Mô hình kinh doanh B2B là gì? Cách triển khai B2B hiệu quả

Mặc dù B2B là mô hình kinh doanh thương mại phổ biến trên thị trường, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa vận hành hiệu quả mô hình này. Trong bài viết sau đây, Haravan sẽ cùng bạn tìm hiểu và phân tích chi tiết B2B là gì và cách triển khai marketing B2B hiệu quả cho doanh nghiệp.

1. Mô hình B2B là gì?

1.1 Mô hình B2B là gì?

Mô hình B2B là gì?

Mô hình B2B được viết tắt theo cụm từ tiếng anh “Business to Business”. Kinh doanh B2B được hiểu là hình thức kinh doanh tiếp thị, trao đổi buôn bán dịch vụ sản phẩm từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, trong vai trò là nhà cung cấp, doanh nghiệp của bạn sẽ giới thiệu và bán sản phẩm cho những khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp trên thị trường để phục vụ nhu cầu của họ.

Hiện nay, khi tiềm năng kinh doanh online phát triển mạnh mẽ, mô hình kinh doanh B2B không dừng lại ở tiếp thị truyền thống mà phát triển thành mô hình thương mại điện tử B2B. Đó là khi các doanh nghiệp trao đổi giao dịch mua bán với nhau hầu hết thông qua mạng internet, các nền tảng mạng xã hội hoặc website.

1.2 Ví dụ về mô hình B2B:

Một ví dụ cụ thể về mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business) là mô hình của một công ty phần mềm B2B. Dưới đây là mô tả về mô hình kinh doanh B2B của công ty này:

  • Khách hàng mục tiêu: Công ty phần mềm B2B này tập trung vào cung cấp phần mềm và giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp khác. Khách hàng mục tiêu của họ là các công ty và tổ chức trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, y tế, bán lẻ, sản xuất và hơn thế nữa.
  • Sản phẩm và dịch vụ: Công ty phần mềm B2B cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ phần mềm để giúp khách hàng tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ. Điều này có thể bao gồm phần mềm quản lý khách hàng (CRM), hệ thống quản lý quan hệ đối tác (PRM), giải pháp phân tích dữ liệu, ứng dụng di động và nền tảng điện toán đám mây.
  • Quá trình bán hàng: Doanh nghiệp B2B này thường có quá trình bán hàng phức tạp và kéo dài. Điều này bởi vì việc bán sản phẩm và dịch vụ phần mềm yêu cầu sự tư vấn, đàm phán và thương thảo trực tiếp với khách hàng. Các nhân viên kinh doanh của công ty sẽ tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, đề xuất các giải pháp phù hợp, thảo luận về các điều khoản hợp đồng và giá cả, và cuối cùng ký kết hợp đồng.
  • Dòng doanh thu: Doanh thu của công ty phần mềm B2B này chủ yếu đến từ việc bán phần mềm và dịch vụ liên quan cho các khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng thường ký kết các hợp đồng dài hạn và thanh toán theo mô hình tiền tệ hoặc mô hình đăng ký hàng tháng. Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra doanh thu bổ sung từ việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bảo trì và nâng cấp sau khi sản phẩm được triển khai.

2. Lợi ích của mô hình thương mại điện tử B2B là gì?

Kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong mô hình B2B luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thị trường bởi giá trị giao dịch lớn. Bên cạnh đó, mỗi sự hợp tác thành công còn thúc đẩy cho sự phát triển của cả hai doanh nghiệp và kinh tế cả nước nói chung.

Lợi ích của mô hình thương mại điện tử B2B

Do vậy, nếu bạn muốn áp dụng mô hình này vào kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ lợi ích của bán hàng B2B là gì?

- Tệp khách hàng đa dạng phân bố nhiều nơi, hoặc có thể kinh doanh xuyên quốc gia, nước ngoài.

- Đa dạng kênh tương tác chăm sóc khách hàng tiện lợi hơn khi có thể nhắn tin trực tiếp hộp thư thông qua website.

- Tiết kiệm chi phí quản lý và vận hành doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công việc và tăng lợi nhuận.

- Nhiều công cụ đo lường để tăng hiệu quả kinh doanh thông qua số liệu thực tế trên các trang bán hàng của doanh nghiệp.

- Hợp đồng mua bán được ký kết dài hạn, có sự ràng buộc để đôi bên cùng có trách nhiệm trong quá trình hợp tác và kinh doanh.

3. Ví dụ các doanh nghiệp B2B thành công tại Việt Nam

Hiện nay, mô hình B2B đã được áp dụng rộng rãi với các sàn thương mại điện tử. Các doanh nghiệp đã kịp thích nghi, vận hành và liên tục tối ưu hóa mô hình B2B để thu về kết quả kinh doanh tốt hơn. Hầu như mỗi doanh nghiệp tại Việt Nam đều có tối thiểu một website hoặc kết nối với sàn thương mại điện tử để quảng cáo sản phẩm và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Ví dụ điển hình như thương hiệu Unilever đình đám. Không chỉ dừng lại ở đối tượng khách hàng cá nhân, Unilever triển khai kinh doanh thành công với khách hàng doanh nghiệp. Cửa hàng tạp hóa, bán lẻ khắp mọi miền đất nước có thể nhập hàng trực tiếp từ Unilever, trực tiếp kiến tạo mô hình kinh doanh B2B giữa doanh nghiệp và người bán lẻ.

Các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2B thương mại điện tử nổi bật nhất hiện nay phải kể đến: Tiktok Shop, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Hotdeal, Foody,… Nguyên tắc hoạt động của các doanh nghiệp này có thể tạm hiểu là cung cấp dịch vụ thuê gian hàng online, những doanh nghiệp có sản phẩm cần bán sẽ liên lạc qua họ.

4. 5 mô hình kinh doanh B2B hiệu quả nhất hiện nay

Nhờ có mô hình kinh doanh B2B, việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp được cải thiện rất nhiều. Doanh nghiệp muốn bán sản phẩm cũng dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Sau đây là 5 mô hình B2B được đánh giá là áp dụng kinh doanh hiệu quả nhất:

4.1. Bán hàng B2B lấy khách hàng làm trung tâm

Mô hình này được hiểu là doanh nghiệp dựa trên insight của khách hàng, sau đó thiết lập một sản phẩm, dịch vụ phù hợp hay chương trình ưu đãi để thúc đẩy khách hàng có thể phát triển kinh doanh hiệu quả từ dịch vụ của doanh nghiệp.

Bán hàng B2B lấy khách hàng làm trung tâm

4.2. Kinh doanh thương mại điện tử B2B trung gian

Đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay và được sự đón nhận nhiệt tình của người tiêu dùng. Mô hình B2B trung gian là trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thương mại điện tử trung gian.

Ví dụ: Các thương hiệu giao dịch trên hệ thống sàn thương mại điện tử Tiktok Shop, Shopee Mall, Lazada Mall,…

Kinh doanh thương mại điện tử B2B trung gian

4.3. B2B Nhà giao dịch môi giới

Nhà giao dịch môi giới là kinh doanh B2B nói về cách hoạt động bên mua hàng. Họ không dữ trữ hàng hóa cũng không phải là xưởng sản xuất. Quy trình làm việc sẽ là lấy nhu cầu của khách hàng và thỏa thuận thống nhất về thời gian hay giá cả của đơn hàng. Sau đó, họ nhập các nguồn hàng với số lượng lớn từ thống nhất ban đầu với khách hàng.

B2B Nhà giao dịch môi giới

4.4. B2B Nhà cung cấp dịch vụ

Mô hình nhà cung cấp dịch vụ được sử dụng rộng rãi cho cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Khi đó, các doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử, cung cấp các hàng hóa dịch vụ hướng đến các đại lý phân phối sỉ.

Ví dụ: Các doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử máy móc.

Mô hình B2B Nhà cung cấp dịch vụ

4.5. Mô hình kinh doanh hợp tác thương mại

Tương tự như mô hình B2B trung gian, hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp diễn ra mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Bạn sẽ dễ nhận biết thông qua các hình thức như “chợ” online: sàn giao dịch thương mại, marketplace,…

Mô hình kinh doanh hợp tác thương mại

5. Cách triển khai B2B Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Bất kể bạn kinh doanh theo mô hình B2B hay mô hình khác thì marketing vẫn luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Để triển khai marketing B2B hiệu quả, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:

- Marketing Automation: Sử dụng công cụ điều khiển tự động hay còn gọi là tool vào trong vận hành marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được bài toán tiếp thị đa kênh chứa nội dung và thông điệp đồng nhất với thời gian ngắn, tối ưu nguồn lực và chi phí triển khai, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Content Marketing: Nội dung tiếp thị luôn chiếm vị trí quan trọng chủ chốt trong kế hoạch marketing online. Không chỉ mang đến những thông tin lợi ích của sản phẩm đến khách hàng, nội dung còn giúp điều hướng khách hàng về những xu hướng mới có lợi cho khách hàng, từ đó giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp như một giải pháp tối ưu.

- Cá nhân hóa: Con người có xu hướng thích những điều khác biệt. Những chính sách hay chương trình marketing khi xây dựng nên lấy khách hàng làm trung tâm. Mỗi bước chăm sóc đều như chỉ dành riêng cho cá nhân họ. Điều này giúp họ cảm thấy được tôn trọng và dễ dàng có thiện cảm khi tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp.

Triển khai B2B Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

6. Làm sao để vận hành mô hình B2B hiệu quả?

Để các doanh nghiệp xây dựng, vận hành và khai thác tối đa hiệu quả của mô hình B2B, bạn nên bắt đầu từ những bước đơn giản nhất như chuẩn bị các nền tảng online chỉn chu như website, Facebook, Tiktok, Youtube,… Tiếp theo đó, doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch quảng bá thương hiệu thông qua đa dạng kênh offline lẫn online. Tận dụng các hoạt động offline như mở phiên chợ, tổ chức hội thảo hướng đến thu hút các doanh nghiệp đến và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình.

Quan trọng hơn hết, chất lượng dịch vụ sản phẩm luôn là giá trị cốt lõi tạo nên sự thành công tất cả các mô hình B2B. Tạo được uy tín, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tái ký hợp đồng, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.

7. Kết luận

Theo đánh giá, mô hình B2B đang thực sự có nhiều cơ hội để phát triển đột phá với thị trường Việt Nam. Hi vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết của Haravan, bạn đã có sự nhận định đúng đắn về B2B là gì, và làm thế nào để áp dụng marketing hiệu quả vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công với mô hình kinh doanh B2B.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: