Chiến lược bán hàng có thể coi là một kim chỉ nam giúp cho doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn. thu hút khách hàng và gia tăng doanh số hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lập chiến lược bán hàng và triển khai thực hiện cho phù hợp và tối ưu. Hãy để Haravan hướng dẫn chi tiết và gợi ý các chiến lược bán hàng hiệu quả nhất hiện nay để bạn có thể áp dụng ngay và luôn nhé!
I. Chiến lược bán hàng là gì?
Chiến lược bán hàng (Sales Strategy) là một kế hoạch chi tiết và cụ thể mà doanh nghiệp xây dựng để đạt được mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng doanh thu, Nó không chỉ là về bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn bao gồm việc hiểu rõ nhu cầu của thị trường, tối ưu hóa quy trình bán hàng và tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Nói một cách ngắn gọn, đây là các cách thức thực hiện dự định triển khai cho hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu đề ra.
Chiến lược kinh doanh bán hàng là gì?
II. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bán hàng?
2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh
Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc có một chiến lược bán hàng rõ ràng và hiệu quả giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ. Chiến lược bán hàng của doanh nghiệp không chỉ là các phương pháp tiếp cận và giữ chân khách hàng, mà còn bao gồm cả việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Khi có chiến lược bán hàng tốt, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện và thích ứng với thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh.
2.2. Giảm thiểu các rủi ro trong tương lai
Thông qua việc phân tích thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, nhà kinh doanh có thể nhận diện các xu hướng và biến động của thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kế hoạch ứng phó kịp thời khi đối mặt với các thách thức và khủng hoảng. Nhờ đó, cơ sở kinh doanh giảm thiểu được các rủi ro và tổn thất, duy trì hoạt động ổn định và bền vững.
Chiến lược bán hàng giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.3. Đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng
Khách hàng là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bằng cách thường xuyên tương tác và lắng nghe phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng, họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành, góp phần tăng doanh thu và nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm: 9 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả, đạt doanh thu cao
III. Các bước chi tiết xây dựng chiến lược bán hàng
3.1 Đánh giá nguồn lực doanh nghiệp
Để xây dựng một chiến lược bán hàng hiệu quả, việc đánh giá nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nguồn lực này có thể là nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, mạng lưới mối quan hệ… Nếu doanh nghiệp sở hữu nguồn lực mạnh mẽ và vững chắc, bạn có thể tự tin thiết lập một chiến lược bán hàng lớn, có độ phủ rộng và thậm chí là mạo hiểm. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tài chính dồi dào, công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế này để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và tạo nên sự khác biệt so với đối thủ.
Ngược lại, đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, khi nguồn lực còn hạn chế, việc thận trọng trong từng bước đi là điều cần thiết. Đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố để xây dựng một chiến lược bán hàng thực tế và khả thi. Điều này không chỉ giúp tránh những rủi ro không đáng có mà còn đảm bảo rằng mọi nguồn lực đều được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
3.2 Phân tích thị trường
Khi phân tích thị trường, doanh nghiệp cần tập trung vào 3 vấn đề quan trọng sau:
- Đối với khách hàng: Phân tích hành vi và tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Nhà kinh doanh cần xác định rõ thói quen mua sắm của từng nhóm khách hàng mục tiêu và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những nhu cầu và cách thức để đáp ứng cho họ. Việc này giúp tối ưu hóa chiến lược bán hàng của doanh nghiệp và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
- Đối với đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ lớn trên thị trường để học hỏi từ những chiến lược mà họ đã triển khai. Điều này là cơ sở để chủ shop xây dựng chiến lược bán hàng khác biệt và hiệu quả hơn.
- Đối với môi trường kinh doanh: Theo dõi các thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh của mình như các quy định mới của nhà nước, các công nghệ mới hay thay đổi trong cách thức phân phối sản phẩm. Việc này giúp bạn đưa ra các chiến thuật bán hàng phù hợp, đồng thời tận dụng những cơ hội mới để thúc đẩy kinh doanh.
Phân tích các đối thủ để học hỏi và rút kinh nghiệm cho chiến lược bán hàng của mình.
3.3 Xác định mục tiêu cần đạt
Sau khi phân tích thị trường và đánh giá nguồn lực hiện tại, doanh nghiệp cần đề ra mục tiêu bán hàng. Mục tiêu này nên phản ánh những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Bằng cách thiết lập mục tiêu rõ ràng và cụ thể, doanh nghiệp có thể tập trung nỗ lực và phối hợp các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, đảm bảo sự thành công của chiến lược kinh doanh bán hàng.
3.4 Xây dựng và thực hiện chiến lược
Chiến lược bán hàng cần bao gồm các yếu tố sau:
- Xác định khách hàng mục tiêu: Phân tích rõ ràng về đối tượng khách hàng, bao gồm nhân khẩu học, nhu cầu và thói quen mua hàng, để từ đó lên kế hoạch tiếp cận đúng đắn..
- Lựa chọn kênh bán hàng: Dựa trên đặc tính và thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu, xác định các kênh và hình thức bán hàng phù hợp như bán qua đại lý, bán offline (bán hàng trực tiếp từ cửa hàng) và bán hàng online (qua website, mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử).
- Tạo thông điệp bán hàng: Xây dựng thông điệp hấp dẫn và thuyết phục, giúp thu hút sự chú ý và khuyến khích khách hàng quan tâm và mua sản phẩm/dịch vụ.
- Lập chiến lược bán hàng chi tiết: Lên các chiến lược cụ thể về các hoạt động bán hàng, ngân sách, thời gian thực hiện để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong chiến dịch.
- Đào tạo nhân viên bán hàng: Cung cấp đầy đủ kiến thức về sản phẩm/dịch vụ, nâng cao kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng cho nhân viên, từ đó cải thiện chất lượng phục vụ và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3.5 Quản lý các hoạt động trong chiến lược bán hàng
Bên cạnh việc xây dựng chiến lược bán hàng, việc quản lý và giám sát các hoạt động liên quan là vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ dễ xảy ra các vấn đề và rủi ro không mong muốn, gây khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của chiến lược bán hàng.
Chiến lược bán hàng càng chi tiết và cụ thể, khả năng đạt được mục tiêu càng cao.
Có thể bạn quan tâm: 7 bước xây dựng quy trình bán hàng chuẩn cho mọi doanh nghiệp
IV. Top 5 chiến lược bán hàng hiệu quả nhất hiện nay
4.1. Chiến lược bán hàng Inbound Sales
Chiến lược bán hàng Inbound là phương pháp tiếp thị hiện đại, đặt khách hàng vào trung tâm và tập trung vào việc giải quyết nỗi đau của khách hàng. Thay vì tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp và xâm lấn, Inbound Sales tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng họ cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng.
Inbound Sales cũng chú trọng vào việc nghiên cứu và thu thập thông tin chi tiết về khách hàng, bao gồm trải nghiệm mua hàng và phản hồi của họ trong quá trình tương tác với thương hiệu. Qua đó, đưa ra những hướng giải quyết phù hợp và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
4.2. Chiến lược bán hàng Outbound Sales
Chiến lược bán hàng Outbound Sales tập trung vào việc tiếp cận khách hàng thông qua các hoạt động tiếp thị truyền thống như gọi điện, gửi tin nhắn, gửi email, rải tờ rơi, treo biển quảng cáo... Phương pháp này đặt mục tiêu là tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng (có thể bao gồm nhóm khách hàng tạm thời chưa có nhu cầu) và thường áp dụng các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ để thu hút sự chú ý và kích thích nhu cầu mua hàng.
Inbound Sales và Outbound Sales là hai chiến lược đối lập nhau.
4.3. Khai thác thị trường ngách
Khai thác thị trường ngách là một chiến lược bán hàng tập trung vào việc phát triển và khai thác các thị trường nhỏ hơn, có tiềm năng phát triển mà chưa được khai phá. Thị trường lớn thường được xem như một miếng bánh to mà nhiều công ty đều muốn tranh giành thị phần và việc cạnh tranh tại đây thường khốc liệt và rất tốn kém.
Thay vì phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ lớn trên thị trường, doanh nghiệp sẽ chọn một lối đi riêng là thị trường ngách để tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu cụ thể của đối tượng khách hàng này, từ đó nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu tốt hơn.
Chiến lược này đòi hỏi sự tập trung cao độ vào việc hiểu rõ về nhu cầu, sở thích và thói quen mua hàng của khách hàng trong thị trường ngách. Bằng cách tối ưu và cá nhân hóa chiến thuật bán hàng, doanh nghiệp có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ngách và xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững.
4.4. Chiến lược bán hàng chéo (Cross-selling)
Bán hàng chéo là một chiến lược bán lẻ thúc đẩy khách hàng mua thêm các sản phẩm đi kèm khi họ đang mua sản phẩm chính. Thay vì tập trung chỉ vào việc bán một dòng sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược này để đề xuất các sản phẩm đi kèm có thể bổ trợ và làm tăng giá trị cho sản phẩm chính.
Ví dụ như khi khách hàng mua một chiếc điện thoại di động mới, nhân viên bán hàng có thể đề xuất cho họ mua thêm các phụ kiện như miếng bảo vệ màn hình, ốp lưng chống sốc, tai nghe Bluetooth, sạc dự phòng, thẻ nhớ hay bảo hiểm rơi vỡ điện thoại,... Những sản phẩm này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm sử dụng của khách hàng mà còn bảo vệ và mở rộng tuổi thọ của sản phẩm chính.
Trong chiến lược sale này, nhân viên cần thực hiện một cách tỉ mỉ và hợp lý, giới thiệu rõ ràng các lợi ích mà từng sản phẩm phụ trợ có thể mang lại. Điều này giúp tăng cường giá trị của đơn hàng và nâng cao hài lòng của khách hàng sau khi mua.
Nhân viên cần giới thiệu rõ về thông tin, chức năng và lợi ích của các sản phẩm đi kèm.
4.5. Chiến lược bán hàng gia tăng (Up Selling)
Bán hàng gia tăng là chiến lược tăng doanh số bán hàng bằng cách đề xuất cho khách hàng nâng cấp hoặc “lên đời” sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã chọn ban đầu. Thay vì chỉ bán sản phẩm cơ bản, doanh nghiệp sử dụng chiến lược này để đề xuất các phiên bản cao cấp hơn hoặc các tùy chọn có tính nâng cao, từ đó tăng giá trị đơn hàng và lợi nhuận. Chiến lược bán hàng gia tăng đòi hỏi sự nắm bắt tình huống và hiểu rõ nhu cầu của từng khách hàng để đưa ra những đề xuất hợp lý và thuyết phục.
Ví dụ, khi một khách hàng đến mua sản phẩm là chiếc điện thoại iphone, nhân viên bán hàng có thể đề xuất cho họ nâng cấp lên phiên bản cao cấp hơn của cùng một dòng sản phẩm, có màn hình lớn hơn hoặc camera đẹp hơn, tính năng xịn hơn. Khi đó, khách hàng vừa có thể mua được sản phẩm chất lượng, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng và doanh nghiệp cũng vừa gia tăng được doanh thu.
V. Gợi ý phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chuyên nghiệp, hiệu quả
Haravan cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel. Đây là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả từ các kênh online đến offline. Tại đó, toàn bộ sản phẩm, đơn hàng và tồn kho sẽ được xử lý tự động. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quản lý được nhiều kênh như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử... kết hợp chuỗi cửa hàng chỉ trên một hệ thống duy nhất của Haravan. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng một cách đơn giản và nhanh chóng.
Liên hệ Haravan để đăng ký dùng thử miễn phí ngay hôm nay!