Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các mô hình kinh doanh liên tục ra đời đòi hỏi các nhà kinh doanh phải thường xuyên cập nhật và thay đổi để không bị bỏ lại phía sau. Một trong số đó không thể không nhắc đến Thương mại điện tử, một xu hướng kinh doanh đem lại hiệu quả vượt trội. Vậy mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì? Làm sao để lựa chọn mô hình phù hợp với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này!
1. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là hình thức cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện công việc trao đổi, mua bán hệ thống Internet. Khác với các mô hình truyền thống, khi lựa chọn mô hình kinh doanh này bạn có thể giao dịch, trao đổi hàng hóa/ dịch vụ với quy mô trên toàn cầu bất kể mọi thời điểm.
Lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử đồng nghĩa doanh nghiệp đang mở một “cửa hàng online”.
Một số từ viết tắt thường được dùng để gọi tên các mô hình thương mại điện tử như sau:
- B: Business – Doanh Nghiệp
- 2: To
- C: Consumer – Khách hàng
- C: Citizen – Công dân
- E: Employee – Nhân Viên
- G: Government – Chính phủ
2. Lợi ích của mô hình thương mại điện tử
Trong thời đại công nghệ số 4.0 ngày càng phát triển tại Việt Nam, việc kinh doanh bằng các mô hình thương mại điện tử đang dần trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp bởi mang lại những lợi ích vượt trội:
2.1 Giảm tối đa chi phí mặt bằng, nhân công và vận hành
Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử chủ yếu hoạt động trực tuyến. Do đó, doanh nghiệp không cần phải chuẩn bị một khoản tiền lớn để thuê mặt bằng mở cửa hàng và thuê nhân viên. Thay vào đó, chỉ cần đầu tư một khoản chi phí nhỏ hơn để vận hành và kinh doanh thương mại điện tử là được.
2.2 Giao dịch mọi lúc mọi nơi, bất kể ngày đêm
Nếu như kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng, bạn chỉ giới hạn lượng khách tại một khu vực hay thời gian không thể hoạt động xuyên suốt 24/24 thì giờ đây vấn đề này không còn là trở ngại. Bởi với hình thức thương mại điện tử, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng Internet, là bạn đã có thể bán hàng và trao đổi với khách bất kỳ lúc nào một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Mua sắm trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử giúp khách hàng ra quyết định nhanh chóng.
2.3 Mở rộng phạm vi kinh doanh
Thông qua các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường không chỉ tại Việt Nam mà còn sang các quốc gia khác trên thế giới. Điều này cũng góp phần giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trước thềm hội nhập kinh tế thế giới.
2.4 Tăng cơ hội quảng bá thương hiệu
Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến đối tác, khách hàng một cách trực quan, sinh động qua hình ảnh/ video/ review từ người dùng hoặc KOLs. Từ đó, giúp khách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn và tăng cơ hội mua hàng cao hơn.
2.5 Xử lý hiệu quả vấn đề hàng tồn kho
Các công cụ trực tuyến khi kinh doanh trên thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể cập nhật nhanh các thông tin, số liệu về tình trạng sản phẩm, số lượng và đơn hàng vận chuyển. Nhờ vậy giúp kiểm soát hiệu quả vấn đề hàng tồn kho, tránh bị ứ đọng hàng hóa.
3. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến
Có rất nhiều mô hình kinh doanh đáp ứng nhiều nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó có 6 mô hình phổ biến như sau:
Được hiểu là thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp này mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác thông qua mạng internet. Ở mô hình này, một doanh nghiệp có thể nhà cùng cấp của đơn vị này đồng thời cũng là người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác. Ví dụ ở mô hình B2B có thể thấy rõ nhất như sàn thương mại điện tử Amazon, đây là một doanh nghiệp đứng ra cung cấp dịch vụ và làm cầu nối với các doanh nghiệp khác, là nơi diễn ra các hoạt động bán hàng giữa người bán và người mua.
Mô hình kinh doanh B2B
Được hiểu là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng, là hoạt động mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua mạng internet. Ưu điểm khi doanh nghiệp sử dụng mô hình này là giúp doanh tiết kiệm các chi phí như thuê mặt bằng, nhân viên bán hàng,... doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một trang web thương mại điện tử chất lượng là có thể tiếp cận đến lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng thuận tiện hơn để mua hàng, không mất thời gian và chi phí di chuyển.
Được hiểu là thương mại điện tử giữa các người tiêu dùng, là các hoạt động như các trang rao vặt, đấu giá qua internet mà tại đó các người tiêu dùng bán hàng hóa cho nhau. Điểm hạn chế của mô hình này là chất lượng khó được kiểm chứng. Dễ thấy tại Việt Nam mô hình này diễn ra thường xuyên trên Chợ Tốt, nơi một số chủ nhà có nhu cầu cho thuê nhà đăng tải các thông tin như giá cho thuê, địa chỉ, hình ảnh nhà,... để ra bán và tìm người có nhu cầu cần thuê nhà.
Mô hình kinh doanh C2C
Được hiểu là thương mại điện tử giữa người tiêu dùng đến doanh nghiệp, là khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp thì khi đó C2B diễn ra. Ở Việt Nam hiện nay, có một số hình thức ký gửi áo quần, người tiêu dùng có quần áo không còn nhu cầu sử dụng, có thể lựa chọn cách ký gửi tại các doanh nghiệp bán hàng secondhand, doanh nghiệp này sẽ thu mua lại và bán lại cho đối tượng khách hàng có nhu cầu.
3.5. Business To Government (B2G)
Được hiểu là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp đến chính phủ, nghĩa là việc sử dụng internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động liên quan đến chính phủ.
3.6. Consumer To Government (C2G)
Được hiểu là thương mại điện tử từ người tiêu dùng đến chính phủ, nó bao gồm các hoạt động như nộp thuế trực tuyến, cá nhân trả tiền thuế cho chính phủ,... Ví dụ dễ hiểu như khi bạn thực hiện giao dịch chuyển tiền cho một cơ quan công cộng qua internet là khi đó mô hình C2G đã diễn ra.
4. Các nền tảng cho kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam
Trước sự phát triển không ngừng, các sàn thương mại điện tử lần lượt ra đời, tạo nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh hoạt động, hãy cùng nhau điểm qua một số nền tảng nổi tiếng đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và cũng là những nền tảng có lượt truy cập lớn tại Việt Nam.
4.1 Shopee
Là sàn thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena) ra đời từ năm 2015 và bắt đầu gia nhập vào Việt Nam vào tháng 8/2016. Hiện tại Shopee đã có mặt tại 7 quốc gia khu vực châu Á: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philippines. Ban đầu mô hình của Shopee là C2C nhưng nay đã có thêm hình thức B2C để mở rộng quy mô.
Sàn thương mại điện tử Shopee
Slogan nổi tiếng của Shopee đó là “Shopee - mua gì cũng có”, do đó Shopee được người tiêu dùng nhớ đến là nơi có thể bán tất cả mọi thứ. Những ưu điểm nổi bật khác khi kinh doanh trên Shopee có thể kể đến như giao diện thân thiện, dễ sử dụng; hàng hóa trên Shopee không qua trung gian; số lượng hàng hóa ổn định và hoạt động quảng bá thương hiệu mạnh,...
>> Xem thêm: Hướng dẫn bán hàng trên Shopee cho người mới bắt đầu
4. 2 Lazada
Là sàn thương mại điện tử thành lập vào năm 2012, thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba. Hiện Lazada đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Lazada hiện tại hoạt động theo mô hình marketplace - là trung gian trong giao dịch mua bán online, hỗ trợ nhà bán nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao. Tại Việt Nam, Lazada được đánh giá là sàn thương mại lớn thứ 2, chỉ sau Shopee. Bán hàng tại Lazada cũng giúp bạn có uy tín với khách hàng vì đây cùng là một sàn thương mại điện tử lớn, đơn hàng được vận chuyển chuyên nghiệp. Bên cạnh đó quy trình bán hàng tại Lazada cũng đơn giản, thuận tiện và người bán có thể được tham gia các buổi đào tạo để bán hàng trên Lazada hiệu quả.
Sàn thương mại điện tử Lazada
4.3 Tiki
Ra mắt vào năm 2010, bắt đầu với trang web bán sách online dựa trên mô hình B2C. Với sự phát triển không ngừng, đến tháng 4/2017 Tiki chuyển mình sang mô hình marketplace với 10 ngành hàng như sách, điện thoại, điện gia dụng, nhà cửa đời sống,... trong đó sách vẫn là ngành hàng hot tại Tiki, là nơi nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn để mua sản phẩm này. Bên cạnh đó, bán hàng trên Tiki rất được ưa chuộng nhờ vào tính năng giao hàng hỏa tốc của mình - TikiNOW. Với những đơn giản tại Thành phố Hồ Chí Minh, quy trình từ nhà bán xác nhận đơn hàng đến giao hàng đến tay người tiêu dùng chỉ trong thời gian 2h đồng hồ.
Sàn thương mại điện tử Tiki
> Xem thêm: Top ngành hàng bán chạy nhất trên sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki
5. Các phương pháp phân phối cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn:
Sau khi đã xác định được mô hình kinh doanh thương mại điện tử nào phù hợp với doanh nghiệp và đã lựa chọn nền tảng đáp ứng được yêu cầu thì vấn đề tiếp theo đó là nhập hàng từ đâu, có những phương pháp phân phối nào vì không phải tất cả doanh nghiệp nào cũng tự sản xuất sản phẩm để bán ra thị trường. Bạn có thể tham khảo 06 phương pháp dưới đây:
5.1. Bán buôn – bán sỉ (Wholesaling)
Là hình thức bạn sẽ nhập một số lượng lớn hàng hóa từ nhà sản xuất với mức giá được chiết khấu tốt. Hình thức bạn sẽ là người đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, bạn sẽ quản lý trực tiếp từ nhập hàng đến quản lý tồn kho, nói chung là tất cả hoạt động trừ việc sản xuất. Phương pháp này thường được các đại lý cấp cao, các đơn vị bán lẻ lựa chọn cho doanh nghiệp mình.
5.2. Bán lẻ (Retailing)
Là hình thức phân phối phổ biến nhất, là mô hình mà người sản xuất, đại lý phân phối hoặc bán sỉ sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Những doanh nghiệp lớn thường có rất nhiều cửa hàng bán lẻ ở nhiều khu vực khác nhau để tiếp cận trực tiếp đến khách hàng của mình.
Mô hình kinh doanh bán lẻ
Là một phương pháp bán lẻ mà người bán không cần phải lưu trữ sản phẩm ở kho, nghĩa là người bán sẽ thực hiện các hoạt động để có được đơn hàng và khi đó sản phẩm sẽ do một bên thứ 3 đóng gói và vận chuyển cho khách hàng, dễ hiểu hơn là bạn tiến hành bán sản phẩm của người khác bằng cửa hàng của mình và nhận lại chiết khấu từ cửa hàng. Với số vốn “0 đồng” bạn hoàn toàn có thể tham gia hình thức này mà không cần lo lắng về vấn đề quản lý kho hay vận chuyển.
5.4. Dịch vụ đăng ký (Subscriptions services)
Là một mô hình kinh doanh mà người tiêu dùng cần phải thanh toán định kỳ trong các khoảng thời gian đều đặn để có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phương pháp phân phối này không được sử dụng rộng rãi với các doanh nghiệp, phù hợp với các doanh nghiệp như dịch vụ thuê bao internet, thuê bao điện thoại,...
Mô hình kinh doanh dịch vụ đăng ký
5.5. Nhãn hàng riêng (Private labeling)
Là hình thức một doanh nghiệp liên kết với một nhà cung cấp khác để sản xuất sản phẩm hàng loạt, sau đó gắn mắc thương hiệu của doanh nghiệp mình rồi tung sản phẩm ra thị trường. Ở hình thức này, nhà cung cấp cần cam kết rằng chỉ sản xuất và cung cấp sản phẩm độc quyền cho doanh nghiệp này. Lúc này doanh nghiệp có thể phủ sóng rộng rãi trên thị trường, còn nhà cung cấp sẽ liên tục nhận được những đơn hàng lớn nếu doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi.
5.6. Nhãn trắng (white labeling)
Tương tự như phương pháp nhãn hàng riêng nhưng không có tính độc quyền. Nhà cung cấp sẽ sản xuất hàng loạt nhiều sản phẩm và cung cấp cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, doanh nghiệp sẽ tự ý tùy chỉnh sản phẩm như gắn logo, tên thương hiệu của mình.
Mô hình kinh doanh dịch vụ nhãn trắng
6. Cách kinh doanh hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử
Sau khi đã hiểu về mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử cũng như các nền tảng, kênh phân phối thì việc tiếp theo là bắt đầu thực hiện. Một số mẹo sau đây giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử:
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp:
Để xác định được mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp, trước tiên bạn cần xác định được đối tượng người tiêu dùng trực tiếp là ai, có nhu cầu, hành vi và thói quen mua hàng như thế nào. Sau đó tìm hiểu những lợi thế của doanh nghiệp là gì để tìm ra giải pháp giúp phát triển mạnh mẽ hơn. Và cuối cùng là lựa chọn mô hình phân phối để đưa sản phẩm đến khách hàng là đơn vị bán sỉ, bán lẻ hay cộng tác viên…
Bắt đầu với 1 nền tảng được sử dụng rộng rãi:
Một nền tảng đã được nhiều người tin dùng chắc hẳn sẽ có những ưu điểm vượt trội hơn. Do đó, đừng “ôm đồm” quá nhiều ngay khi mới bắt đầu, hãy tìm hiểu đâu là nền tảng mua sắm trực tuyến được các khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hệ thống:
Doanh nghiệp cần kiểm tra định kỳ mô hình kinh doanh thương mại điện tử của mình có hoạt động hiệu quả không, để từ đó phát hiện những lỗi phát sinh kịp thời và nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục. Điều này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng, thúc đẩy khách hàng mua và quay lại nhiều lần hơn.
Tổ chức các chiến dịch quảng bá sản phẩm:
Bạn có thể sử dụng các hình thức quảng cáo trả tiền để tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó những chương trình khuyến mãi, giảm giá khi ra mắt cũng là cách để khách hàng nhanh chóng biết đến sản phẩm của bạn.
Trang bị phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp:
Ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp là giải pháp hỗ trợ hoạt động kinh hiệu quả trên nhiều nền tảng thương mại điện tử. Qua đó, người bán lẫn các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích như: dễ dàng theo dõi tình hình tồn kho theo từng mã sản phẩm, trả lời tự động theo mẫu có sẵn giúp tiết kiệm thời gian trong khâu tư vấn, đồng hộ hóa bình luận/tin nhắn để người bán dễ dàng kiểm soát.
Haravan - phần mềm quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử dành cho bạn
Hiện nay, có hơn 100.000 fanpages và 300 thương hiệu bậc nhất tin dùng Harasocial như Vinamilk, Tiger, Con Cưng, The Coffee House… tin dùng phần mềm Haravan bởi 3 tính năng nổi giúp bạn bùng nổ doanh số và phát triển mạnh mẽ hơn trên các sàn thương mại điện tử:
Phát triển tệp khách hàng: Haravan tăng cơ hội kết nối, xuất hiện đúng lúc đúng nơi ngay khi khách hàng cần. Nhờ vậy mà thu hút được các khách hàng tiềm năng và tăng chuyển đổi đơn hàng hiệu quả.
Tăng doanh số bán hàng: Haravan có thể điều chỉnh vị trí các sản phẩm trên trang bán, ưu tiên những sản phẩm khách hàng cần lên trước và tăng khả năng chốt đơn hàng thành công.
Điều hành và tập trung quản lý đơn hàng tại 1 nơi: Phần mềm Haravan giúp bạn quản lý bán hàng, kiểm soát số lượng tồn kho, tự động cập nhật đơn hàng. Vì thế mà bạn có thể tránh được tình trạng thất thoát hàng hóa hoặc nhầm lẫn khi bán hàng và tiết kiệm ngân sách tối đa.
> Dùng thử Haravan 14 ngày hoàn toàn miễn phí. Nhanh tay truy cập TẠI ĐÂY.
Thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và không ngừng làm mới để đáp ứng thị hiếu người dùng. Theo đó đến năm 2025, thị trường thương mại điện tử toàn cầu được các chuyên gia dự đoán rằng sẽ có giá trị hơn 24 nghìn tỷ đô la. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã và đang có ý định kinh doanh cần hiểu kỹ các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, vì đây chính là thời điểm tốt để bạn bắt đầu ý tưởng kinh doanh của mình.
>> Xem thêm bài viết liên quan: