Giữ chân Khách hàng cũ trên sàn TMĐT Tiki với Thông báo định kỳ

Tiki là một trong những Sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam được thành lập vào năm 2010. Tiki có đa dạng các ngành hàng và các sản phẩm công nghệ và sách là những sản phẩm chủ lực của Sàn này. Sau hơn 12 năm kinh trên thị trường, Tiki đã xây dựng cho mình thương hiệu sàn thương mại điện tử có độ uy tín và tin cậy cao nhất bởi chính sách kiểm duyệt chất lượng sản phẩm gắt gao của mình. Do đó đây là Sàn thương mại điện tử không thể bỏ qua cho bất kì nhà kinh doanh nào nếu muốn tìm cho mình một kênh bán hàng được khách hàng tin cậy.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì dù ở bất kỳ kênh bán hàng nào cũng không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế riêng. Ở bài viết này, hãy cùng Haravan tìm hiểu những khó khăn của các nhà kinh doanh khi bán hàng trên Tiki. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ mang đến cho bạn giải pháp giúp giữ chân khách hàng cũ một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất với công nghệ mới nhất đến từ Haravan và Meta (công ty mẹ của Facebook).

1. Nhà bán hàng sẽ gặp những hạn chế gì khi kinh doanh trên sàn Tiki?

Các Sàn thương mại điện tử như Tiki là nơi lý tưởng để các nhà kinh doanh gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên nhiều kênh bán hàng đa dạng. Tiki mang đến cho các chủ Shop rất nhiều tiện ích bán hàng nhưng song song đó cũng gây nhiều hạn chế trong mong muốn giữ chân khách hàng cũ của họ. Dưới đây là 3 hạn chế trong việc bán hàng trên Tiki.

Khách hàng hiếm khi nhớ tên Shop của bạn trên sàn Tiki

Bán hàng trên sàn Tiki tương tự như việc mở cho mình một quầy hàng trong “phiên chợ” online - nơi giúp bạn tăng cơ hội tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển của công nghệ làm cho hành vi tiêu dùng và mua sắm của khách hàng cũng thay đổi theo, họ có xu hướng mua sắm và tìm hiểu thông tin trên mạng.

Đặc biệt là các Sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngày nay đã phổ biến tới mức mỗi khi họ có nhu cầu mua sắm gì đó, họ sẽ tìm kiếm trên các sàn đầu tiên và so sánh giữa các sàn, giữa các shop với nhau. Điều này vô tình làm cho khách hàng có thói quen chỉ nhớ đến các tên các Sàn mà không nhớ đến tên Shop hay thương hiệu của bạn, nếu có thì cũng rất ít. Khách hàng vẫn có thể mua cùng một sản phẩm trên Tiki nhưng ở một Shop khác không phải Shop của bạn. Tính năng gợi ý sản phẩm tương tự càng làm khách hàng dễ sao lãng do họ có thể dễ dàng so sánh giá và sản phẩm giữa các Shop với nhau.

Do đó, bán hàng trên các Sàn nói chung và Tiki nói riêng gây hạn chế cho các Shop trong việc xây dựng “tên tuổi” và thương hiệu cho mình với khách hàng, trừ những thương hiệu lớn, đã có cửa hàng offline và có tiếng trước đó.

Dễ bị cạnh tranh về giá.

Tâm lý khách hàng hiện nay đa phần sẽ chọn mua ở cửa hàng có giá bán rẻ hơn do đó việc cạnh tranh về giá là việc vô cùng dễ hiểu, đặc biệt là ở kênh bán hàng dễ so sánh giá như các sàn Thương mại điện tử. Khi bạn bán giá thấp vẫn có Shop khác có thể bán giá thấp hơn hoặc giảm giá liên tục. Từ đó, dẫn đến việc shop bị mất khách hàng.

Khó tiếp cận và bán lại cho khách đã mua qua công cụ chat

Rất ít người sẽ vào kiểm tra hộp thư thoại trên các sàn TMĐT vì đây không phải là nơi họ tìm đến để liên lạc mà chỉ dành cho việc mua sắm. Không những thế, công cụ chat là nơi cho các nhà bán hàng gửi. Khách hàng đa phần sẽ không đọc được tin nhắn quảng cáo mà bạn gửi đi. Và cũng vì thế tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ chốt đơn trên Sàn cũng không cao như mong đợi.
Tuy nhiên, các nhà bán hàng trên Tiki đừng quá lo lắng vì những hạn chế trong việc tương tác với khách hàng đã nêu trên vẫn sẽ có cách khắc phục. Các nhà bán hàng có thể điều hướng khách hàng từ Tiki về kênh dễ tiếp cận và tương tác khách hàng hiệu quả hơn đó là Facebook Messenger. Đây là nền tảng được sử dụng rất phổ biến ngày nay, nhất là giới trẻ. Vì thế, việc tiếp cận và chăm sóc lại cho khách hàng cũ cũng như khả năng bán được nhiều đơn hàng từ đây hơn khi so với sàn là vô cùng khả thi.

2. Giữ chân khách hàng cũ trên sàn Thương mại Điện tử Tiki với công nghệ mới nhất từ Haravan và Meta

Thấu hiểu được khó khăn của các nhà bán hàng trong việc kinh doanh trên sàn thì vừa qua, Meta (công ty mẹ của Facebook) đã hợp tác với công ty công nghệ Haravan cho ra mắt tính năng Thông báo Định kỳ trên Facebook Messenger để giúp các nhà bán hàng chăm sóc và bán lại nhiều lần cho khách hàng cũ miễn phí.

Đăng ký dùng thử HaraSocial miễn phí 14 ngày tại đây

Bạn muốn giữ chân khách hàng hiệu quả hơn trên Tiki, đừng bỏ qua tính năng Thông báo định kỳ thông qua Facebook Messenger. Để có thể kết nối và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, từ đó giữ chân và thuyết phục họ mua lần nữa, thì việc tương tác, trò chuyện là mấu chốt quyết định tất cả. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, việc liên hệ với khách hàng thông qua công cụ chat của Tiki có rất nhiều hạn chế. Vì thế, một kênh có thể giúp các nhà bán hàng “đeo bám” khách hàng tối ưu và triệt để nhất không thể bỏ qua đó là Messenger (nền tảng nhắn tin của Facebook với gần 3 tỷ người dùng trên khắp thế giới).

Tính năng Thông báo định kỳ trên Facebook Messenger là gì?

Đây là tính năng giúp các chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận lại khách hàng cũ bằng việc Fanpage của nhà bán hàng được phép gửi hàng loạt các thông báo bán hàng đến người mua theo từng đối tượng khách hàng mà không bị giới hạn bởi chính sách của Facebook. Nó giúp các nhà kinh doanh có thể dễ dàng tương tác với khách hàng cũ với đa dạng chủ đề khác nhau.

Vì sao bạn nên sử dụng Thông báo Định kỳ?

Ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian - Chatbot tự động gửi tin nhắn cho khách theo tần suất ngày, tuần, tháng.

- Tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng - Tính năng chỉ áp dụng cho khách đã mua hàng của Shop. Khi khách đã mua hàng thì họ đã trãi nghiệm qua sản phẩm, từ đó sự tin tưởng của họ sẽ cao hơn so với khách hàng mới. Do đó họ sẽ mua lại nhiều lần nếu được Shop chăm sóc tốt.

- Tiết kiệm chi phí - Chi phí để thuyết phục khách hàng cũ mua lại luôn thấp hơn chi phí quảng cáo thu hút khách hàng mới

- Gây ấn tượng tự nhiên với khách hàng - Khách hàng sẽ không thấy phiền hay khó chịu về việc nhận tin nhắn quảng cáo của Shop vì họ cho phép Shop gửi hàng loạt tin nhắn cho họ.

- Không bị “bỏ lỡ” tin nhắn giữa rừng đối thủ trên sàn Tiki - Khách hàng thấy được thông báo tin nhắn của bạn mà không cần phải vào app.

- Đặc biệt, Facebook Messenger là nền tảng nhắn tin được sử dụng nhiều nhất hiện nay (nhất là giới trẻ), họ có thói quen “check” tin nhắn mỗi giờ, do đó xác suất khách hàng bị “miss” tin nhắn của bạn cực kỳ thấp.


Tính năng này chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của khách hàng, do đó khách hàng được chủ động hơn trong việc nhận tin nhắn quảng cáo. Đầu tiên chủ Shop sẽ gửi tin nhắn yêu cầu xác nhận đồng ý nhận tin nhắn để thu hút khách hàng nhận tin. Các tin nhắn này có thể là tin yêu cầu nhận thông báo Livestream, thông báo khi có hàng mới về, thông báo hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, khuyến mãi,... Tiếp theo, khách hàng sẽ bấm “Nhận tin nhắn” nếu họ có quan tâm đến chủ đề mà chủ shop đưa ra. Sau khi khách hàng nhấn chọn “đồng ý” thì các thông báo sẽ gửi đến khách hàng theo đúng tin nhắn yêu cầu của Shop.

3. Làm sao nhắn tin cho khách trên Facebook Messeger thông qua Tiki

Đối tượng sẽ được áp dụng giải pháp này sẽ là những khách hàng đã mua sản phẩm của Shop trên Tiki. Sẽ có một QR được đính kèm với card cảm ơn được dán trên gói hàng hoặc đính trên bao bì sản phẩm. Các chủ shop nên viết thêm nội dung hấp dẫn đi kèm nhằm thu hút khách hàng quét mã như tặng voucher giảm giá, tặng quà cho đơn tiếp theo,... Khách hàng sau khi quét mã này sẽ được điều hướng về Facebook Messenger.

Triển khai thực tế tính năng Thông báo Định kỳ sau khi khách hàng quét mã QR code

Lúc này thông tin của khách hàng đã được lưu lại trong tệp khách hàng của Shop trên nền tảng HaraSocial - nền tảng quản lý bán hàng hiệu quả trên Facebook và các mạng xã hội khác. Khi bạn càng thu hút được nhiều khách hàng đăng kí nhận tin thì tệp khách hàng tiềm năng của bạn sẽ càng lớn. Bạn không cần phải bỏ tiền và công sức để chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng mới, những người chưa chắc sẽ mua sản phẩm của bạn. Từ những người khách hàng đã mua qua sản phẩm của bạn, họ sẽ có xu hướng tin tưởng hơn do họ đã từng trãi nghiệm qua, hơn thế nữa, việc nhắc lại sản phẩm định kỳ cũng thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ hơn từ đó tỷ lệ chốt đơn sẽ cao hơn và bán hàng hiệu quả hơn mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí quảng cáo.

Chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản, bạn đã có thể bắt đầu kết nối với khách hàng cũ vào duy trì tương tác với họ. Chăm sóc và bán lại cho khách hàng cũ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn đồng hành cùng HaraSocial và Haravan.


HaraSocial - Giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả trên Facebook, Instagram, Livestream & Zalo.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Quy trình 5 bước thiết kế website thương mại điện tử từ A-Z

24/08/2022 MKT Ngan

Hướng dẫn cách tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng chính xác nhất

08/09/2022 MKT Nguyệt

7 lợi ích của thương mại điện tử đối với người bán hàng

16/09/2022 Học viện Haravan