KOL là gì? Tầm quan trọng của KOLs đối với doanh nghiệp

Sử dụng KOLs giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng và thúc đẩy doanh thu hiệu quả nếu được áp dụng hợp lý. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp vẫn chưa thật sự hiểu rõ về KOLs để rồi không tiến hành hoặc áp dụng chưa thành công phương pháp marketing lý tưởng này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy cái nhìn tổng quan về KOL là gì cũng như tầm quan trọng của KOLs đối với doanh nghiệp.

1. KOL là gì?

Hình ảnh một số KOLs nổi bật trong thời gian gần đây

KOL - viết tắt cho Key Opinion Leader là những cá nhân hay tổ chức có sức ảnh hưởng. Họ có tiếng nói nhất định trong cộng đồng và được nhiều người theo dõi trên các phương tiện truyền thông bao gồm mạng xã hội Facebook, Tiktok, Instagram...; và báo chí.

KOLs có thể là diễn viên, đầu bếp, ca sĩ, bác sĩ, giáo viên… với chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, họ tiến hành chia sẻ kiến thức và nhận được sự tín nhiệm, hưởng ứng.Dạo gần đây, song song xu hướng quảng cáo nhờ KOLs, các KOL là Tiktoker đang trở thành xu thế và được nhiều nhãn hàng hợp tác bởi độ hiệu quả mang lại.

2. KOL trong Marketing là gì?

KOLlagi

KOL trong Marketing là gì?

KOL Marketing là hợp tác với những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng mạng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc các thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng một cách rộng rãi hơn nhằm tăng mức độ nhận diện của doanh nghiệp, tạo lòng tin với khách hàng và đạt được cái chỉ số KPI đề ra trong thời gian sớm nhất.

3. Phân loại KOLs

KOLs được phân thành 3 loại cơ bản: Celebrity, Influencer, Mass seeder.

3.1 Celebrity

Celebrity (Celeb) hay còn được gọi phổ biến là người nổi tiếng. Đây là những người có sức hút truyền thông lớn và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ nói riêng. Celebrity thường là diễn viên, ca sĩ, người mẫu… vô cùng nổi tiếng, là những gương mặt với độ phủ sóng cao trong giới showbiz.

Các ví dụ về Celeb trên thế giới như BTS, Selena Gomez, Taylor Swift, Tom Holland, Brad Pitt…

Ở Việt Nam, các Celeb là những cái tên quen thuộc đình đám như Đông Nhi, Sơn Tùng MTP, Trấn Thành, Hồ Ngọc Hà.

3.2 Influencer

So với Celeb, Influencer có tầm ảnh hưởng và độ nhận diện nhỏ hơn, nhưng không vì thế mà khả năng truyền thông của họ là kém hiệu quả. Ngược lại, họ là những người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Họ có ngành nghề và lĩnh vực chuyên môn đa dạng, bất kỳ người dùng online nào khi đủ gây sự chú ý cộng với kiến thức chuyên môn cũng có thể trở thành Influencer.

>> Xem thêm: Bí quyết làm việc hiệu quả với Influencer

Hình ảnh một số Influencer nổi bật

Một số influencer trong các lĩnh vực, cụ thể:

  • Lĩnh vực làm đẹp: Trinh Phạm, Changmakeup, Chloe Nguyên, Đào Bá Lộc, Thảo Nhi Lê,...

  • Lĩnh vực du lịch: Lê Hà Trúc, Nhị Đặng, Khoai Lang thang, Nguyễn Hoàng Bảo...

  • Lĩnh vực kinh doanh: Caocaogram, Ly Da Potato, Ngáo Content, Lý Thu Hà, Eric Thor, Hảo Phí,...

  • Lĩnh vực thời trang: Thanh Hằng, Châu Bùi, Hồ Ngọc Hà, Quỳnh Anh Shyn, Kelbin Lei, Tóc Tiên.

3.3 Mass seeder

So với 2 loại KOLs trên, Mass seeder có tầm ảnh hưởng nhỏ nhất, số lượng người theo dõi ít hơn nhưng vẫn có độ tương tác đáng kể. Với tệp người theo dõi trong phạm vi và sức ảnh hưởng nhỏ, các Mass seeder tiến hành chia sẻ lại quảng cáo từ các Celeb và Influencer đến cộng đồng của mình. Từ đó tạo nên sự lan tỏa cộng hưởng.

>> Tìm hiểu thêm: Sử dụng Micro-Influencer tăng hiệu quả hơn 22%

4. Điểm khác biệt giữa KOL, KOC và Influencer

KOLlagi

Điểm khác biệt giữa KOL, KOC và Influencer

Trong thời đại mà hầu như được điều hành bởi phương tiện truyền thông xã hội, KOL, KOC (Key Opinion Consumer) hay Influencer đã trở thành một phần trong chiến lược marketing trực tuyến của thương hiệu để tăng độ nhận diện của thương hiệu từ khách hàng. Mặc dù cả ba đều xuất hiện cùng với sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng thực ra ba khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

KOC là viết tắt của từ Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt). KOC khác nhiều so với KOL. Họ được xem là những người mua hàng thông thường, đứng trên cương vị của người tiêu dùng nên những đánh giá của họ mang tính khách quan hơn và được khán giả

quan tâm mạnh mẽ. Quy mô người theo dõi KOCs có thể nhỏ hơn - chỉ một nghìn - so với KOL nhưng những người theo dõi KOCs rất trung thành. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của các KOC, ý kiến ​​của họ có tác động khá lớn đến những người theo dõi họ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của những người theo dõi họ.

Hiện nay, chúng ta có những KOC tiêu biểu như: Hot mom - BabyKopo Home, KOC nổi tiếng - Võ Hà Linh, Tiktoker kiêm KOC - Châu Muối, ..

Influencer là người đang có sức ảnh hưởng lớn trên các nền tảng Social Media như Facebook, Instgram,..với lượng người theo dõi lớn. Những thông tin được nhóm này truyền tải sẽ tác động mạnh và trực tiếp đến đối tượng khách hàng cụ thể. Họ có thể là những diễn viên, ca sĩ, người mẫu đang được yêu mến. Cũng có thể là những blogger, vlogger, nhà báo, MC truyền hình được yêu thích. Dựa theo số lượng người theo dõi Influencer có thể được chia làm 4 nhóm:

Nano-influencer: Từ 1 – 10.000 người theo dõi.

Micro-influencer: Từ 10.000 – 100.000 người theo dõi.

Macro-influencer: Từ 100.000 – 1.000.000 người theo dõi.

Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.

Ví dụ:

Mega-influencer: Ca sĩ Sơn Tùng MTP với hơn 14 triệu người theo dõi

Macro-influencer: Beauty Blogger Hannah Olala với hơn 800.000 người theo dõi

Tóm lại, KOL, KOC và Influencer đều là những người có thế mạnh riêng. Vì thế, tuỳ thuộc vào mục tiêu và đối tượng khách hàng của chiến dịch mà thương hiệu cần để lựa chọn gương mặt đại diện hợp lý.

5. Tầm quan trọng và lợi ích của KOLs đem lại cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của KOL là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của KOL đối với doanh nghiệp.

5.1 Tăng độ nhận diện thương hiệu và gia tăng lòng tin của khách hàng

KOLs cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ hoặc về chính doanh nghiệp, giúp lan tỏa đến nhiều người dùng để họ nhận thức và quen dần với doanh nghiệp. Mặt khác, được các KOLs giới thiệu, khách hàng cũng có thể yên tâm hơn, mạnh dạn mở lòng với các sản phẩm, dịch vụ mới mà chưa từng sử dụng qua.

5.2 Tiếp cận với khách hàng mục tiêu

Mỗi KOLs lại chọn cho mình một hoặc một vài lĩnh vực chuyên môn trong phạm vi điển hình để tiến hành chia sẻ kiến thức, review… Theo đó, lượng khách hàng đang có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ tương tự sẽ được thu hút theo dõi, nằm trong số đó là không ít khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

5.3 Thúc đẩy việc bán hàng

Thật dễ hiểu khi doanh số bán hàng tăng trưởng bởi độ nhận diện sản phẩm, dịch vụ rộng mở với lượt tiếp cận khách hàng mục tiêu tăng cao. Mặt khác, đang có nhu cầu, người dùng lại càng có xu hướng tin tưởng và theo dùng các sản phẩm, dịch vụ mà KOLs đề cập.

5.4 Cải thiện thứ hạng từ khóa SEO

Bài viết về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu kết hợp với cái tên của người có ảnh sẽ giúp các bài đăng dễ dàng lên top tìm kiếm. Điều này hiệu quả đáng kể trong việc thúc đẩy thứ hạng từ khóa SEO.

6. Booking KOLs là gì?

Booking KOL, Influencer là hoạt động mà các doanh nghiệp bao gồm công ty, nhãn hàng… tiến hành hợp tác với các KOLs. Theo đó, các doanh nghiệp sử dụng hình ảnh của KOL và được đẩy mạnh quảng bá, đưa chân dung của sản phẩm, thương hiệu đến rộng rãi phạm vi khách hàng. Đặc biệt là những người hâm mộ và luôn ủng hộ KOL.

Booking KOL là gì?

7. Cách Booking KOLs phù hợp với doanh nghiệp

Trước tiên, cần lựa chọn KOLs phù hợp với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua tính tương thích, liên quan giữa lĩnh vực KOLs có kiến thức, kinh nghiệm mà tiến hành chia sẻ, quảng bá với bản chất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

7.1 Vì sao cần lựa chọn KOLs phù hợp với sản phẩm?

Việc lựa chọn KOLs phù hợp với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp thể hiện qua tính tương thích, liên quan giữa lĩnh vực chuyên môn hay kiến thức của KOLs chia sẻ, quảng bá với bản chất sản phẩm, dịch vụ.

Điều này không chỉ giúp tăng mức độ thuyết phục khách hàng, còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi đánh trúng tệp khách hàng mục tiêu đang vừa quan tâm KOLs, vừa có nhu cầu với những thông điệp được KOLs truyền tải.

7.2 Các yếu tố quan trọng để lựa chọn KOLs phù hợp

  • Chọn KOLs có nhiều người dùng yêu thích

Ưu tiên nhất là người dùng trong tệp khách hàng mục tiêu để tối ưu chi phí và đánh trọng tâm vào tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Chọn KOLs có uy tín và được nhiều người tin tưởng

Nên đẩy mạnh lựa chọn các KOLs có trách nhiệm và có tâm với các thông điệp, review và kiến thức mà họ cung cấp. Điều này vừa giúp giữ gìn hình ảnh sản phẩm, thương hiệu, vừa đóng vai trò quan trọng để hiệu quả kinh doanh được duy trì lâu dài.

  • Phong cách làm việc và năng lực của KOLs

Về yếu tố này, các doanh nghiệp cần cân nhắc các tiêu chí sau trước khi tiến hành hợp tác với KOLs: Khả năng linh hoạt và thích nghi, mức độ kiến thức, thái độ làm việc với cả doanh nghiệp và khách hàng.

Tóm lại, KOLs là sự kết hợp lý tưởng của marketing online với trải nghiệm thực tế của người dùng nổi tiếng rồi tiến hành chia sẻ, review. Hình thức này đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng khi xây dựng trên nền tảng trung thực, đặt lợi ích của khách hàng làm ưu tiên. Hiểu được điều đó và các lưu ý trong việc lựa chọn KOLs, hi vọng các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn và hướng áp dụng đúng hình thức quảng bá này và đạt được kết quả tốt trong việc thúc đẩy doanh thu.

Các KOL thường có các Landing Page riêng cho các chương trình ưu đãi với từng nhãn hàng giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin và chốt đơn. Với số lượng sản phẩm lên đến 12 nhãn hàng khác nhau của L’Oréal, Haravan thường đồng hành cùng các chiến dịch ưu đãi này từ quản lý sản phẩm, dựng layout Landing Page, thiết lập cổng vận chuyển, thanh toán, chỉnh sửa,... chỉ trong 24 tiếng.

Riêng đối với phong cách làm việc hay năng lực của KOLs, các doanh nghiệp cần cân nhắc các tiêu chí sau trước khi tiến hành hợp tác với họ: Khả năng linh hoạt và thích nghi tương ứng, mức độ kiến thức, thái độ làm việc: dễ hiểu, dễ gần với cả doanh nghiệp và khách hàng.

8. Cách để trở thành một KOL chuyên nghiệp

Với sự phát triển đột phá của marketing, KOL nhanh chóng trở thành một nghề "cực hot" và "hái ra tiền" được nhiều người lựa chọn, nhất là giới trẻ. Bạn chỉ cần một tài khoản Facebook, Instragram hay Tiktok với lượng theo dõi "khủng" là bạn có thể hợp tác với các thương hiệu để quản bá sản phẩm cho họ. Tuy nhiên, để trở thành một người nổi tiếng được cộng đồng mạng quan tâm không phải là dễ. Để tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng thì bạn cần phải có vài yếu tố cơ bản để được nhiều thương hiệu săn đón.

KOLlagi

Cách để trở thành một KOL chuyên nghiệp

  • Xác định năng khiếu của bạn thân: bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, bạn phải xác định được năng khiếu, sở trường hoặc hiểu biết nào đó của bạn thân về một lĩnh vực. Nếu như bạn là một người am hiểu về du lịch, thường xuyên đi khám phá những nơi độc đáo thì hãy lập một bên chuyên về lĩnh vực du lịch và trải nghiệm, làm những vlog về những địa điểm du lịch thú vị ở Việt Nam.

  • Khoanh vùng nhóm đối tượng mục tiêu: Khi nằm được lĩnh vực mà bạn mong muốn hướng tới thì điều tiếp theo chính là xác định đối tượng khách hàng hướng tới là ai. Những điều đó bao gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,...Việc nắm rõ đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn có những chiến lược cụ thể để tiếp cận, nâng cao hoặc thay đổi nhận thức của họ đối với sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế được chi phí khi phải tiếp cận một cách đại trà.
  • Đầu tư xây dựng hình ảnh và nội dung chuyên nghiệp: Để tiếp cận cộng đồng mạng một cách nhanh chóng thì việc tập trung xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và content hấp dẫn chất lượng là điều không thể thiếu. Nếu bạn là một vlogger thì việc đầu tư một chiếc máy quay chất lượng chuẩn HD hoặc FHD, nghiên cứu và đầu tư chất xám cho từng nội dung muốn quay là việc không thể thiếu.
  • Không ngừng cải thiện và sáng tạo: Để không trở nên nhàm chán với tốc độ phát triển không ngừng của xã hội, bạn cần phải sáng tạo không ngừng để thu hút người dùng. Hãy tận dụng những ý kiến của khán giả hay cập nhật những trend mới để sáng tạo hết khả năng của mình bạn nhé.
  • Mở rộng các mối quan hệ: Xây dựng một Networking rộng rãi được xem là đặc thù công việc của một KOL chính hiệu. Hãy mở rộng mối quan hệ của mình với những KOL khác giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn. Trang bị kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng hơn cho bạn hoàn thành xuất sắc việc này.

9. Kết luận

Tóm lại, KOLs là sự kết hợp lý tưởng của marketing online với trải nghiệm thực tế của người dùng nổi tiếng rồi tiến hành chia sẻ, review. Hình thức này đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng khi xây dựng trên nền tảng trung thực, đặt lợi ích của khách hàng làm ưu tiên. Hiểu được điều đó và các lưu ý trong việc lựa chọn KOLs, hi vọng các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn và hướng áp dụng đúng hình thức quảng bá này và đạt được kết quả tốt trong việc thúc đẩy doanh thu.

Các KOL thường có các Landing Page riêng cho các chương trình ưu đãi với từng nhãn hàng giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin và chốt đơn. Với số lượng sản phẩm lên đến 12 nhãn hàng khác nhau của L’Oréal, Haravan thường đồng hành cùng các chiến dịch ưu đãi này từ quản lý sản phẩm, dựng layout Landing Page, thiết lập cổng vận chuyển, thanh toán, chỉnh sửa,... chỉ trong 24 tiếng.

Liên hệ Haravan để được tư vấn và triển khai các chương trình tăng trưởng kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

>> Đọc thêm các bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả

04/07/2022 MKT Thuỳ

Chatbot là gì? Những thông tin về Chatbot bạn cần biết

06/07/2022 MKT Quỳnh Anh

Inbound Marketing là gì? 5 nguyên tắc cơ bản thu hút khách hàng

08/07/2022 Quỳnh Anh MKT