B2C là gì? Cách thức triển khai mô hình B2C hiện nay

Một trong những mô hình kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp triển khai đó là kinh doanh B2C. Làm sao để nhận biết mô hình kinh doanh B2C là gì và phân biệt lợi ích của B2C so với các mô hình kinh doanh khác trên thị trường? Hãy cùng Haravan đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

1. Mô hình kinh doanh B2C là gì?

Mô hình kinh doanh B2C - Business To Consumer

B2C được viết tắt từ thuật ngữ tiếng anh Business To Consumer, có thể dịch theo nghĩa là từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Mô hình kinh doanh B2C được hiểu là mô hình kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp sẽ tiếp thị và bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, có thể là cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người bất kì.

Đối với thị trường công nghệ hiện nay, mô hình thương mại điện tử B2C là việc áp dụng kinh doanh trên nền tảng online, quảng cáo và bán sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các ứng dụng bán hàng trực tuyến.

Ví dụ: Công ty sản xuất và phân phối sản phẩm tã sữa em bé, người tiêu dùng đóng vai trò là người mua, chính là các mẹ bỉm. Đây là một mô hình từ Business To Consumer.

Những đặc điểm nổi bật trong cách hoạt động của mô hình B2C hiện nay:

- Đối tượng khách hàng của mô hình B2C là người tiêu dùng cá nhân.

- Hành vi mua hàng của người tiêu dùng từ việc tìm kiếm thông tin sản phẩm đến ra quyết định mua hàng đều được thực hiện chủ yếu online, trên các trang thương mại điện tử.

- Doanh nghiệp B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc đại lý, nhà phân phối bán lẻ.

2. Khách hàng B2C là gì?

Thực tế cho thấy, khách hàng B2C chính là các cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ với mục đích tiêu dùng. Mặt khác, để giải quyết câu hỏi bán hàng B2C là gì, bạn cần hiểu rõ yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của cá nhân trong mô hình kinh doanh B2C thuộc về cảm xúc dựa trên mong muốn, thời gian và giá cả.

Do vậy, các hoạt động marketing truyền thông đều hướng đến khách hàng cá nhân. Chiến lược kinh doanh cũng xoay quanh yếu tố kích thích mua hàng của cá nhân người tiêu dùng thông qua các chương trình ưu đãi, review, lời giới thiệu truyền tai nhau, chăm sóc khách hàng, upsell,…

Khách hàng B2C là người tiêu dùng cá nhân.

2.1 Yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng B2C là gì?

Những yếu tố thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng B2C nhanh chóng hơn là:

- Lợi ích thực tiễn của sản phẩm, dịch vụ đối với nhu cầu thực tế của khách hàng.

- Sản phẩm, dịch vụ của bạn có mang đến trải nghiệm khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường hay không?

- Niềm tin khách hàng được gia tăng khi được biết các đánh giá, review sản phẩm thông qua bạn bè, người thân,...

2.2 Chiến dịch quảng cáo cho đối tượng khách hàng của thị trường B2C là gì?

- Thông điệp bán hàng đơn giản, dễ hiểu và dễ ghi nhớ.

- Tập trung vào giải quyết được vấn đề, nỗi lo của khách hàng. Từ đó đưa ra giải pháp cho khách hàng từ chính sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Chiến dịch được lan truyền rộng bằng nhiều cách, thường sử dụng KOL, KOC để truyền tải và thu hút nhiều khách hàng càng tốt.

- Nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá để bán được nhiều sản phẩm trong một quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

- Sử dụng kết hợp các kênh mạng xã hội: Website, Facebook, Instagram, Tiktok,…

3. Top 5 mô hình kinh doanh B2C phổ biến tại Việt Nam

Các mô hình kinh doanh B2C giúp cho doanh nghiệp mở rộng nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng, không còn phụ thuộc quá nhiều vào một kênh bán hàng duy nhất. Sản phẩm hay dịch vụ có thể được quảng bá đến người tiêu dùng thông qua cả offline và online.

Sau đây là 5 mô hình kinh doanh B2C đang được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam:

3.1 Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp

Mô hình B2C này dễ thấy nhất ở hình thức các nhà phân phối bán lẻ trực tuyến. Đại lý hay nhà cung cấp thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể là hộ kinh doanh. Thậm chí, đó có thể là một cá nhân kinh doanh online hay cửa hàng tạp hóa trực tuyến.

3.2 Kinh doanh B2C trung gian qua các kênh trực tuyến

Kinh doanh B2C trung gian dành cho các doanh nghiệp không thực sự là đơn vị sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa thương hiệu với người mua thông qua các kênh bán hàng trực tuyến như Tiki, Lazada, Sendo,…

Kinh doanh B2C trung gian qua các kênh trực tuyến

3.3 Bán hàng B2C dựa vào quảng cáo

Bán hàng dựa vào quảng cáo của B2C là gì? Doanh nghiệp phát triển mô hình này sẽ có website chứa nội dung hấp dẫn người đọc. Sau đó, doanh nghiệp sử dụng công cụ SEO hay Google Ads để tăng thứ hạng website trên google tìm kiếm thúc đẩy tăng traffic cho website. Lúc này, doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm dựa trên lượng khách hàng truy cập đó.

Bán hàng dựa vào quảng cáo của B2C

3.4 Tiếp thị B2C dựa trên cộng đồng

Doanh nghiệp xây dựng các group cộng đồng người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo,... Nhà phân phối, đội ngũ kinh doanh có thể quảng cáo giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, khách hàng thông qua các cộng đồng. Với mô hình B2C này, nhà kinh doanh sẽ tiết kiệm được một phần chi phí tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

Tiếp thị B2C dựa trên cộng đồng

3.5 Mô hình B2C dựa trên tính phí

Doanh nghiệp sử dụng kênh điều hướng khách hàng như Website, khách hàng sẽ trả một phần phí trước khi bắt đầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Mô hình B2C này được áp dụng cho các trang bán dịch vụ trực tuyến như: Canva bán công cụ thiết kế, Netflix xem phim,…

Mô hình B2C dựa trên tính phí

4. Lợi ích khi áp dụng mô hình thương mại điện tử B2C

So với các mô hình kinh doanh truyền thống, mô hình thương mại điện tử B2C giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng kết nối với nhau nhanh hơn bằng công nghệ. Mô hình cũng mang lại nhiều lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp lẫn nâng cao trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.

- Mở rộng phạm vị marketing, quảng cáo: nhờ áp dụng công nghệ và các kênh truyền thông online. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng thông minh khi dần quen với việc sử dụng internet, mua hàng trực tuyến như thói quen hàng ngày.

- Chăm sóc khách hàng ưu việt: doanh nghiệp và khách hàng có giao tiếp với nhau thông qua ứng dụng chat trên website hay email mà không cần phải đợi đến cửa hàng để phản hồi. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể chủ động lưu thông tin của khách hàng để có kế hoạch chăm sóc hiệu quả hơn.

- Tăng lợi nhuận kinh doanh: mô hình thương mại điện tử B2C giúp doanh nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm trên toàn quốc, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều vùng miền khác nhau mà không phụ thuộc vào cửa hàng hay vị trí. Khi đó, càng bán được nhiều hàng càng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí vận hành: Khi chuyển tất cả quy trình buôn bán lên trên nền tảng thương mại điện tử B2C, doanh nghiệp vận hành tất cả bằng công nghệ sẽ giảm đi nhiều chi phí vận hành về chi phí mặt bằng, con người, điện nước,…

Lợi ích khi áp dụng mô hình thương mại điện tử B2C

5. Bí quyết vận hành mô hình B2C chuyên nghiệp

Vì đối tượng khách hàng của mô hình B2C là người tiêu dùng cá nhân, quyết định mua hàng của họ đa phần dựa trên cảm xúc, niềm tin và sự yêu thích thương hiệu. Thế nên để kinh doanh mô hình B2C chuyên nghiệp và hiệu quả, nhà bán hàng cần làm tốt một số điều sau:

- Chăm sóc và tư vấn khách hàng một cách tinh tế, lịch sự. Ghi nhận sự phản hồi của khách hàng bằng thái độ tích cực.

- Luôn trau dồi kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, cập nhật xu hướng marketing online mỗi ngày.

- Linh hoạt ứng biến khi thị trường và thói quen người tiêu dùng thay đổi.

- Xây dựng nhiều chính sách ưu đãi hướng đến mục tiêu khách có thể mua được nhiều hàng mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, gia tăng số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu.

6. Kết luận

Trên đây là tất cả những khái niệm về B2C là gì, cách hoạt động và các mô hình B2C sử dụng phổ biến bạn cần biết. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết của Haravan sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn thực tế hơn khi vận hành mô hình B2C vào trong kế hoạch phát triển kinh doanh của mình.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: