Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả

Marketing đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động của doanh nghiệp và trong môi trường không ngừng cạnh tranh như hiện nay, việc xây dựng chiến lược Marketing phù hợp là việc làm cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng và phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm đạt được các mục tiêu của công ty bằng cách hiểu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và khác biệt. Chiến lược Marketing bao gồm từ việc xác định khách hàng của bạn là ai đến việc quyết định bạn sử dụng kênh nào để tiếp cận những khách hàng đó.

2. Tầm quan trọng của các chiến lược Marketing trong kinh doanh

Việc xây dựng và tuân theo một chiến lược Marketing là điều cần thiết để thiết lập định hướng không chỉ cho các hoạt động liên quan đến Marketing mà còn là định hướng hoạt động cho toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược Marketing hỗ trợ duy trì sự đồng bộ với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm phù hợp với họ và xác định phương thức truyền đạt thông tin phù hợp về các sản phẩm đó.

Nếu không xác định cụ thể được hướng đi của một chiến lược Marketing, bạn sẽ không biết khách hàng của mình là ai, không thể phát triển được các sản phẩm phù hợp cũng như lãng phí rất nhiều nguồn lực và tiền bạc.

3. Các loại hình chiến lược Marketing cơ bản

3.1. Marketing Đại Trà

Chiến lược Marketing đại trà hay còn được gọi là chiến lược Marketing đại chúng (Mass Marketing hoặc Undifferentiated Marketing) là một chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra một thông điệp cho toàn bộ đối tượng khách hàng. Chiến lược này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đa dạng nhiều tệp khách hàng hơn với chi phí thấp hơn đồng thời có thể nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu mà không cần phải tốn quá nhiều công sức để đổi mới nội dung quảng cáo hoặc nghiên cứu quá sâu về thị trường.

Ví dụ: Colgate là một nhãn hàng chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và được sử dụng rộng rãi. Một trong những sản phẩm của họ là kem đánh răng và với chiến lược Marketing đại chúng, Colgate gặt hái được rất nhiều thành công. Kem đánh răng là một sản phẩm không phân biệt lứa tuổi hay nhóm đối tượng sử dụng cụ thể nên việc phân chia phân khúc khách hàng không phải là một việc quá quan trọng. Cho đến nay thì Colgate đã trở thành một trong những “ông lớn" của sản phẩm chăm sóc vệ sinh răng miệng với số lượng lớn khách hàng trung thành.

Quảng cáo kem đánh răng của Colgate

3.2 Marketing Phân Biệt

Chiến lược Marketing phân biệt (Differentiated marketing) là một chiến lược Marketing mà công ty hoặc doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch quảng cáo nhằm thu hút hai hoặc nhiều phân khúc đối tượng mục tiêu của họ. Chiến lược Marketing này giúp các công ty cải thiện khả năng nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn, đáp ứng thị hiếu của khách hàng từ đó góp phần đẩy mạnh doanh thu của sản phẩm.

Ví dụ: Bumble là một ứng dụng hẹn hò cực kỳ nổi tiếng vì ứng dụng này đã làm rất tốt nhiệm vụ phân biệt phạm vi sản phẩm của mình bằng cách cung cấp các dịch vụ khác nhau cho các nhóm người dùng khác nhau. Bumble, được biết đến với việc bảo vệ những người phụ nữ không bị quấy rối bằng cách chỉ cho phép phụ nữ là người mở lời đầu tiên trong cuộc trò chuyện trước khi tiến tới một mối quan hệ lãng mạn. Năm 2016, Bumble đã giới thiệu tính năng BFF - cho phép hai người đã vuốt sang phải để bắt đầu cuộc trò chuyện và kết bạn. Tương tự, tổ chức đã giới thiệu Bumble Bizz cho phép kết nối kinh doanh trên nền tảng này.

Các tính năng khác nhau của Bumble

3.3 Marketing Tập Trung

Chiến lược Marketing tập trung (Centralized Marketing Strategy) là một chiến lược marketing mà thương hiệu tập trung mọi nỗ lực và nguồn lực để phát triển và quảng cáo các sản phẩm cho một phân khúc đối tượng mục tiêu cụ thể. Chiến lược Marketing này đặc biệt hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhỏ vì nó là bàn đạp giúp doanh nghiệp đạt được vị trí vững chắc trong phân khúc thị trường đó. Đây là cơ hội để doanh nghiệp phân tích và hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn của bộ phận khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, thông qua chiến lược Marketing này, doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để sở hữu số lượng lớn khách hàng trung thành nếu đáp ứng được đúng nhu cầu của họ.

Ví dụ: Rolex là một thương hiệu lâu đời được thành lập năm 1905 và hiện được coi là một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành sản xuất đồng hồ. Các chiến dịch quảng cáo của Rolex luôn bao gồm các vận động viên và nghệ sĩ nổi tiếng, có ảnh hưởng, thành công khác nhau và đây là những người mô tả chính xác phân khúc mục tiêu của thương hiệu. Quảng cáo do Rolex tạo ra truyền tải thông điệp rằng những người thành đạt, mạnh mẽ có địa vị sẽ đeo đồng hồ Rolex. Điều này cho thấy nhà sản xuất đồng hồ đang hướng đến những khách hàng thành đạt.

Quảng cáo của Rolex

4.Quy trình xây dựng chiến lược Marketing:

4.1. Phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Phân tích và nghiên cứu thị trường là một phần thiết yếu trong chiến lược Marketing. Bạn cần phải thu thập thông tin chi tiết về thị trường mà mình đang hoặc sắp phải cạnh tranh, chẳng hạn như quy mô, tốc độ tăng trưởng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng xã hội và nhân khẩu học (tuổi, giới tính…).

Việc xây dựng một hồ sơ chi tiết về các đối thủ cạnh tranh bằng cách nghiên cứu sản phẩm, chuỗi cung ứng, giá cả và chiến thuật Marketing là một hành động cực kỳ hữu ích. Thông qua việc làm này có thể hỗ trợ doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh - điều làm cho doanh nghiệp khác biệt so với với các đối thủ cũng như nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu trong các quy trình nội bộ để có thể cải thiện hiệu suất và ngày càng phát triển.

4.2. Xác định đối tượng mục tiêu để xây dựng chiến lược Marketing

Sau khi phân tích và nghiên cứu thị trường, bạn cần phải xác định tệp khách hàng mà bạn đang nhắm tới cũng như xác định rõ nhu cầu của họ. Quy trình này cần phải được thực hiện thật đầy đủ và chi tiết, ví dụ như xác định cách họ mua hàng, nơi họ mua hàng, nhu cầu của họ là gì… Ngoài ra , việc thường xuyên cập nhật đầy đủ các xu hướng trên thị trường cũng là một việc làm tất yếu để không bỏ lỡ các cơ hội mới hoặc tệ hơn là sẽ dễ mắc sai lầm và vô tình xây dựng một chiến lược Marketing không phù hợp và gây ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

4.3. Xây dựng mục tiêu cho chiến lược Marketing

Sau khi hoàn thành nghiên cứu thị trường, việc điều chỉnh chiến lược Marketing cho phù hợp với các mục tiêu kinh doanh đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh cũng là một hành động quan trọng. Mục tiêu kinh doanh có thể là nâng cao nhận thức về sản phẩm và dịch vụ, tăng doanh thu của sản phẩm hoặc là tiếp cận phân khúc khách hàng mới…

Phương pháp mục tiêu SMART là một cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để đặt ra mục tiêu kinh doanh phù hợp để cho chiến lược Marketing của mình đạt được thành công.

Mục tiêu SMART

Trong đó:

  • S (Specific) - Cụ thể: nêu rõ những gì bạn muốn đạt được

  • M (Measured) - Có thể đo lường: đặt các thước đo hữu hình để có thể đo lường kết quả và quá trình

  • A (Achievable) - Có thể đạt được: đặt ra các mục tiêu trong khả năng và nguồn lực

  • R (Relevant) - Có liên quan: đặt ra các mục tiêu sẽ giúp bạn cải thiện các khía cạnh cụ thể của doanh nghiệp

  • T (Timed) - Thời gian: đặt ra thời gian cụ thể để thực hiện

4.4. Lựa chọn các công cụ marketing phù hợp

Việc lựa chọn kênh Marketing phù hợp có thể giúp bạn tạo ra một chiến lược Marketing thành công. Quy trình này cần phải được cân nhắc và lên kế hoạch kỹ lưỡng để chuyển hoá tệp khách hàng tiềm năng thành số lượng khách hàng trung thành. Việc lựa chọn các kênh Marketing phù hợp cho chiến lược là một việc cực kỳ quan trọng. Giả sử, bạn xây dựng một chiến lược Marketing và nhắm đến tệp đối tượng khách hàng là GenZ nhưng bạn lại chọn truyền thông ở các kênh báo truyền thống và tin tức thời sự thì chiến lược Marketing của bạn sẽ lập tức gặp thất bại. Thay vào đó, việc cân nhắc sử dụng các trang mạng xã hội hoặc các chương trình truyền hình quen mặt với GenZ sẽ là một lựa chọn phù hợp và hiệu quả hơn.

>> Khám phá ngay: 6 công cụ truyền thông tích hợp (IMC)

5. Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược Marketing

5.1. Lãng phí tài nguyên và ngân sách cho các chiến lược tiếp thị đắt tiền

Các doanh nghiệp có thể mắc phải sai lầm khi chú trọng quá nhiều vào các chiến lược tiếp thị không cần thiết mà về cơ bản là tiêu hao rất nhiều ngân sách và nguồn lực nhưng không đem lại hiệu quả cao.

Thay vì đặt nhiều thời gian, tiền bạc và công sức vào các tính năng có ngân sách lớn như vậy, một chiến lược Marketing có thể sẽ hiệu quả hơn nếu nó bao gồm các chiến thuật khác nhau và được thiết kế phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng. Chiến lược nên bao gồm nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như các bài đăng trên mạng xã hội, blog và các chiến lược tiếp thị qua email.

>> Xem thêm: Top 10 sai lầm trong quảng cáo được cho là ngớ ngẩn nhất lịch sử

5.2. Không xác định được thị trường và đối tượng mục tiêu

Xác định thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả. Một trong những lý do chính khiến các doanh nghiệp thất bại trong việc tiếp thị là do không xác định rõ ràng thị trường và đối tượng mục tiêu của họ vì các đối tượng khác nhau yêu cầu các phương pháp Marketing khác nhau. Các chiến lược tiếp thị không xác định được đúng thị trường mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng khách hàng dựa trên nhân khẩu học có nguy cơ kém hiệu quả hơn.

Như vậy trên đây là những thông tin tổng quan về chiến lược Marketing, sơ lược về các chiến lược Marketing cơ bản và quy trình xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Hãy để lại thông tin để nhận ngay tư vấn từ Haravan về việc triển khai các chương trình tăng trưởng kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của bạn.


>> Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Chatbot là gì? Những thông tin về Chatbot bạn cần biết

06/07/2022 MKT Quỳnh Anh

Inbound Marketing là gì? 5 nguyên tắc cơ bản thu hút khách hàng

08/07/2022 Quỳnh Anh MKT

Marketing online là gì? Cách tạo chiến lược Marketing online ở kỷ nguyên số

22/07/2022 MKT Thuỳ