[Ebook] Báo cáo toàn cảnh thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

Năm 2021 khép lại với nhiều thách thức và cơ hội mới cho thị trường bán lẻ toàn cầu. Ảnh hưởng từ đại dịch COVID 19, hành vi người tiêu dùng thay đổi sau khoảng thời gian giãn cách kéo dài và những xu hướng mới được nổi lên. Để có một góc nhìn sâu rộng về những thay đổi này, Lazada Việt Nam đã cùng các chuyên gia và đơn vị đối tác nghiên cứu, triển khai báo cáo toàn cảnh thị trường Thương mại điện tử Việt nam trong năm 2021.

Ở báo cáo này, Lazada đã đưa ra những con số ấn tượng cùng các mô hình Thương mại điện tử đã đóng góp mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế vừa qua. Đồng thời tổng kết lại những dấu ấn phát triển mới của sàn Lazada 2021 và đề cập đến các xu hướng đáng chú ý, tầm nhìn của Lazada cho năm 2022. Dưới đây là tổng quan những nội dung quan trọng của báo cáo của Lazada Việt Nam.

Tổng quan thị trường Thương mại điện tử Việt Nam 2021

Thương mại điện từ được xem là động lực chính của nền kinh tế số Đông Nam Á năm qua. Đặc biệt được kỳ vọng là sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như vai trò dẫn đầu đến năm 2025. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy thị trường TMĐT Đông Nam Á đang sở hữu một tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Theo thông tin của Statista, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ Đô la Mỹ năm 2015 lên 120 tỷ Đô la Mỹ năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2025.

Thị trường TMĐT Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng đầy hứa hẹn về số lượng người dùng mới trong năm vừa qua.

Tính tới nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị. Sự gia tăng số lượng người dùng mới từ các khu vực này là một tín hiệu tích cực về tiềm năng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số nói chung và TMĐT nói riêng.

Các xu hướng Thương mại điện tử nổi bật

1. Mua sắm Kết hợp Giải trí (Shoppertainment)

Chiến lược chinh phục trái tim và tâm trí người dùng trên hành trình trải nghiệm số

Tại Việt Nam, Lazada là đơn vị tiên phong triển khai và không ngừng đổi mới các sáng kiến "Shoppertainment" để nâng tầm trải nghiệm khách hàng thông qua các hoạt động tương tác độc đáo như: chương trình phát sóng trực tiếp livestream, trò chơi với phần thưởng là các voucher mua sắm hoặc Xu để quy đổi thành tiền và khấu trừ trực tiếp trên đơn hàng.

thị trường thương mại điện tử Việt Năm 2021

Với các trải nghiệm tương tác phong phú, Shoppertainment đã thâm nhập một cách hiệu quả vào thói quen của người tiêu dùng trực tuyến và trở thành xu hướng dẫn đầu trên TMĐT năm 2021.

2. Mua sắm hàng Bách Hoá chuyển dịch từ ngoại tuyến sang trực tuyến

Bách hoá trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định kể từ khi đại dịch bắt đầu xảy ra ở Việt Nam. Theo báo cáo của Deloitte.

Hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam giảm tần suất đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống trong giai đoạn “bình thường mới” và 25% trong số họ tăng cường mua sắm trực tuyến.

3. Sự thịnh hành của mô hình kinh doanh Trực tuyến

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia nền tảng TMĐT tăng từ 17% trong năm 2019 lên 22% trong năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng thông qua các nền tảng TMĐT cũng tăng từ 19% vào năm 2019 lên 29% vào năm 2020. Xu hướng nhà bán hàng chuyển đổi kinh doanh trên các nền tảng TMĐT ngày càng tăng, thậm chí mạnh mẽ hơn dưới tác động của Covid-19.

4. Logistics Nội bộ là chìa khoá tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh

Trong bối cảnh đại dịch, các nền tảng TMĐT đã phải tăng cường khả năng quản lý hàng tồn kho và hệ thống vận chuyển để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách liên tục và kịp thời. Do đó, các công ty trong khu vực và địa phương đã phải tái thiết kế cơ sở hạ tầng của họ để quy trình xử lý đơn hàng và giao hàng diễn ra thông suốt hơn.

5. Các hoạt động cộng đồng giúp nâng cao giá trị thương hiệu và kết nối mạnh mẽ người tiêu dùng

Nếu một thương hiệu được gắn với hình ảnh “có trách nhiệm”, “nhân ái” hoặc “đạo đức”, thì sẽ được ghi nhớ lâu hơn và được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

Các thương hiệu ngày nay cần nỗ lực trong việc tạo ra kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng, đặc biệt là thông qua các hoạt động có ý nghĩa cộng đồng, từ đó tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Xu hướng mua sắm người dùng thay đổi

Báo cáo Lazada đề cập tiếp đến sự đa dạng của chân dung người tiêu dùng trên thị trường Thương mại điện tử hiện nay. Một thông tin nổi bật chính là ‘Hơn 75% người dùng số trong độ tuổi 55 - 64 tuổi tại Việt Nam đã mua sắm trực tuyến ít nhất 1 sản phẩm trong tháng 1/2021’. Cho thấy Người tiêu dùng TMĐT ngày càng đa dạng về độ tuổi và khu vực.

Ngoài ra, thói quen của người dùng cũng có nhiều thay đổi: Tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% vào cuối năm 2021, trong khi mua sắm qua các thiết bị di động và điện thoại thông minh tăng từ 55% lên 69%.

Điều này cho thấy, Covid-19 đã tác động sâu sắc đến hành vi của người tiêu dùng khi chuyển từ hình thức mua sắm ngoại tuyến sang hình thức trực tuyến. Xu hướng này hứa hẹn vẫn được duy trì trong thời kỳ “bình thường mới” khi hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đã trở thành thói quen và dần thay thế các hình thức mua hàng truyền thống khác.

--------------------

Trong 5 năm tới, các thách thức từ đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Giữa bối cảnh đó, Lazada nhận thấy chiến lược "3 Dễ dàng: Dễ dàng mua sắm, Dễ dàng kinh doanh và Dễ dàng vận chuyển" vẫn sẽ là chiến lược cốt lõi nhằm hỗ trợ cộng đồng, nối liền đứt gãy kinh tế, cũng như xây dựng hệ sinh thái mua sắm đa kênh để phục vụ nhà bán hàng và người tiêu dùng.

Trong báo cáo, Lazada còn đề cập về những câu chuyện kinh doanh, chuyển đổi số thành công của nhiều nhà bán lẻ và doanh nghiệp trong năm vừa qua. Đồng thời tổng quan những xu hướng kinh doanh online thịnh hành trong năm 2022 và tầm nhìn cho các doanh nghiệp phát triển.

Nguồn: Lazada Việt Nam

----------

Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, với hệ thống Haravan, chủ kinh doanh có thể xây dựng một cửa hàng trực tuyến với các mẫu giao diện website có sẵn và kết nối bán hàng đa kênh với Facebook, Zalo, các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki, bán hàng Livestream… nhằm thúc đẩy và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một trang quản trị chung, bạn có thể đồng bộ sản phẩm hiệu quả trên mọi gian hàng.

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh và sở hữu toàn bộ thương hiệu, giải pháp Haravan là sự lựa chọn phù hợp. Giải pháp giúp nhà kinh doanh vận hành, xử lý mọi quy trình bán hàng nhanh chóng, tính gọn và hiệu quả. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, thống kê doanh số, tài chính chính xác, chi tiết… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

kinh doanh online với Shopee hay Haravan

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

2023 bán hàng trên Shopee hay Lazada? So sánh chi tiết dành cho người bán

15/03/2022 Thùy Linh

Giữ chân Khách hàng cũ trên sàn TMĐT Tiki với Thông báo định kỳ

03/08/2022 Như Bình

Quy trình 5 bước thiết kế website thương mại điện tử từ A-Z

24/08/2022 MKT Ngan