi vào các Ngày đôi mỗi tháng, Sale dịp lương về, đặc biệt là Sale mạnh vào các ngày Lễ, Tết. Điều này góp phần kích cầu mua sắm, đồng thời giúp người bán tiết kiệm chi phí marketing mà vẫn gia tăng tỷ lệ đơn hàng.

Hạn chế của Shopee

  • Chưa đảm bảo chất lượng hàng hóa: Thủ tục đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng khiến sàn khó kiểm soát được uy tín của người bán, cũng như chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp. Từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên Shopee.
  • Phí vận chuyển cao: Mức phí vận chuyển trên Shopee hiện tại khá cao, mức trợ giá lại thấp khiến người tiêu dùng chưa hài lòng.
  • Mức độ cạnh tranh cao: Số lượng người bán trên Shopee khá đông dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, người bán sẽ gặp khó khăn nếu không biết cách bán hàng trên trang thương mại điện tử Shopee.

nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào

Thủ tục đăng ký dễ dàng khi bạn lựa chọn bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee.

2.3. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Tiki

Khác với Lazada và Shopee, sàn thương mại điện tử Tiki được thành lập vào năm 2010, tập trung chủ yếu vào mặt hàng kinh doanh là các đầu sách. Sau 12 năm phát triển, Tiki hiện nay đã bổ sung thêm nhiều mặt hàng khác như: hàng tiêu dùng - thực phẩm, các sản phẩm Mẹ & Bé, nhà cửa - đời sống và các thiết bị điện tử (điện lạnh, tivi, điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh, quay phim, laptop…).

Ưu điểm của Tiki

  • Uy tín trong mắt khách hàng: Các gian hàng được Tiki kiểm định kỹ lưỡng về chất lượng và nguồn gốc, đồng thời đều là sản phẩm chính hãng, giúp khách hàng tin tưởng và có trải nghiệm tốt khi mua hàng.
  • Cung cấp tệp khách hàng tiềm năng: Với lượng truy cập lên tới 40 triệu lượt/tháng, Tiki mang đến lượng khách hàng tiềm năng mà nhiều nhà bán hàng không thể bỏ qua.
  • Đăng ký gian hàng miễn phí: Tiki cho phép người bán mở các gian hàng miễn phí và không thu phí duy trì khi kinh doanh.
  • Tệp khách hàng ổn định: Theo thống kê, mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi mua hàng trên Tiki lên tới 94% sẽ cung cấp cho người bán tệp khách hàng lâu năm.
  • Tỷ lệ đổi trả hàng hóa thấp: Quy trình bán hàng chuyên nghiệp từ khâu quản lý kho hàng, hậu cần, vận chuyển và chăm sóc khách hàng giúp tỷ lệ hoàn hàng của Tiki chỉ chiếm 1%.
  • Độ bảo mật cao: Tiki xây dựng các chính sách bảo mật thông tin khách hàng tốt, giúp người dùng cảm thấy tin tưởng khi sử dụng.

Hạn chế của Tiki

  • Điều kiện đăng ký bán hàng phức tạp: Người bán cần cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và mã số thuế nếu muốn bán hàng trên sàn thương mại điện tử Tiki. Vì vậy, Tiki chưa có chính sách hỗ trợ cá nhân hoặc cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ đăng ký mở gian hàng trực tuyến.
  • Số lượng mặt hàng kinh doanh chưa đa dạng.
  • Thời gian giao hàng lâu (từ 4 - 10 ngày), đặc biệt là ở khu vực phía Bắc (từ 6 - 10 ngày) khiến khách hàng cảm thấy khó chịu khi mua hàng.

bán hàng trên các trang thương mại điện tử

Để đăng ký bán hàng trên Tiki, người mua cần cung cấp mã số thuế và giấy phép đăng ký kinh doanh của cửa hàng.

Nhìn chung, mỗi sàn thương mại điện tử có những lợi thế và hạn chế riêng. Do vậy nhà bán hàng cân nhắc lựa chọn kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki dựa trên sản phẩm, nhân lực, nguồn vốn của cửa hàng.

2.4. Bán hàng trên trang thương mại điện tử TikTok Shop

TikTok Shop là cái tên đang nổi lên gần đây đối với cả những nhà bán hàng và người tiêu dùng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Sau gần 2 năm ra mắt, TikTok Shop đã khẳng định vị thế của mình không hề thua kém những sàn thương mại điện tử lâu năm khác.
TikTok Shop là gian hàng được tích hợp trên nền tảng TikTok, người dùng có thể vừa xem nội dung giải trí vừa có thể mua sắm ngay trên nền tảng này mà không cần thoát ra ngoài.

Bán hàng trên trang thương mại điện tử TikTok Shop

Bán hàng trên trang thương mại điện tử TikTok Shop

Ưu điểm của TikTok Shop:

  • Tệp người dùng trẻ và có xu hướng trưởng thành nhanh: Đối tượng người dùng TikTok phần lớn có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, đây là đối tượng có sở thích mua sắm trực tuyến, ưa chuộng sự tiện lợi và nhanh chóng khi mua hàng. Những khách hàng này thường có thói quen xem review sản phẩm trước khi mua, đây cũng là lợi thế của TikTok khi người dùng có thể xem đánh giá sản phẩm thông qua video một cách chân thực và gần gũi hơn.
  • Sức mạnh bùng nổ không giới hạn: Bán hàng trên TikTok Shop sẽ có một lợi thế lớn là khi video được xây dựng phù hợp với hành vi, tính cách, thói quen,... của người dùng thì nền tảng sẽ mở rộng phạm vi phân phối và đề xuất video xuất hiện nhiều hơn, hay còn gọi là “video lên xu hướng”. Thuật toán này của TikTok sẽ không phân biệt là kênh mới tạo hay đã tạo lâu năm mà sẽ dựa vào chất lượng nội dung của video. Một khi video lên xu hướng sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi cao: Điểm mạnh của TikTok so với những sàn TMĐT khác là các nhà bán hàng có thể mang sản phẩm đến gần hơn với người dùng thông qua những nội dung video hấp dẫn, review sản phẩm chân thực và tạo được cảm xúc cho người dùng. Kết hợp hình thức giải trí thông qua video với mua sắm trực tuyến mà không cần thoát ra khỏi nền tảng. Chính những điểm mới lạ và hấp dẫn này đã giúp các nhà bán hàng trên TikTok Shop tăng tỷ lệ chuyển đổi vược bật nếu có chiến lược xây dựng nội dung tốt.
  • Nội dung quan trọng hơn quảng cáo: Thói quen của người tiêu dùng là không thích những nội dung quảng cáo. Do đó, vì muốn giữ chân người dùng ở lại lâu hơn với những nội dung chất lượng, TikTok khuyến khích các doanh nghiệp, thương hiệu và nhà bán hàng tập trung vào xây dựng nội dung có giá trị thay vì rót tiền vào quảng cáo cho những nội dung không chất lượng.

Hạn chế của TikTok Shop:

  • Nhược điểm về lượng traffic: Đối với những sàn TMĐT, nhà bán hàng sẽ cần xây gian hàng bền vững, chỉ số vận hành tốt, điểm uy tín cao, đánh giá sản phẩm chất lượng,... thì nền tảng sẽ tự động phân phối traffic cho các gian hàng. Nhưng đối với TikTok Shop, nội dung của bạn chỉ được phân phối và có traffic vào shop khi nội dung đó chất lượng.
  • Chuyển đổi không xuất phát từ nhu cầu, tỷ lệ bom hàng cao: Nhu cầu của người dùng TikTok có thể không có từ trước mà được hình thành khi xem video hay livestream bán hàng của các KOC, thương hiệu. Chính vì vậy mà tỷ lệ bom hàng của TikTok Shop cùng cao hơn những nền tảng khác.

3. Chia sẻ 12 cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả, tăng doanh thu dễ dàng

Dù lựa chọn bán hàng trên trang thương mại điện tử nào, bạn cũng cần nắm được bí quyết kinh doanh sao cho vận hành tiết kiệm, tối ưu hóa thời gian mà vẫn tăng tỷ lệ chốt đơn. Dưới đây là 12 mẹo đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, được nhiều nhà bán lẻ áp dụng thành công nhất để bạn tham khảo:

3.1. Tích hợp phần mềm quản lý bán hàng

Hầu hết các sàn thương mại điện tử hiện nay đều tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng thông minh mang lại các lợi ích to lớn cho người bán như:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình quản lý giúp rút gọn quy trình bán hàng để tập trung xây dựng chiến lược mở rộng và phát triển gian hàng.
  • Tích hợp các tính năng như: lên đơn, vận đơn, theo dõi đơn hàng, thu chi, tổng hợp tồn kho, báo cáo kết quả kinh doanh...
  • Hỗ trợ quản lý nhiều gian hàng đa kênh giúp người bán hạn chế những khó khăn khi bán hàng trên các trang thương mại điện tử.
  • Tiết kiệm chi phí thuê nhân sự.
  • Cho phép người bán quản lý từ xa thông qua thiết bị điện thoại hoặc máy tính.
  • Tự động lưu trữ thông tin của người mua giúp người bán dễ dàng phân loại và chăm sóc khách hàng.

Chọn ngay Haravan - Phần mềm hỗ trợ bán hàng trên sàn thương mại điện tử được yêu thích nhất hiện nay

Để giúp nhà bán hàng tự tin bán hàng trên sàn thương mại điện tử, tăng doanh thu, đạt lợi nhuận như mong muốn, Haravan đã được cho ra mắt với hàng loạt tính năng nổi trội:

  • Dễ dàng điều hành và quản lý tập trung tại một nơi duy nhất: Hệ thống quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử Haravan sẽ giúp bạn đồng bộ thông tin một cách chính xác và đầy đủ về một giao diện duy nhất. Đồng thời, với các công cụ quản trị cập nhật tự động đơn hàng và tồn kho, người bán sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí cho nhân sự và quản lý dữ liệu, đồng thời giảm thiểu rủi ro thất lạc hàng hóa, nhầm lẫn đơn hàng…
  • Hỗ trợ phát triển và mở rộng tệp khách hàng mạnh mẽ: Bằng cách tăng cơ hội kết nối và trưng bày sản phẩm ngay tại điểm người mua ghé thăm, phần mềm bán hàng Haravan sẽ giúp người bán thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Từ đó gia tăng khả năng mua hàng lên tối đa.
  • Tăng trưởng doanh số bán hàng tối đa: Không chỉ giúp bạn tiếp cận thêm nhiều khách hàng mọi lúc, mọi nơi, Haravan còn tạo điều kiện để sản phẩm xuất hiện ngay đầu trang, ưu tiên đề xuất sản phẩm khách hàng đang tìm kiếm lên trước tiên. Nhờ vậy thúc đẩy khả năng chốt đơn thành công, thu về lợi nhuận “khủng”.
> Trải nghiệm dùng thử miễn phí phần mềm bán hàng Haravan ngay hôm nay, hiệu quả vượt trội chỉ trong 14 ngày. Truy cập TẠI ĐÂY.

3.2. Hiểu rõ chân dung khách hàng trên các kênh thương mại điện tử

Mỗi kênh thương mại điện tử đều hướng tới mặt hàng kinh doanh và tệp khách hàng khác nhau. Tại 3 sàn Shopee, Lazada và Tiki cũng có đặc điểm tệp khách hàng và sản phẩm kinh doanh chính như sau:

Shopee

  • Tệp khách hàng: Người dùng trên Shopee phần lớn là nữ thuộc độ tuổi trẻ và thích tìm kiếm những sản phẩm mới lạ trên thị trường.
  • Mặt hàng chính: Thời trang, mỹ phẩm, nhà cửa đời sống, thực phẩm...

Lazada

  • Tệp khách hàng: Người dùng trên Lazada phần lớn là nam và người lớn tuổi.
  • Mặt hàng chính: Đồ công nghệ, thiết bị điện tử, thời trang, thể thao - du lịch…

Tiki

  • Tệp khách hàng: Người dùng trên Tiki thường cân bằng về giới tính thuộc độ tuổi trẻ.
  • Mặt hàng chính: Sách, thiết bị điện tử, nhà cửa, đời sống, làm đẹp, văn phòng phẩm...

bán hàng trên trang thương mại điện tử

Để lựa chọn kênh bán hàng phù hợp, người bán cần hiểu rõ chân dung khách hàng của từng sàn thương mại điện tử.

3.3. Đầu tư hình ảnh sản phẩm chất lượng

Thay vì kiểm tra trực tiếp như mua ở cửa hàng, khách hàng mua hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ tìm hiểu và quan sát sản phẩm qua hình ảnh. Vì vậy, đầu tư hình ảnh sản phẩm chất lượng là cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử giúp tăng tỷ lệ chốt đơn hiệu quả.

Người bán có thể tham khảo một số mẹo chụp ảnh sản phẩm như:

  • Chụp hình ảnh tổng quan của sản phẩm.
  • Chụp hình ảnh chi tiết bao gồm các góc cạnh của sản phẩm.
  • Hình ảnh chân thực, không nên chỉnh sửa hoặc photoshop quá mức.
  • Cung cấp thêm video rõ nét nếu có thể.

3.4. Lựa chọn chiến lược giá khôn ngoan

Hiện nay, nhiều nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang chạy đua về giá, vì nghĩ rằng giá càng thấp càng nhiều người mua. Tuy nhiên, cuộc chạy đua này sẽ giảm lợi nhuận kinh doanh vì người bán sẽ phải giảm giá hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi. Đồng thời, mức giá quá thấp cũng khiến người mua nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.

Vì vậy, khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, người bán nên tìm hiểu kỹ giá trên thị trường để xây dựng chiến lược giá khôn ngoan, không quá thấp cũng không quá rẻ. Đồng thời, nhà bán hàng cũng nên kết hợp cải thiện việc xử lý đơn hàng nhanh chóng, đầu tư sản phẩm chất lượng về nội dung lẫn hình ảnh… để tăng khả năng cạnh tranh.

cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Người bán nên nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng để định giá sản phẩm phù hợp thay vì chỉ lo chạy đua về giá.

3.5. Thu hút khách hàng với các sản phẩm độc lạ

Các mặt hàng trên sàn thương mại hiện tử hiện nay rất đa dạng, vì thế người bán cần tạo sự khác biệt, cung cấp các sản phẩm độc lạ để thu hút khách hàng. Mặt khác, nếu mặt hàng lựa chọn kinh doanh là các sản phẩm đại trà, thì bạn nên tạo ấn tượng qua dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc chính sách hậu mãi.

3.6. Áp dụng linh hoạt các chương trình khuyến mãi

Bên cạnh đó, người bán có thể cung cấp thêm các chính sách khuyến mãi hấp dẫn để được khách hàng ưu ái lựa chọn và tin tưởng hơn. Đồng thời, đây cũng là cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả giúp kích thích nhu cầu mua sắm, tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu. Bạn có thể tham khảo một số hình thức khuyến mãi hiệu quả hiện nay như:

  • Tặng quà đi kèm những lần mua hàng.
  • Miễn phí vận chuyển trong bán kính 5km.
  • Tặng mã giảm giá cho lần mua hàng đầu tiên.
  • Tạo thẻ tích điểm.
  • Tặng mã giảm giá khi khách hàng đăng tải feedback đính kèm hình ảnh và video sản phẩm.

bán hàng trên sàn thương mại điện tử là gì

Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử nên tổ chức đa dạng các chương trình khuyến mãi phù hợp với từng thời điểm.

3.7. Phục vụ chu đáo để nhận đánh giá tốt từ người tiêu dùng

Thông thường trước khi đưa ra quyết định mua hàng, người mua sẽ có xu hướng tham khảo đánh giá, phản hồi của các lần mua cũ. Vì vậy, phục vụ khách hàng tốt giúp nâng cao trải nghiệm của người mua và nhận được những đánh giá tốt từ họ, là bí quyết kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mới. Thêm nữa, đây cũng là cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử giúp nâng cao uy tín thương hiệu và chiếm được niềm tin từ người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, người bán cần luôn giữ thái độ tích cực, ôn hòa khi reply các đánh giá tốt hoặc xấu về sản phẩm. Nếu nhận được các đánh giá xấu phản hồi về thời gian giao hàng, chất lượng và số lượng sản phẩm... thì người bán nên đưa ra các chính sách đổi trả hoặc phương án xử lý phù hợp để khách hàng cân nhắc chỉnh sửa feedback.

3.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng rất quan trọng để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

  • Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về khách hàng, từ đó hiểu được nhu cầu, mong muốn và ưu tiên của họ.
  • Sau khi hiểu được những yếu tố nào có tác động lớn đến quyết định mua hàng, bạn có thể tập trung đầu tư vào các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm tài nguyên và thời gian thực hiện.
  • Biết được những gì khách hàng đánh giá cao và mong đợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn các mong muốn của khách hàng.
  • Khi bạn biết được những yếu tố nào quan trọng đối với khách hàng, bạn có thể tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt hơn, giúp tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

3.9. Xây dựng lòng tin cho khách hàng

Dù là bán hàng trên bất cứ đâu thì doanh nghiệp, thương hiệu cũng không thể phát triển bền vững nếu không chiếm được lòng tin khách hàng. Bạn có thể bán được sản phẩm cho khách hàng lần đầu nhưng nếu sản phẩm không chất lượng, thương hiệu không uy tín, hàng không đúng như quảng cáo,... thì họ sẽ không quay lại với bạn nữa. Về lâu dài, khách hàng sẽ rời bỏ thương hiệu của bạn.

3.10. Đừng chỉ bán sản phẩm mà hãy bán giá trị của sản phẩm

Thay vì chỉ tập trung vào bán sản phẩm, hãy tập trung vào việc cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng, giúp họ giải quyết được những vấn đề, khó khăn đang gặp phải. Không chỉ bạn, mà còn rất nhiều những đối thủ khác cũng kinh doanh cùng sản phẩm này, do đó tập trung vào giá trị sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt, khách hàng sẽ cảm thấy được đồng cảm và dễ dàng ra quyết định mua hàng hơn.

3.11. Tạo sự khác biệt cho dịch vụ, sản phẩm

Bên cạnh những chiến lược bán hàng nhằm tăng doanh số, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì bạn có thể tạo nên sự khác biệt bằng cách cung cấp những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, dịch vụ hậu mãi tốt,...

Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của bạn

Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của bạn

3.12. Tối ưu sản phẩm để người dùng dễ dàng tìm kiếm hơn

Đối với mỗi ngành hàng hay sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, có tới hàng trăm, hàng nghìn những đối thủ khác cùng kinh doanh. Chính vì vậy mà việc tối ưu sản phẩm theo chuẩn để người dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm hơn và rất quan trọng. Các chỉ số quan trọng mà bạn cần quan tâm khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử như:

  • Lượt mua hàng, đánh giá
  • Số lượt người xem
  • Thời gian giao hàng
  • Tỷ lệ hủy đơn
  • Có đoạn mô tả sản phẩm cụ thể, rõ ràng, chứ các từ khóa liên quan
  • Độ uy tín của gian hàng, ví dụ như Mall, Shop Yêu thích,...

4. Kết hợp các mô hình Marketing giúp bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả hơn

Bán hàng trên trang thương mại điện tử có thể giúp bạn tiếp cận đến hàng triệu người dùng, khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu bạn tận dụng thêm sức mạnh của những kênh marketing online khác thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều.

4.1. Phát triển bán hàng trên kênh Facebook

Mặc dù bán hàng trên sàn thương mại điện tử rất phát triển nhưng cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng và mức độ phổ biến của kênh bán hàng trên Facebook.
Bạn có thể tăng traffic cho gian hàng của mình trên sàn bằng cách xây dựng nội dung và đăng những bài bán hàng hấp dẫn, sau đó dẫn link về sản phẩm trên sàn. Hoạt động này giúp cải thiện vị trí cửa hàng đáng kể khi lượng người dùng truy cập và ghé thăm gian hàng của bạn tăng lên.

Kết hợp bán hàng trên sàn thương mại điện tử với marketing online trên Facebook

Kết hợp bán hàng trên sàn thương mại điện tử với marketing online trên Facebook

4.2. Thực hiện SEO website bán hàng

Website là kênh bán hàng không thể thiếu khi kinh doanh online bởi người dùng vẫn có thói quen tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ trên công cụ tìm kiếm khi có nhu cầu. Việc xuất hiện càng nhiều kênh bán hàng sẽ giúp bạn càng tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Hãy đầu tư thời gian cho những hoạt động SEO như nghiên cứu từ khóa, xây dựng nội dung chuẩn SEO, tối ưu hoạt động onpage, offpage,... giúp website bán hàng được hiển thị ở vị trí tốt hơn trên công cụ tìm kiếm.

4.3. Tiếp thị trên TikTok

Bên cạnh Facebook thì TikTok cũng là mạng xã hội có lượng người dùng rất khủng, đây cũng chính là một kênh marketing hiệu quả dành cho các nhà bán hàng. Bạn có thể tăng doanh số bán hàng hiệu quả thông qua nhiều hình thức trên TikTok như tiếp thị liên kết, bán hàng qua video, livestream bán hàng,...

TikTok cũng là một kênh marketing hiệu quả dành cho các nhà bán hàng

TikTok cũng là một kênh marketing hiệu quả dành cho các nhà bán hàng

5. Một số điểm lưu ý khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình bán hàng trực tuyến, người bán cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Cụ thể:

  • Tìm hiểu những chính sách, quy định dành cho người bán để có thể xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giao dịch.
  • Đừng bỏ qua những hình ảnh phóng to hay ảnh mô tả chi tiết về sản phẩm bởi khách hàng không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng trước khi đặt mua.
  • Cân nhắc thật kỹ khi quyết định tham gia chương trình khuyến mãi trên kênh thương mại điện tử.
  • Xây dựng các kênh tiếp thị liên kết thông qua Facebook, Instagram, TikTok, Youtube,...

bán hàng trên thương mại điện tử

Bạn nên tìm hiểu chính sách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để hạn chế rủi ro.

6. Kết luận

Với sự phát triển không ngừng của kỷ nguyên 4.0 như hiện nay, việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử không khó nhưng để thành công, đạt doanh số “khủng” không phải là điều dễ dàng. Do đó, ngoài kết hợp những bí kíp được chia sẻ trên, mỗi chủ cửa hàng nên tích hợp phần mềm quản lý bán hàng để việc kinh doanh thuận lợi, dễ dàng kiểm soát số lượng sản phẩm và tăng lượt tương tác, “giữ” khách hàng trung thành với thương hiệu của mình hơn nhé.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Tất tần tật thông tin về cách bán hàng trên Alibaba mà bạn cần biết.

11/12/2022 MKT Nguyệt

Mô hình C2B là gì? Những điều nên làm để phát triển với mô hình này

19/01/2023 MKT Nguyệt

Điểm qua 3 dự đoán của TenMax về xu hướng quảng cáo kỹ thuật số 2023

20/02/2023 MKT Nguyệt