Giải pháp xử lý đơn hàng hiệu quả khi bán hàng trên nhiều sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada)

Quản lý đơn hàng là một quy trình quan trọng cho mọi chủ shop khi kinh doanh online, bao gồm các giai đoạn từ nhận đơn hàng, xuất nhập thông tin, chuyển giao cho các bên liên quan như đóng gói, vận chuyển, quản lý thông tin khách hàng… Đây được xem là yếu tố phản ánh chất lượng trải nghiệm mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của nhà bán lẻ. Quy trình quản lý đơn hàng không dễ để thực hiện, đặc biệt khi kinh doanh bán lẻ một lúc trên nhiều sàn Thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada. Đơn hàng đổ về từ trên nhiều nền tảng, chủ shop sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đồng bộ, quản lý hàng tồn kho cũng như tốn kém chi phí trong việc thuê nhân sự quản lý bán hàng. Vậy thì, giải pháp nào có thể hỗ trợ các nhà bán lẻ đa sàn Thương mại điện tử xây dựng quy trình và quản lý đơn hàng hiệu quả? Haravan sẽ tổng quan giúp bạn!

1. Giải pháp xử lý đơn hàng từ nhiều sàn Thương mại điện từ (Shopee, Tiki, Lazada)

Kinh doanh trên nhiều sàn Thương mại điện tử là cơ hội tiềm năng cho nhiều nhà bán lẻ không chỉ mở rộng doanh thu, tăng tập khách hàng mà còn dễ dàng xây dựng, phát triển thương hiệu. Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ chỉ kinh doanh trên một kênh sàn và website nhưng đã thu về lượng doanh thu tiềm năng sau một thời gian kinh doanh. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với những thách thức mà nhà bán lẻ cần có giải pháp & chiến lược để giải quyết hiệu quả.

1.1 Xử lý đơn hàng chính xác, nhanh chóng và đồng bộ trên đa sàn TMĐT

Trong quá trình xử lý đơn hàng, đặc biệt vào những mùa sale lớn, việc nhầm lẫn đơn hàng giữa các sàn dẫn tới đóng gói sai là một trường hợp hay gặp phải của nhiều chủ shop. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng của khách hàng cho shop và khiếu nại tăng cao.

>> Đọc thêm: Giải pháp đồng bộ sản phẩm và đơn hàng khi bán hàng trên nhiều sàn Thương mại điện tử

1.2 Tối ưu chi phí nhân sự & thời gian giải quyết từng quy trình trên sàn

Bán hàng trên nhiều sàn giống như chủ shop phải mở thêm nhiều chi nhánh khác nhau ở nhiều nơi. Và mỗi cửa hàng phải có nhân sự bán hàng, đóng hàng và quản lý tài chính, kế toán. Kinh doanh online trên nhiều sàn cũng vậy, chủ shop phải cần đến nguồn lực lớn hơn để hỗ trợ nhắn tin, xử lý khiếu nại, quản lý đơn hàng, đóng hàng và chuyển giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Lượng công việc này sẽ còn tăng cao hơn vào các thời điểm Sale do các sàn tổ chức. Nhưng kinh doanh online lợi ích hơn rất nhiều, chủ shop có thể tối ưu chi phí mặt bằng, tối ưu nhiều loại chi phí nếu biết tận dụng các nguồn lực hiệu quả, phù hợp. Để tối ưu được chi phí thuê nhân sự, chủ shop nên tối thiểu đầu công việc ngay ở khâu nhận đơn hàng từ đa sàn và cập nhất hàng tồn khoa, quản lý, kiểm soát giao vận hàng hóa. Chủ shop nên tích hợp các sàn trên một nền tảng để kịp thời cập nhật đơn hàng và nhân viên chỉ cần truy cập lên nền tảng là có thể xử lý các đầu công việc một cách nhanh chóng.

1.3 Đồng bộ và nhất quán các thông tin về sản phẩm, ưu đãi, thông tin khách hàng trên đa sàn

Khách hàng có thói quen đi so sánh giá cũng như cân nhắc chi phí phải thanh toán khi họ mua hàng. Do đó, họ cũng thường lên các kênh bán hàng của shop để xem thử có mã giảm giá nào nhiều ưu đãi hơn không? Chính vì vậy, chủ shop nên có sự nhất quán về mã ưu đãi trên các gian hàng online để khách không phải tốn thời gian trong quá trình mua hàng.

Bán hàng trên nhiều sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, chủ sho cần phải đồng bộ mọi thông tin về giá cả, ưu đãi, số lượng hàng tồn kho và thông tin mô tả hàng hóa để mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho người tiêu dùng. Do đó, việc tích hợp đầy đủ các thông tin và cập nhật nhanh chóng là yếu tố quan trọng để chủ shop kiểm soát hàng hóa, bán hàng chuyên nghiệp và giao sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Nếu không, tình trạng thất thoát đơn hàng, khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa sẽ khiến tính chuyên nghiệp giảm đi đáng kể.

2. Các bộ phận tham gia vận hành xử lý đơn hàng khi bán hàng đa sàn TMĐT

Hiện nay, có nhiều nhà bán hàng vẫn sử dụng nền tảng excel để quản lý quy trình xử lý đơn hàng. Hơn nữa, khi bán hàng đa sàn TMĐT, nhà bán hàng còn có mỗi file excel riêng. Điều này gây ra một số hạn chế cho doanh nghiệp như: tốn thời gian xuất nhập từ nhiều file, gửi đơn hàng cho phía bên vận chuyển & kho.., sai sót khi copy đơn hàng.

Dựa vào hành trình mua hàng của khách hàng từ khi tiếp cận được với sản phẩm cho đến khi nhận được sản phẩm thì những ai sẽ tham gia vào hành trình này?

  • Marketing: Xây dựng kênh và đưa thông tin sản phẩm lên kênh bán bán hàng.

  • Nhân viên Sale: Tiếp nhận đơn hàng và xử lý đơn hàng của khách hàng. Đồng thời hỗ trợ khách hàng trong quá trình trao đổi nhu cầu khách hàng.

  • Bộ phận Kho: Kho tiếp nhận đơn hàng, đóng gói hàng hóa và đưa cho nhà vận chuyển

  • Nhà vận chuyển: Tiếp nhận hàng từ kho và tiến hành giao hàng (Có thể phải thu thêm phí COD từ KH nếu khách lựa chọn hình thức này)

  • Kế toán: Đối soát đơn hàng (đã nhận được tiền của đơn hàng hay chưa)

Vậy nên, chủ shop nên đầu tư và xây dựng quy trình bán hàng & xử lý đơn hàng từ đa sàn Thương mại điện tử trên một nền tảng duy nhất để đảm bảo mọi giai đoạn được xử lý trơn tru, chính xác và đồng bộ.

3. Tối ưu và quản lý quy trình xử lý đơn hàng hiệu quả với Haravan

Khi sử dụng nền tảng Haravan để quản trị bán hàng trên nhiều sàn Thương mại điện tử, toàn bộ quy trình cần được thực hiện trên một hệ thống để các dữ liệu được đồng bộ và giảm bớt những công việc lặp lại của nhân viên xử lý đơn hàng.

Ngoài ra, các chủ kinh doanh có thể dễ dàng quản lý dòng tiền, theo dõi và kiểm soát các điểm bán hàng. Đồng thời hệ thống quản trị duy nhất như này sẽ giúp tăng hiệu suất xử lý đơn hàng. Nhân viên truy cập vào nền tảng Haravan để tạo đơn hàng từ các sàn Thương mại điện tử dễ dàng.

Đồng thời, tại đây, nhà bán hàng có thể tạo thêm mới thông tin khách hàng để đồng bộ và dễ theo dõi, phân loại khách hàng cho các hoạt động tiếp thị cũng như tìm kiếm đơn hàng dễ dàng hơn.

Tại đây, các nhà bán hàng cũng có thể truy cập và theo dõi vận chuyển các đơn hàng từ các sàn cùng với thông tin khách hàng. Qua đó, chủ shop có thể kiểm soát và thúc đẩy giao hàng, mang lại trải nghiệm chất lượng mua hàng hài lòng nhất cho khách hàng.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin nhà bán hàng trên nhiều sàn Thương mại điện tử cần lưu ý để có thể xây dựng một quy trình xử lý đơn hàng tinh gọn, dễ dàng và tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Bán hàng đa sàn sẽ trở nên khó kiểm soát, sai sót nếu chủ shop không đầu tư một hệ thống quản trị và cập nhật dữ liệu tích hợp từ các kênh. Vậy nên, cùng tham khảo giải pháp kết nối bán hàng trên Shopee, Tiki, Lazada của Haravan.

Đọc thêm:

Giải pháp tăng trưởng doanh thu khi kinh doanh đa sàn Thương mại điện tử

Kinh nghiệm bán hàng đa sàn Thương mại điện tử, tăng doanh số cho nhà bán hàng

Giải pháp đồng bộ sản phẩm và đơn hàng khi bán hàng trên nhiều sàn Thương mại điện tử

-------------------------------

Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, Hệ thống Haravan mang đến cho nhiều nhà bán hàng trải nghiệm tối ưu và hiệu quả nhất trong quy trình xử lý đơn hàng từ một trang quản trị duy nhất. Nếu bạn đang có định hướng kinh doanh đa kênh, tham khảo ngay giải pháp bán hàng đa kênh của Haravan tại đây.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Quản lý bán hàng đồng bộ trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki mùa Big Sale 12.12

27/11/2021 Thùy Linh

Xu hướng tiêu dùng dịp Tết 2022 trên các sàn Thương mại điện tử, nhà bán lẻ cần chuẩn bị gì để tăng trưởng doanh thu?

16/12/2021 Thùy Linh

Review và Tối ưu hoạt động Marketing cho gian hàng trên Shopee, Tiki, Lazada 2022

28/12/2021 Thùy Linh