Sàn Thương mại điện tử tiếp tục là chủ đề được nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ, mới gia nhập thị trường đặc biệt quan tâm, phổ biến nhất là Shopee, Lazada và Tiki. Bán hàng trên sàn mang lại nhiều lợi thế cho người bán hàng mới trong việc tối giản các bước tạo lập gian hàng, thu hút lượng người dùng lớn trên sàn và được hỗ trợ tận tình từ nhân viên sàn. Nếu bạn đang có kế hoạch bán hàng trên sàn Thương mại điện tử, bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn ngành hàng chủ lực và bán tốt trên sàn trong năm tới. Dưới đây là Top 06 ngành hàng bán tốt nhất trên Shopee, Lazada, Tiki.
Tại sao cần nghiên cứu về ngành hàng trước khi kinh doanh trên các sàn Thương mại điện tử?
Trước khi bắt đầu kinh doanh online, nhà bán hàng cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng về nhu cầu tiêu dùng của ngành hàng định hướng trên thị trường. Có thể ngành hàng đó đang được ưa chuộng nhưng chỉ người dùng có xu hướng mua trực tiếp tại cửa hàng hơn là mua trực tuyến. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ngành hàng không được săn đón nhiều qua các sàn Thương mại điện tử hoặc có quá nhiều đối thủ trên thị trường. Vậy nên, việc tìm hiểu và nghiên cứu về ngành hàng sẽ giúp bạn triển khai kinh doanh hiệu quả, đặc biệt dễ dàng tăng trưởng hơn trên thị trường Thương mại điện tử. Đồng thời, xác định đúng ngành hàng cũng giúp chủ kinh doanh thuận tiện trong các hoạt động liên quan như tiếp thị, nhập hàng hoá,....
Các ngành hàng bán tốt trên các sàn Thương mại điện tử năm 2022
Kể từ khi giãn cách xã hội, mọi người dành thời gian cho các ứng dụng trên thiết bị di động tăng 20%. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng lượng thời gian người dùng dành cho ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động tương quan chặt chẽ với tổng doanh số bán lẻ.
1. Ngành hàng Mỹ phẩm & Chăm sóc sắc đẹp
Thị trường chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp đang tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới. Thị trường này có thể chia làm 4 phân khúc lớn, gồm: Cosmetics, Skin Care, Personal Care and Fragrances. Theo báo cáo của Insight Handbook năm 2021, phân khúc lớn nhất của thị trường Mỹ phẩm tại Việt Nam là Son môi, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 63%, đồ chăm sóc da tăng 55% và mặt hàng make up tăng 25% so với năm 2018.
Chăm sóc sắc đẹp là một nhu cầu quan trọng, phổ biến của toàn xã hội ngày nay, không chỉ riêng phái nữ và nam giới cũng đang dần có xu hướng chăm sóc cho làn da của mình nhiều hơn. Năm 2021 vừa qua, hơn 5 tháng tại các thành phố lớn, giãn cách xã hội bắt buộc mọi người đều làm việc tại nhà nhưng nhu cầu chăm sóc sắc đẹp vẫn rất cần thiết.
Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng về các mặt hàng mỹ phẩm giảm bởi mọi người không phải đi làm việc, du lịch… Tuy nhiên, năm 2022 sẽ là những biến động mới bởi đại dịch đang dần được kiểm soát, hoạt động của toàn xã hội đã trở lại bình thường. Do đó, ngành hàng mỹ phẩm & chăm sóc sắc đẹp tiếp tục được săn đón và ưa chuộng nhiều nhất, đặc biệt là xu hướng mua hàng qua các kênh online, phổ biến là các sàn Thương mại điện tử.
Trước dịch, người dùng có thể thích đến các cửa hàng để trải nghiệm các sản phẩm trực tiếp để có thể an tâm với chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ hơn. Tuy nhiên, giãn cách khiến họ không thể ra khỏi nhà nhưng nhu cầu về chăm sóc sắc điểm thì luôn luôn cần thiết. Vậy nên, họ đã tìm hiểu và trải nghiệm qua mua sắm online, qua đó, sự tiện lợi cùng với các ưu đãi hấp dẫn đã hình thành nên một thói quen mới cho người dùng - mua hàng trực tuyến. Đa số người mua sắm có xu hướng chuyển sang mua hàng trên các nền tảng như facebook, shopee, tiki, lazada. Theo thống kê có đến 80% giá trị tăng trưởng của sản phẩm làm đẹp đến từ kênh mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, là từ các website trực tiếp của hãng.
2. Ngành hàng Thời trang
Thời trang là ngành hàng có nhu cầu sử dụng cao, xu hướng luôn thay đổi và phong cách ăn mặc của xã hội cũng thay đổi dần theo thời gian. Hơn nữa, có nhiều người họ dành rất nhiều thời gian trong một tháng cho việc mua sắm quần áo, tập trung vào những người trẻ đang làm những công việc quan trọng về phong cách ăn mặc tại nơi làm việc.
Bởi nhu cầu thị trường luôn đa dạng, luôn không ngừng mở rộng mà người kinh doanh thời trang cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, có nhiều cách thức kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử ở ngành hàng này, có người bán theo nhập sỉ lẻ, có người bán theo hình thức order nước ngoài (nổi bật là Quảng Châu - Trung Quốc) và cũng nhiều Local Brand xuất hiện. Nhu cầu và khả năng tài chính của người tiêu dùng đều khác nhau nên cũng sẽ tác động lên giá thành, chất lượng sản phẩm. Qua đó sẽ có phân khúc khách hàng cho người tiêu dùng trên sàn.
3. Ngành hàng Thiết bị điện gia dụng
Ngành điện gia dụng bao gồm các đồ gia dụng như ấm siêu tốc, bàn là, nồi cơm điện, nồi áp suất… và các thiết bị nhà bếp. Trong năm qua, quy mô thị trường về ngành hàng này khoảng 13 tỷ USD, tương đương 300 nghìn tỷ động. Đồng thời, đây cũng là ngành hàng đứng top 4 về quy mô tiêu dùng trong tất cả 11 nhóm ngành chính tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng hơn 10%/Năm, gấp đôi tăng trưởng GDP (khoảng 4.8%/Năm).
Nguồn: vnexpress.net
Tại Việt Nam, nhóm khách hàng mục tiêu cho ngành hàng này chiếm tới 50% dân số. Do đó, đây là cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ ngành điện gia dụng hiện có trên thị trường. Đồng thời, thu nhập người dân hiện đang tăng, nhu cầu mua sắm tăng cao, dẫn tới xu hướng giá bán của ngành sẽ ngày càng tăng, làm cho giá trị ngành hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Một năm qua, kinh doanh online ngành thiết bị điện gia dụng đã ngày càng nở rộ, đặc biệt là sự lấn sân vào các sàn Thương mại điện tử phổ biến trên thị trường. Hơn nữa, lòng tin vào việc mua sắm online cho người tiêu dùng với mặt hàng này đã tăng cao hơn sau khoảng thời gian giãn cách kéo dài vừa qua. Vậy nên, năm 2022 chính là cơ hội tiềm năng cho nhà kinh doanh nếu bạn lựa chọn ngành hàng Điện gia dụng.
4. Ngành hàng Mẹ và Bé
Theo một khảo sát và thống kế của báo cáo Nielsen cho biết, doanh thu của thị trường mặt hàng dành cho Mẹ và Bé tại Việt Nam có thể đạt quy mô tới 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng lên tới 30-40%. Điều này phản ánh mức độ sôi động và tiềm năng của ngành hàng trên thị trường bán lẻ trong những năm gần đây. Nhu cầu lựa chọn các sản phẩm của ngành hàng này của các bậc phụ huynh ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng, chi tiêu cho con trẻ luôn được ưu tiên hàng đầu. Vậy nên, các chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ dành cho Mẹ và bé ngày càng nở rộ. Đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh online.
Danh mục sản phẩm phổ biến ngành hàng Mẹ và Bé
Sàn Thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada là nơi hội tụ của rất nhiều bà mẹ trẻ trong khoảng thời gian chăm sóc con nhỏ. Hơn nữa, xu hướng mua hàng online sẽ tạo được trải nghiệm thoải mái, nhanh chóng và tiện lợi hơn cho các bà mẹ, do đó, kinh doanh online mặt hàng này sẽ là một cơ hội lớn để các chủ kinh doanh khởi nghiệp thành công, có nguồn thu nhập hiệu quả. Có thể nói, thị trường ngành hàng mẹ và bé tại Việt Nam là miếng bánh rất lớn để đầu tư. Tuy nhiên để phát triển hơn nữa, chủ kinh doanh cần có sự thay đổi hợp lý, nắm bắt đúng thị hiếu người tiêu dùng.
5. Ngành hàng Bách hoá Online
Bách hoá là một ngành hàng quen thuộc, với đa dạng người bán lẻ truyền thống trên thị trường. Tuy nhiên, với xu hướng kinh doanh Online phát triển nhanh chóng, đặc biệt trên các sàn Thương mại điện tử, các sản phẩm ngành Bách hoá đang được người tiêu dùng lựa chọn mua nhiều qua online.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất tiếp tục đà tăng trưởng dương với 13%. Ngành hàng này được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu mua sắm các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng Việt Nam dần chuyển dịch sang kênh trực tuyến (Theo iprice.vn)
Theo đánh giá của iPrice, COVID không chỉ tạo ra các “cơn sốt” ngành hàng khác nhau mà còn mang đến dư địa tăng trưởng tốt cho ngành hàng bách hoá. Do đó, với sự phát triển tiềm năng này, các chủ kinh doanh ngành bách hoá nên chuyển đổi và mở rộng thêm kênh bán hàng online để tăng doanh thu, kinh doanh hiệu quả.
6. Ngành hàng Đồ dùng công nghệ
Ngành hàng Công nghệ sẽ bao gồm các mặt hàng về các đồ dùng công nghệ (laptop, máy tính, điện thoại…) và phụ kiện điện tử (tai nghe, loa,...). Những năm trước đây, người tiêu dùng có xu hướng mua các mặt hàng Công nghệ tại cửa hàng để nhận được tư vấn chi tiết cũng như trải nghiệm sản phẩm trực tiếp và đảm bảo an tâm về độ uy tín. Tuy nhiên, với thị trường ngày càng rộng mở hơn, các nhà bán lẻ ngành hàng này đã đẩy mạnh kinh doanh trên nền tảng Online, đảm bảo khách hàng vẫn nhận được những trải nghiệm chất lượng như mua sắm Offline. Lâu dần, thói quen của người dùng cũng thay đổi, họ có lòng tin vào việc mua hàng Online. Đặc biệt, khi mua qua sàn Thương mại điện tử, họ có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm qua người dùng đã mua và thường lựa chọn gian hàng Mall để đảm bảo độ uy tín thương hiệu.
Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn ngành hàng này để kinh doanh trên sàn Thương mại điện tử, chủ shop cần có các giấy chứng nhận về thương hiệu của mình để được công nhận là gian hàng chính hãng. Có như vậy, bạn mới có thể nhận được lòng tin từ người tiêu dùng bởi đây là ngành hàng có giá trị không nhỏ. Nếu kinh doanh ngành hàng này, chủ kinh doanh có thể lựa chọn cụ thể các mặt hàng như:
- Điện thoại, phụ kiện
- Máy tính & Laptop
- Máy ảnh, Máy quay phim
Tổng kết
Tạo một gian hàng trên sàn Thương mại điện tử không khó nhưng điều quan trọng chính là ngành hàng kinh doanh của bạn có tiềm năng và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách truy cập trên sàn hay không. Nếu đã xác định được ngành hàng mục tiêu, chủ shop nên tìm hiểu các đối thủ của mình trên sàn để có chiến lược định giá, bán hàng và tiếp thị hiệu quả, phù hợp hơn. Trên đây là 6 ngành hàng bán tốt trên sàn Thương mại điện tử trong thời gian qua và cũng là ngành hàng tiềm năm trong năm 2022. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào cách chủ shop xây dựng và vận hành thì mới nhận định rõ bạn kinh doanh tốt hay không.
Đọc thêm:
1. Giải pháp xử lý đơn hàng hiệu quả khi bán hàng trên nhiều sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada)
—------------
Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, Hệ thống Haravan mang đến cho nhiều nhà bán hàng trải nghiệm tối ưu và hiệu quả nhất trong quy trình xử lý đơn hàng từ một trang quản trị duy nhất. Nếu bạn đang có định hướng kinh doanh đa kênh, tham khảo ngay giải pháp bán hàng đa kênh của Haravan tại đây.
Ngoài ra, doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.
Tham khảo thông tin về giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử của chúng tôi tại đây.