Cách xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, chuyên nghiệp

Ngày nay nếu chỉ bán hàng thôi thì chưa đủ, xây dựng mối quan hệ khách hàng và biến họ thành khách hàng trung thành là việc quan trọng để doanh nghiệp duy trì doanh thu ổn định và phát triển vững mạnh trong tương lai. Để làm được điều đó bạn cần xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn và chuyên nghiệp. Vậy quy trình chăm sóc khách hàng là gì? Xem ngay bài viết dưới đây của Haravan nhé!

1. Khái quát về quy trình chăm sóc khách hàng:

1.1 Chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là tất cả những việc cần thiết mà doanh nghiệp cần phải làm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc vượt mong đợi của khách hàng. Những hoạt động này có thể là hoạt động online hoặc offline, mục đích nhằm giúp khách hàng có trải nghiệm tốt và mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

Một quy trình chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh có thể chia thành 3 giai đoạn cơ bản như

1.2 Phân biệt hỗ trợ khách hàng và chăm sóc khách hàng:

Hỗ trợ khách hàng hay chăm sóc khách hàng đều là lấy khách hàng làm trung tâm xử lý công việc. Nhiều doanh nghiệp không phân biệt được 2 khái niệm này nên vẫn còn nhầm lẫn trong phân chia công việc.

Đặc điểmChăm sóc khách hàngHỗ trợ khách hàng
Đối tượng khách hàngKhách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụKhách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Hoạt độngKhông dừng lại việc hỗ trợ, tương tác và giải quyết các vấn đề mà khách hàng hiện tại mà còn cả nhóm khách hàng chưa mua sản phẩm, dịch vụ của họ.Giải đáp và hỗ trợ khách hàng các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong và sau khi sử dụng sản phẩm.
Mục đíchTạo ấn tượng, làm hài lòng nhóm khách hàng đã mua và thu hút khách hàng mới.Hỗ trợ để giúp khách hàng sử dụng tốt sản phẩm, dịch vụ.

1.3 Quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn là gì?

Quy trình chăm sóc khách hàng là chuỗi các hoạt động để chăm sóc khách hàng. Một quy trình chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, biến họ thành khách hàng tiềm năng và thu hút được nhiều khách hàng mới.

Một quy trình chăm sóc khách hàng bao gồm quy trình chăm sóc khách hàng bước bán hàng và quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng.

1.4 Tại sao cần xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng?

Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng là một công việc rất cần thiết và quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện bởi những lợi ích như sau:

Lợi ích khi xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng

Lợi ích khi xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng

  • Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn sẽ giúp bạn có kế hoạch để đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, giúp họ nắm bắt được những công việc cần phải làm và đảm bảo được hiệu suất công việc.
  • Giúp bạn dễ dàng theo dõi và đánh giá được kết quả công việc, biết được lý do tại sao khách hàng không hài lòng, quy trình chăm sóc khách hàng có vấn đề ở đâu để có thể khắc phục kịp thời
  • Tối đa hóa trải nghiệm và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể duy trì mối quan hệ tối với khách hàng, xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành giúp doanh nghiệp phát triển
  • Chăm sóc khách hàng tốt giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt, tạo được uy tín và ấn tượng trên thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

2. Lưu ý cần nhớ khi xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng:

Để xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Quy trình chăm sóc khách hàng cần được rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả định kỳ. Tùy vào đặc điểm sản phẩm, dịch vụ, đối tượng khách hàng và tình hình kinh doanh ở từng thời điểm mà bạn cần lược bỏ hoặc cải thiện kế hoạch chăm sóc khách hàng.
  • Không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng liên hệ để góp ý với bạn, do đó bạn cần chủ động tiếp cận để lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của khách hàng. Bạn có thể tận dụng phần đánh giá sau khi mua hàng qua website hay sàn thương mại điện tử để tiếp nhận ý kiến của khách hàng.

Những lưu ý khi xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng

Những lưu ý khi xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng

  • Đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp bằng cách giữ liên lạc với khách hàng, đặt khách hàng là trọng tâm ngay sau khi có hay không đạt được thỏa thuận của hai bên. Tránh trường hợp khó chịu với khách hàng khi kết quả đạt được không như mong đợi.
  • Khi liên lạc với khách hàng tránh làm phiền họ trong thời gian làm việc hay thời gian dùng bữa. Luôn sẵn sàng đón nhận điện thoại của khách hàng hay những lời than phiền của họ về sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Có bộ tiêu chí đánh giá về sản phẩm, dịch vụ rõ ràng dành cho khách hàng để có thể tổng hợp và báo cáo định kỳ.

3. Mẹo xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả bạn nên biết:

Để quy trình chăm sóc khách hàng được hiệu quả hơn khi áp dụng, có một số mẹo nhỏ bạn có thể cân nhắc để tham khảo như:
  • Hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng khi có vấn đề phát sinh.
  • Thường xuyên trao đổi với khách hàng, thăm hỏi và tư vấn cho khách hàng các gói dịch vụ nâng cấp hoặc mua thêm sản phẩm kể cả khi đã đồng ý hoặc chốt đơn hàng.
  • Nhận phản hồi của khách hàng, tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ cung cấp.
  • Trong quá trình sử dụng sản phẩm nếu phát hiện sản phẩm bị hư hỏng hoặc trong tình trạng hư hỏng do lỗi khách quan của công ty cần được đổi ngay và thay thế sản phẩm khác.
  • Lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến ​​của khách hàng, để giữ uy tín và sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Dành những ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng đã sử dụng dịch vụ lâu năm hoặc mua nhiều sản phẩm để khách hàng có thể gắn bó lâu dài hơn với công ty.

4. 5 bước quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn:

Một quy trình xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng nhìn chung sẽ có những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Quản lý các thông tin khách hàng:
Thông tin khách hàng rất quan trọng để bạn có thể liên lạc và từ đó bạn có thể hiểu hơn về khách hàng, có cách tiếp cận phù hợp và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Quản lý thông tin khách hàng

Quản lý thông tin khách hàng

Những thông tin quan trọng của khách hàng mà bạn cần quản lý như:

  • Nguồn người mua: Họ đến từ đâu, làm sao họ biết được sản phẩm.
  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, tuổi, giới tính ...
  • Thông tin liên hệ: Số điện thoại, email, địa chỉ nhà riêng của khách hàng…
  • Nhu cầu: Khách hàng quan tâm đến bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào, sau đó cố gắng khai thác các nhu cầu khác của khách hàng để bán thêm các sản phẩm khác.
  • Lịch sử mua hàng và nội dung tư vấn: Nắm chắc sản phẩm mà khách hàng đã mua để có thể hỗ trợ tư vấn khách hàng tốt nhất.
  • Thông tin về đơn đặt hàng.

Bước 2: Phân loại và lập danh sách khách hàng liên hệ:

Đây là bước quan trọng sau khi bạn có thông tin khách hàng. Phân loại khách hàng sẽ giúp bạn có những kế hoạch tư vấn phù hợp với từng nhóm khách hàng, giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc tư vấn và chăm sóc khách hàng. Bạn có thể phân chia khách hàng thành các nhóm như:

  • Khách hàng trung thành
  • Khách hàng có nhu cầu cao
  • Khách hàng đang phân vân lựa chọn
  • Khách hàng đã sử dụng sản phẩm nhưng vì lý do nào đó không sử dụng
  • Khách hàng tiêu cực

Bước 3: Tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng thường xuyên:

Tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng là công việc chính và cần được thực hiện thường xuyên. Đây là công việc chăm sóc khách hàng trước bán hàng và sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chốt đơn của bạn. Bạn cần tư vấn cho khách hàng những thông tin về chương trình khuyến mãi, chính sách bán hàng,... thông qua nhiều cách như nhắn tin, gọi điện thoại, gửi email,...

Tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc khách hàng thường xuyên

Tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc khách hàng thường xuyên

Trong quá trình chăm sóc khách hàng không thể tránh khỏi việc nhận được những thắc mắc hay phàn nàn của khách hàng. Vì vậy, nhân viên trực điện thoại cần luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin, luôn giữ thái độ bình tĩnh, thân thiện để hỗ trợ khách hàng. Nếu bạn làm tốt điều này, khách hàng của bạn sẽ hài lòng và nhớ đến sản phẩm thương hiệu của bạn.
Bước 4: Tư vấn bán hàng cho khách hàng:
Đây là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, làm sao để bán được nhiều sản phẩm nhất. Sau khi đã tạo ấn tượng tốt với khách hàng nhờ những tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình thì lúc này khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định chi tiền với sản phẩm của bạn hơn. Lúc này bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm để cung cấp thông tin chính xác, ngắn gọn và đúng nhu cầu khách hàng. Như vậy sẽ giúp bạn chốt đơn dễ dàng hơn.
Bước 5: Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng:
Dù đã chốt đơn thành công hay không, bạn cũng cần xây dựng mối quan hệ sau đó với khách hàng để có thể biến khách hàng chính thức thành khách hàng trung thành và biến khách hàng đang còn do dự thành khách hàng chính thức.

Haraloyalty - Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất

Haraloyalty - Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất

Hiện tại Haravan cung cấp giải pháp Haraloyalty - Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất. Giải pháp chăm sóc và giữ chân khách hàng trung thành để bán hàng đa kênh hiệu quả tối ưu.

5. Đánh giá hiệu quả của quy trình chăm sóc khách hàng:

Đánh giá hiệu quả là công việc quan trọng mà bất kỳ mỗi kế hoạch nào sau khi triển khai đều phải thực hiện, mục đích nhằm rà soát lại xem kế hoạch có thực hiện đúng như dự tính hay không, kết quả nhận lại như thế nào để đánh giá và điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
Đối với quy trình chăm sóc khách hàng, bạn có thể đánh giá thông qua các chỉ số như chỉ số thiện cảm của khách hàng, tỷ lệ hoàn sản phẩm, tỷ lệ hài lòng về dịch vụ, đánh giá mức độ yêu cầu giải quyết vấn đề từ khách hàng, đánh giá thời gian trung bình xử lý vấn đề,.. những thông tin này sẽ giúp bạn nhìn nhận và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.

6. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình chăm sóc khách hàng:

Có 03 yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình chăm sóc khách hàng mà bạn cần chú ý:
  • Sự hài lòng của khách hàng: mục tiêu chính của bộ phận chăm sóc khách hàng là cải thiện quy trình phục vụ và đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Nếu khách hàng hài lòng, họ sẽ có niềm tin vào thương hiệu, trở thành khách hàng trung thành, thường xuyên tiếp tục mua hàng của doanh nghiệp và giới thiệu bạn với người thân, bạn bè của họ bằng truyền miệng.

Sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng

  • Sự tham gia của khách hàng: khách hàng có đồng ý nghe điện thoại hay có thoải mái để chia sẻ ý kiến của mình hay không chính là yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có nhiều thông tin để đánh giá và phân tích về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Các chiến lược quản lý mối quan hệ khách hàng: đây là một công việc lâu dài mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí để tiếp cận khách hàng mới, gia tăng lợi nhuận nếu như chiến lược này được triển khai đúng cách.

7. Bí kíp chăm sóc sau bán hàng nhờ phần mềm quản lý khách hàng:

Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng chiếm 50% tỉ lệ khách hàng có quay trở lại với doanh nghiệp của bạn trong lần kế tiếp hay không.
Thông qua phần mềm quản lý khách hàng Haraloyalty bạn có thể khuyến khích khách hàng trở lại mua sắm với các tính năng ưu việt như sau:
  • Chương trình khách hàng thành viên & Tích điểm - Đổi thưởng: Xếp hạng thành viên theo điểm mua sắm của khách hàng. Chương trình tích điểm & đổi thưởng tạo sự yêu thích và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
  • Khách hàng được chăm sóc và nuôi dưỡng chuyên nghiệp: Chăm sóc khách hàng tự động thông qua các kịch bản được thiết lập sẵn. Tạo sự yêu mến và lòng tin giúp khai thác tối đa cơ hội bán hàng từ các khách hàng hiện tại.
  • Đa dạng kênh tương tác với khách hàng: Tích hợp sẵn nhiều kênh, tương tác 2 chiều qua các kênh bán hàng khác nhau như Facebook Messenger, Zalo, Instagram đến Email, SMS.
  • Tạo nhiều chương trình ưu đãi dễ dàng: Tạo chương trình ưu đãi khác nhau nhanh chóng theo nhóm khách hàng trên Haraloyalty, quy trình đơn giản giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian.
  • Báo cáo chuyên nghiệp, đưa ra cách Marketing tiết kiệm chi phí nhất: Báo cáo chi tiết hiệu quả từng chiến dịch triển khai, đo lường tỷ lệ khách hàng tương tác với thông điệp của bạn (Mở tin, đã xem, click…), phân tích chi phí và doanh thu trên từng nhóm khách hàng, chiến dịch bán hàng

Những lợi ích tuyệt vời mà Haraloyalty

Những lợi ích tuyệt vời mà Haraloyalty

Từ đó, những lợi ích tuyệt vời mà Haraloyalty sẽ mang lại cho bạn là:

  • Quản lý khách hàng tập trung và phân loại nhóm khách hàng linh hoạt: Thu thập thông tin khách hàng ở đa kênh và phân loại theo từng nhóm nhỏ, tạo sự khác biệt và mang lại những trải nghiệm người dùng tốt nhất.
  • Phân nhóm khách hàng theo những điều kiện khác nhau để đưa ra những phương pháp tiếp cận & chăm sóc khách hàng hiệu quả.
  • Bộ lọc nâng cao giúp bạn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm danh sách khách hàng theo chỉ tiêu riêng của mình.

8. Những yếu tố cần có ở nhân viên chăm sóc khách hàng:

Sau khi đã xây dựng một chiến lược chăm sóc khách chuẩn chỉnh, việc tiếp theo bạn cần làm đó là tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ chăm sóc khách hàng có những yếu tố quan trọng sau đây để chiến lược được triển khai hiệu quả hơn:
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: nhân viên chăm sóc khách hàng là người sẽ trao đổi trực tiếp với khách hàng do đó cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, nói năng lưu loát, suôn sẻ, thu hút khách hàng ở lại để lắng nghe bạn tư vấn.
  • Sự kiên nhẫn và thái độ phục vụ: trong quá trình tư vấn khách hàng sẽ có rất nhiều đối tượng với nhiều tính cách khác nhau, sẽ có những vị khách khó tính, nói chuyện hơi khó nghe nên nhân viên chăm sóc khách hàng cần là người kiên nhẫn, bình tĩnh, có thái độ lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ và khôn khéo khi giải quyết vấn đề cho khách hàng.

Những yếu tố cần có ở nhân viên chăm sóc khách hàng

Những yếu tố cần có ở nhân viên chăm sóc khách hàng

  • Biết lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu khách hàng: nhân viên chăm sóc khách hàng cũng cần là một người biết lắng nghe những ý kiến, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Họ cần phải lắng nghe để có thể hiểu được vấn đề khách hàng đang gặp phải, từ đó có thể hỗ trợ và tư vấn đúng nhu cầu khách hàng.
  • Có kiến thức về sản phẩm: nhân viên cần được đào tạo và trang bị đầy đủ những kiến thức về sản phẩm, dịch vụ. Hiểu rõ về sản phẩm để có thể tư vấn đúng cho khách hàng, giúp tăng tỉ lệ chốt đơn và đem lại doanh thu cao.
  • Khả năng dẫn dắt thuyết phục được khách hàng: bên cạnh kỹ năng giao tiếp tốt thì nhân viên chăm sóc khách hàng cũng cần trau dồi kỹ năng thuyết phục để có thể lôi kéo khách hàng chi tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

9. Kết luận:

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng là một công việc rất quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để tăng sự hài lòng của khách hàng trước, trong và sau khi mua hàng. Một quy trình chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, biến họ thành khách hàng tiềm năng và thu hút được nhiều khách hàng mới.
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: