Chatbot là gì? Những thông tin về Chatbot bạn cần biết

Chatbot là một phần mềm được tạo ra từ AI, vậy tại sao chatbot ngày càng phổ biến và được yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về chatbot.

Chatbot là gì? Tại sao hiện nay các doanh nghiệp sử dụng công cụ chatbot ngày càng nhiều? Việc sử dụng chatbot như một công cụ thay thế nhân viên có thể hỗ trợ đến 60% khối lượng công việc thông thường. Hãy cùng giải đáp những thắc đó thông qua bài viết chia sẻ về chatbot của Haravan nhé!

1. Chatbot là gì? Công nghệ chatbot là gì?

Chatbot là gì?

Khi truy cập vào các trang web chúng ta thường thấy những biểu tượng hoặc boxchat dùng để tương tác trực tiếp với người dùng ở góc màn hình, đó chính là chatbot. Chatbot là một sản phẩm của công nghệ hiện nay, nó có vai trò kết nối người dùng thông qua phần mềm tự động. Giống như lễ tân, chatbot đóng vai trò tiếp đón khách hàng khi họ truy cập vào website, giúp lưu lại những thông tin nội dung khách hàng chat với doanh nghiệp.

Các thuật ngữ trong chatbot:

  • Chatbot: lập trình hoạt động 24/7 tự động trả lời các tin nhắn.

  • Khách hàng: Những người gửi tin nhắn tương tác khi nhìn thấy chatbot.

  • Cài đặt: Nơi thiết lập các công năng của chatbot (thời gian hoạt động, những kịch bản được setup sẵn,…).

  • Livechat: nơi hiển thị các nội dung trao đổi giữa người dùng và bot được lập trình tự động.

  • Chăm sóc: Các kịch bản được thiết lập sẵn theo trình tự từng bước theo thời gian nhất định để Bot trả lời khách hàng.

  • Gửi Broadcast: Gửi đồng loạt các nội dung được cài đặt sẵn đến khách hàng.

  • Auto inbox: Chế độ tự like, trả lời, inbox phản hồi khách hàng.

  • Tăng trưởng: Đưa bot đến email, website,… để tăng người dùng.

  • Thống kê: là nơi có thể tổng hợp số liệu biểu đồ tăng trưởng của khách hàng.

>> Xem thêm: Các thành phần trong messenger bot giúp mang lại trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng

2. Tại sao nên sử dụng chatbot?

Tại sao nên sử dụng chatbot?

Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp sử dụng công cụ chatbot, dưới đây là những lí do chatbot ngày càng được ưa chuộng và phổ biến:

2.1 Tiết kiệm thời gian, chi phí

Chatbot hoạt động hoàn toàn tự động nên giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và dễ dàng quản lí.

Chatbot còn có thể giúp bạn tương tác với khách hàng khi kinh doanh đa kênh như website, facebook, instagram, zalo,… Khi sử dụng chatbot trong quản lí đa kênh sẽ giúp dễ dàng thống kê đo lường về các số liệu như số lượng khách hàng cũ, khách hàng mới, số liệu tương tác theo ngày, tuần, tháng. Thu thập được các số liệu giúp nhà kinh doanh đưa ra các chiến lược phù hợp và hiệu quả với khách hàng.

2.2 Chăm sóc khách hàng 24/24

Trung bình một nhân viên làm việc chỉ 8 giờ/ngày tại công ty, nhưng website luôn luôn mở đón tiếp khách hàng. Trải nghiệm của khách hàng đối với website được đánh giá thông qua độ tiện lợi, giao diện web và tương tác phản hồi của website đối với người dùng.

Để đáp ứng các nhu cầu trong kinh doanh, người tiêu dùng sử dụng chatbot là một quyết định rất hợp lí. Chatbot có thể giúp bạn trả lời khách hàng 24/7 theo những kịch bản được cài đặt sẵn một cách tự động, giúp giảm chi phí về nhân lực và nâng cao được trải nghiệm của khách hàng.

2.3 Thu thập phân tích dữ liệu

Chatbot có thể thu thập ý kiến từ khách hàng bằng cách điền các thông tin voucher, mã giảm giá, khuyến mãi nhân ngày đặc biệt. Đồng thời chatbot có tính năng tự động phân tích toàn bộ thông tin dữ liệu, giúp bạn có tầm nhìn bao quát về khách hàng để đưa ra các chiến lược tiếp thị tốt nhất.

2.4 Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại

Chatbot có thể được cài đặt để gửi các thông tin khuyến mãi, quảng cáo đến những khách hàng cũ. Gần đây nhất, Facebook đã chính thức ra mắt tính năng Thông báo Định kỳ trên Facebook Messenger (hay còn gọi là Recurring Notifications). Tính năng này cho phép page bán hàng dễ dàng gửi tin nhắn quảng cáo đến khách hàng đã từng mua hàng, khi được khách hàng cho phép sau 24h kể từ lần cuối cùng tương tác, theo tần suất quy định: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

>> Xem thêm: TOP những công dụng thực sự của chatbot

3. Ứng dụng của chatbot trong kinh doanh

Ứng dụng của chatbot trong kinh doanh

3.1 Giới thiệu sản phẩm mới

Khi khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu mua các sản phẩm, chatbot vừa giúp chúng ta giải đáp thắc mắc, vừa có thể đề xuất cho khách hàng các dòng sản phẩm mới của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí marketing.

3.2 Gửi mã khuyến mãi

Chatbot gửi các mã khuyến mãi, các chương trình mới cho khách hàng, thu hút khách hàng mua sản phẩm, tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra các mã khuyến mãi còn có thể thu thập các thông tin từ khách hàng một cách tự nhiên, các dữ liệu đó giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng và đặt ra các chiến lược phù hợp.

3.3 Mời xem livestream

Chatbot có thể đề xuất các livestream bán hàng của doanh nghiệp đến khách hàng khi khách hàng truy cập vào trang web. Đây là một cách tự nhiên để tăng lượt xem khi livestream, đồng thời thu hút khách hàng biết đến các sản phẩm nhiều hơn.

3.4 Cập nhật tin tức

Cập nhật đến khách hàng nhiều thông tin tổng quát như các thông tin về sản phẩm mới, khuyến mại mới, thông tin về cơ sở hoạt động,… Những thông tin này sẽ được cài hiển thị mặc định thông báo khi các khách hàng có nhu cầu hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề liên quan.

3.5 Tương tác, chăm sóc khách hàng

Với khả năng tự động hóa hoàn toàn, chatbot có thể hoàn thành nhiệm vụ tương tác, chăm sóc khách hàng một cách tuyệt vời. Khách hàng sẽ được tư vấn ngay lập tức, công nghệ AI cho phép chatbot dễ dàng tìm kiếm những thông tin khách hàng cần thiết để giải quyết các vấn đề và chăm sóc khách hàng.

>> Tham khảo ngay: 5 Bước follow-up khách hàng sau mua khiến khách quay lại nhiều lần hơn nữa

4. Ứng dụng của chatbot trong các ngành nghề khác nhau

Hiện nay chatbot với nhiều tính năng thông minh, tiện ích nên đã được sử dụng trong nhiều ngành nghề khách nhau. Dưới đây là lợi ích, công dụng của chatbot trong một số ngành nghề:

4.1 Tìm hiểu về chatbot trong chuỗi bán lẻ

Ứng dụng chatbot trong chuỗi bán lẻ

Cùng với các hình thức tiếp thị kinh doanh online hiện nay, chatbot cũng là một trong những công cụ đắc lực để giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh, dễ dàng sử dụng, tối ưu hóa được các khoản chi phí. Mua hàng online ngày càng trở thành xu hướng của người tiêu dùng, thậm chí các sản phẩm như nông sản, thực phẩm cũng được kinh doanh online. Vì vậy, việc nắm bắt và ứng dụng được công nghệ chatbot trong chuỗi bán lẻ là rất quan trọng.

4.2 Tìm hiểu về chatbot trong chuỗi nhà hàng

Trong hệ thống các chuỗi nhà hàng, chatbot có thể xử lý các công việc đặt bàn online, đặt thức ăn. Tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong quy trình đặt chỗ và tận hưởng các món ăn. Ngoài ra, chatbot còn giúp thu thập các feedback online từ khách hàng để nhà hàng có thể cải thiện những khuyết điểm, nâng cao xếp hạng.

Ứng dụng chatbot trong chuỗi nhà hàng

>> Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng chatbot ngành Nhà hàng cho người không chuyên?

4.3 Ứng dụng của chatbot trong lĩnh vực sức khỏe

Ứng dụng của chatbot trong lĩnh vực sức khỏe

Chatbot dựa trên các hồ sơ cũ để phân tích và giúp đưa các gợi ý về các sản phẩm thực phẩm chức năng cần thiết cho khách hàng. Kết nối trực tiếp bệnh nhân đến doanh nghiệp hoặc phòng khám, loại chatbot này thường dựa trên các từ khóa về triệu chứng mà bệnh nhân đưa ra để đưa đến bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

4.4 Tìm hiểu về chatbot trong lĩnh vực mỹ phẩm

Chúng ta có thể cài đặt chatbot cung cấp các thông tin cơ bản cho khách hàng như thông tin về sản phẩm, địa điểm bán hàng, dịch vụ, thời gian làm việc,… Ngoài ra chatbot còn xử lý các yêu cầu như đặt lịch hẹn hoặc đưa ra các lời khuyên tư vấn hữu ích về mỹ phẩm được lập trình sẵn cho khách hàng.

Ứng dụng của chatbot trong lĩnh vực mỹ phẩm

5. Các loại chatbot phổ biến

Các loại chatbot phổ biến

  • Chatbot bán hàng: công cụ hỗ trợ bán hàng hoạt động 24/7.

  • Chabot chăm sóc khách hàng: trả lời khách hàng khi khách hàng có thắc mắc cần hỗ trợ.

  • Chatbot trò chuyện theo kịch bản: Chatbot này sẽ hoạt động theo lập trình, giải quyết các câu hỏi hoặc đưa ra những tùy chọn có nội dung liên quan. Khách hàng sẽ nhấn chọn một mục tương ứng theo nhu cầu và chatbot sẽ đưa ra thông tin về các mục đó.

  • Chatbot trò chuyện theo từ khóa: Sau khi quét những từ khóa liên quan đến câu hỏi và hiểu rõ được nội dung khách hàng muốn tìm kiếm, chatbot sẽ trả lời những nội dung phù hợp với những từ khóa.

  • Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh: Đây là chabot với sự kết hợp của ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo. Nguyên lí hoạt động của nó dựa vào sự ghi nhớ lại những sở thích, bối cảnh của những khách hàng tương tác trước đó, từ đó đưa ra các phản hồi phù hợp nhất cho khách hàng.

6. Những sai lầm khi sử dụng chatbot

6.1 Thiếu thông tin cụ thể

Không đưa ra những thông tin rõ ràng, đầy đủ về sản phẩm trong phần cài đặt chatbot, dẫn đến cung cấp thông tin không đầy đủ, chưa mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Cần thiết kế một chatbot có thông tin đầy đủ cụ thể về sản phẩm khi tương tác với khách hàng.

6.2 Tạo ra quá nhiều bot spam

Nhiệm vụ chính của boxchat là dùng để tương tác với khách hàng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng, việc tạo ra quá nhiều bot rác sẽ khiến khách hàng bị khó chịu và có thể thoát ra khỏi website. Vì vậy để marketing được hiệu quả, chỉ nên tạo một chatbot để liên hệ với khách hàng khi cần thiết. Tránh làm quá nhiều gây loãng thông tin và ảnh hưởng trải nghiệm của khách hàng.

6.3 Không đánh giá được hiệu quả bot

Chatbot dù tiện lợi thông minh đến đâu thì đây cũng chỉ là một thực thể AI do con người tạo ra, nên việc có lỗi trong quá trình xử lý là không thể tránh được. Người cài đặt cần theo dõi hiệu quả chatbot thường xuyên để xử lí những tình huống như là khi bot không thể quét hoặc phân tích bối cảnh cuộc trò chuyện.

7. Kết Luận

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu được chatbot là gì và ứng dụng của chatbot. Mong rằng các bạn sẽ có thể sử dụng các thông tin Haravan chia sẻ để phát triển công việc hiệu quả hơn trong tương lai, chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Feedback khách hàng là gì? Cách tận dụng feedback mang lại hiệu quả

Làm thế nào để xây dựng chatbot ngành Nhà hàng cho người không chuyên?

Bí mật áp dụng chatbot vào website tăng 25% doanh số

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Inbound Marketing là gì? 5 nguyên tắc cơ bản thu hút khách hàng

08/07/2022 Quỳnh Anh MKT

Marketing online là gì? Cách tạo chiến lược Marketing online ở kỷ nguyên số

22/07/2022 MKT Thuỳ

Content Marketing là gì? Vai trò và các dạng content marketing

22/07/2022 Quỳnh Anh MKT