Với sự phát triển của thương mại điện tử ngày nay, các hoạt động mua sắm, trao đổi hàng hóa dịch vụ đều diễn ra trên Internet. Nhận thấy được những cơ hội này, nhiều doanh nghiệp đã tìm cho mình một hướng đi mới. Trong đó, thiết kế website thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Vậy vì sao nên thiết kế website thương mại điện tử và quy trình để tạo web thương mại điện tử là gì, hãy cùng Haravan đọc bài viết dưới đây nhé.
1. Website thương mại điện tử là gì?
Hình ảnh website thương mại điện tử của Haravan
Thuật ngữ “thương mại điện tử” đề cập đến việc bán hàng thông qua Internet. Nhìn chung, thương mại điện tử là việc giao dịch tiền và dữ liệu điện tử giữa các bên với nhau. Hình thức kinh doanh này đã phát triển từ khi có sự trao đổi dữ liệu điện tử từ những năm 1960 và phát triển thành các cửa hàng trực tuyến vào khoảng năm 1990.
Vậy tóm lại, Website thương mại điện tử tương tự như một cửa hàng bán lẻ truyền thống, tại đây cho phép người dùng và doanh nghiệp mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau. Ngoài ra, website thương mại điện tử còn được sử dụng làm kênh quảng bá thương hiệu rất hiệu quả trên Internet.
2. Những lợi ích của việc thiết kế website thương mại điện tử
Sở hữu một trang web thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hơn về mọi mặt
2.1. Sở hữu thương hiệu của bạn đồng nghĩa với sở hữu khách hàng
Thay vì bán hàng trên nền tảng thứ 3 như Lazada hay Shopee bạn có thể tạo website thương mại điện tử cho riêng mình. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn vì sẽ làm nổi bật giá trị doanh nghiệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Website là kênh quảng bá, truyền thông thương hiệu hiệu quả nhất hiện nay.
Thiết kế website thương mại điện tử cho riêng mình bạn có thể có một lượng lớn khách hàng trung thành và tin tưởng doanh nghiệp của bạn, vì họ cảm nhận được độ tin cậy lớn từ trang web của bạn
2.2. Tính đa dạng: Mang đến trải nghiệm đa kênh
Khách hàng tiềm năng sẽ dễ tiếp cận đến thương hiệu của bạn mọi lúc, mọi nơi khi doanh nghiệp của có Website thương mại điện tử cho riêng mình, định vị thương hiệu của mình trên Internet.
2.3. Tăng khả năng quảng bá
Quảng cáo bởi trang web của riêng bạn có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
Ví dụ: nếu bạn bán bộ lọc cà phê, bạn có thể làm việc với một thương hiệu bán máy pha cà phê để giảm giá 25% cho khách hàng của họ khi mua bộ lọc đầu tiên. Điều này sẽ thúc đẩy giá trị cho cả thương hiệu của bạn, đối tác cũng như khách hàng của bạn.
2.4. Tối ưu chi phí
Nếu sở hữu một website, doanh nghiệp của bạn sẽ giảm bớt được rất nhiều chi phí khác nhau, có thể lên đến 1/10 so với khi sở hữu một cửa hàng truyền thống hoặc bán hàng trên bất kỳ nền tảng nào khác. Hơn nữa còn có thể tiếp cận khách hàng trực tiếp thông qua trang web của riêng mình
3. Quy trình thiết kế Website thương mại điện tử
5 bước để thiết kế website thương mại điện tử
3.1. Chọn tên miền phù hợp với doanh nghiệp
Bạn nên chọn tên miền phù hợp với doanh nghiệp của bạn, hãy chọn một tên thương hiệu duy nhất, tránh trường hợp trùng với những đối thủ của bạn đã có trước đó. Và tên miền nên chứa thông tin về mặt hàng hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh.
3.2. Lên ý tưởng, thiết kế website thương mại điện tử
Tiếp theo quy trình, doanh nghiệp của bạn nên có chiến lược lên ý tưởng thiết kế Website thương mại điện tử. Bạn cần biết được nội dung website của bạn sẽ mang những thông tin, sản phẩm gì để có thể cho khách hàng của bạn một trải nghiệm tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo các câu hỏi sau để có thể xác định được những yêu cầu của doanh nghiệp, từ đó có thể dễ dàng tạo kế hoạch, giúp tạo website thương mại điện tử dễ dàng hơn
Sản phẩm doanh nghiệp bạn cần bán là gì và bao nhiêu?
Các phương thức thanh toán trên website của doanh nghiệp bạn là gì? (Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua thẻ, ví điện tử,...)
Theme mong muốn khi thiết kế website thương mại điện tử
Doanh nghiệp có tích hợp hệ thống sẵn có với website thương mại điện tử không?
4. Tiến hành thiết kế website thương mại điện tử
4.1. Thiết kế website thương mại điện tử với đội ngũ nội bộ
Đối với các doanh nghiệp có đội ngũ IT riêng, đủ khả năng xây dựng nền tảng thương mại điện tử, đây là một cách làm rất tốt. Tự thiết kế website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát, theo dõi tiến độ, chất lượng dự án và có thể dễ dàng trao đổi trực tiếp.
Việc tạo website thương mại điện tử cho doanh nghiệp của mình có thể được giải quyết bởi đội ngũ nội bộ của doanh nghiệp như:
Website designer: Nhận được ý tưởng thiết kế, website designer có thể thiết kế một trang web bằng các phần mềm thiết kế đồ họa hoặc Adobe Photoshop
UX/UI Designer: Họ sẽ tập trung vào thiết kế bố cục website thương mại điện tử để có thể thân thiện hơn với người dùng.
Ví dụ: Họ có thể thiết kế các nút hoặc giao diện của thanh điều hướng để khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn khi truy cập vào website của bạn.
- Nhà thiết kế web: Họ sẽ xây dựng và thiết kế một trang web hoàn chỉnh có tương tác với CSDL và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính
4.2. Sử dụng dịch vụ từ đơn vị thiết kế website thương mại điện tử uy tín
Theo xu hướng, doanh nghiệp của bạn cần sử dụng những dịch vụ thiết kế website Thương mại điện tử tốt nhất để tiếp cận được những khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn.
Khách hàng có thể dựa vào website của doanh nghiệp để đánh giá mức độ tin cậy, đây còn là nơi quảng bá tới khách hàng tốt nhất. Chính vì thế việc lựa chọn một đơn vị thiết kế Website thương mại điện tử uy tín là điều cần thiết.
4.3. Kiểm tra các tính năng đã được xây dựng
Sau khi tạo website thương mại điện tử thành công, doanh nghiệp cần kiểm tra tổng quan thật kỹ các thông tin đang được trình bày, những sản phẩm dịch vụ của mình xem còn gặp vấn đề gì không. Ngoài ra hãy kiểm tra thêm về các tính năng phải có của website dành cho khách hàng của bạn sẽ tránh được các lỗi xảy ra khi khách hàng sử dụng website của doanh nghiệp.
4.4. Trang web vận hành và tiếp tục tối ưu
Vận hành trang web của doanh nghiệp một thời gian trên thị trường, chắc hẳn sẽ phát hiện những những lỗi và những điểm cần nâng cấp. Bạn có thể dựa vào đó và khắc phục nhằm tạo ra một trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của bạn.
5. Các mẫu giao diện website thương mại điện tử tại Haravan
5.1. Giao diện EGA Cake - Fast Order Kitchen
Mẫu giao diện Website thương mại điện tử -1
Đây là giao diện được thiết kế dành cho các cửa hàng bánh ngọt, quán ăn nhanh và chuỗi cửa hàng.
5.2. Giao diện F1GEN Organic - Thực Phẩm Xanh
Mẫu giao diện Website thương mại điện tử -2
Đây là giao diện được thiết kế dành cho cửa hàng kinh doanh sản phẩm rau củ, thực phẩm xanh, hàng tiêu dùng, bách hóa tiện lợi....
5.3. Giao diện EGA Cosmetic
Mẫu giao diện Website thương mại điện tử - 3
Đây là giao diện dành cho ngành hàng mỹ phẩm và làm đẹp
5.4. Giao diện Urban Home
Mẫu giao diện Website thương mại điện tử -4
Đây là giao diện dành cho lĩnh vực nội thất
5.5. Giao diện F1GEN Kid - Mẹ Và Bé
Mẫu giao diện Website thương mại điện tử - 5
Đây là giao diện dành cho những cửa hàng kinh doanh sản phẩm mẹ và bé,...
Tổng kết
Thiết kế website thương mại điện tử được xem là một bước đi quan trọng, vì một trang web sở hữu giao diện đẹp mắt, thiết kế thân thuộc với người dùng với cấu trúc chuẩn SEO, từ đó có thể quảng bá website tiếp cận được đến với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Qua bài viết trên, mọi người có thể hiểu được lợi ích của việc sở hữu một trang web cho doanh nghiệp và quy trình các bước để tạo nên một website thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp đang có nhu cầu thiết kế website thương mại điện tử có thể lựa chọn Haravan, đây là một nền tảng thiết kế website chuyên nghiệp, với mong muốn giúp người kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng sở hữu một website thương mại điện tử chuyên nghiệp với chi phí hợp lý để họ có thể xây dựng thương hiệu trên kênh online vượt trội trong thời đại số.
Hiểu được xu hướng của người tiêu dùng, Haravan không ngừng đầu tư phát triển những nền tảng quản lý, các giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả và có tính ứng dụng cao nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người kinh doanh.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay!
>> Xem thêm bài viết liên quan: