B2B2C là gì? Đó là mô hình mà nhiều người kinh doanh hiện nay rất quan tâm. Muốn đạt được những hiệu quả doanh thu và có cái nhìn tường tận về mô hình kinh doanh này, hãy theo dõi bài viết sau nhé!
1. Thông tin cơ bản về B2B2C
Mô hình B2B2C
1.1 B2B2C là gì?
B2B2C là cách viết tắt của các từ Business To Business To Customer. Đây là mô hình kinh doanh đa nhiệm, kết hợp các tính năng của cả hai mô hình là mô hình bán hàng B2B và mô hình bán hàng B2C.
Trong đó:
Mô hình B2B - Business To Business là giao dịch diễn ra trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp A sẽ cung cấp dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp B
Mô hình B2C - Business to Customer là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. B2C chuyên về bán lẻ và doanh nghiệp sẽ trực tiếp bán hàng cho khách hàng cá nhân.
Mô hình kết hợp B2B2C vì vậy được hiểu là sự kết hợp của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp làm nhiệm vụ phân phối và người dùng.
B2B2C là gì?
1.2 Mô hình B2B2C đã được chuyển dịch ra sao?
Từ mô hình B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) với B2C (doanh nghiệp - khách hàng), sự kết hợp tạo thành B2B2C nhằm hướng đến sự thay đổi trong tư duy tiêu dùng.
Hai doanh nghiệp bán hàng sẽ kết hợp với nhau để cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho khách hàng qua chuỗi cung ứng phù hợp. Doanh nghiệp thứ nhất sẽ cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng bằng cách dùng dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp thứ hai.
Với B2B, doanh nghiệp không quan tâm đến trải nghiệm khách hàng mà chú trọng đến quá trình sản xuất. Còn với B2C, yếu tố được quan tâm là trải nghiệm người dùng, định hướng hành vi người dùng.
Sự chuyển dịch từ B2B sang B2B2C sẽ giúp hạn chế tối đa quy trình mang tính trung gian.
Chuyển dịch của mô hình B2B2C
2. Lợi ích và khó khăn khi sử dụng mô hình B2B2C
2.1 Lợi ích của mô hình bán lẻ B2B2C
Giúp quy trình bán hàng thuận tiện hơn
Khách hàng có thể tiếp cận với những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng hơn, có giá tốt hơn. Thay vì phải chờ đợi, họ sẽ được cung cấp sản phẩm nhanh chóng.
Bản thân doanh nghiệp cũng không còn phải chịu quá nhiều kiểm soát, chờ đợi cung cấp. Doanh nghiệp với khả năng bán hàng nhanh chóng sẽ dễ thu hút được khách hàng trung thành.
Giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có cơ hội cải thiện doanh số bán hàng nhờ việc kết hợp với nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều khách hàng uy tín.
Sự kết hợp giữa nhiều doanh nghiệp giúp cung cấp, bổ sung nguồn tài nguyên cho nhau. Từ đó, mô hình này mang đến một hệ thống các mối liên quan giữa các khách hàng.
Ngoài ra, việc tạo ra chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, khách hàng sẽ giúp giảm chi phí hậu cần, nhân sự, lưu trữ sản phẩm,...Chi phí này là khoản tiền lớn, khi biết tận dụng đúng, doanh nghiệp sẽ có được những ưu thế trong kinh doanh.
Kết hợp nhiều ngành, nghề
Phần lớn các doanh nghiệp chỉ chuyên cung cấp về một sản phẩm, dịch vụ duy nhất. Nhưng với mô hình B2B2C, doanh nghiệp sẽ có thể kết hợp giữa các ngành có mối liên quan.
Đó có thể là nhà hàng - nhà nghỉ, khu vui chơi - khu ẩm thực, quán ăn - quán nước,...Tài nguyên của các dịch vụ sẽ được tận dụng tối đa, mang lại cho
2.2 Khó khăn xây dựng mô hình B2B2C
Uy tín thương hiệu
Việc tìm kiếm đối tác thực hiện liên kết trong mô hình B2B2C không phải đơn giản. Bởi, hợp tác với một thương hiệu là bạn chấp nhận rủi ro về hình ảnh của thương hiệu, doanh nghiệp đó.
Vì vậy, trước khi tham gia vào mô hình B2B2C, mọi doanh nghiệp cần nghiên cứu đối tác: uy tín, doanh thu,...
Thỏa thuận pháp lý
Pháp lý nhằm đảo bảo quyền lợi của cả hai bên. Từ doanh thu đến chi phí đầu tư, thỏa thuận về thời gian làm việc, nghĩa vụ, trách nhiệm của hai bên,...Chỉ có sự chi tiết, cặn kẽ trong phát lý mới giúp đảm bảo quyền lợi hai bên.
3. Mô hình B2B2C phù hợp với những ngành hàng nào?
3.1 May mặc
Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ hợp tác với các nhà bán lẻ; và các nhà bán lẻ sẽ đưa trực tiếp từ doanh nghiệp lên kệ hàng, gian hàng.
Mặt hàng may mặc rất dễ tìm kiếm nguồn cung, cũng như có nhiều sự lựa chọn. Đặc biệt, doanh số thu về từ hàng may mặc cũng rất lí tưởng. Do đó, lựa chọn thực hiện mô hình B2B2C rất lí tưởng với những doanh nghiệp - dù là doanh nghiệp vừa, nhỏ, cũng như doanh nghiệp lớn.
Mô hình B2B2C ngành may mặc
3.2 Nhà hàng, ăn uống
Hầu hết nhà hàng hiện nay đều cung cấp các nhãn hiệu đồ uống phổ biến cho khách hàng. Đây chính là sự kết hợp của mô hình B2B2C.
Nhà hàng có thể dễ dàng hợp tác với nhiều doanh nghiệp, miễn sao đảm bảo nhu cầu khách hàng. Với nhà hàng và đồ uống, hình thức hợp tác rất đa dạng. Bản thân khách hàng cũng hoàn toàn hiểu họ đang mua nước uống từ một đơn vị cung cấp khác.
Mô hình B2B2C ngành nhà hàng ăn uống
3.3 Thương mại điện tử
Áp dụng mô hình B2B2C trong thương mại điện tử rất đa dạng. Nhiều nhà cung cấp cho phép các cửa hàng, đại lý nhập hàng điện tử trực tiếp, nhanh chóng và đã giúp khách hàng có thêm những lựa chọn phong phú khi mua hàng.
Tại một số cửa hàng bán phụ kiện điện thoại, khách hàng sẽ tìm thấy những dịch vụ kết hợp khác. Đó có thể là một số phần mềm cũng như các món đồ phù hợp như ốp, như bọc máy, vệ sinh máy tính,...
Mô hình B2B2C ngành thương mại điện tử
4. 3 xu hướng thị trường thúc đẩy sự chuyển dịch của mô hình B2B2C
4.1 Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là ngành đón đầu xu hướng, quyết định lớn nhất đến việc dịch chuyển từ mô hình B2B, B2C thành B2B2C.
Thương mại điện tử khuyến khích các hoạt động thanh toán trực tuyến qua ví điện tử, qua thẻ ngân hàng trực tuyến,...Các yếu tố này giúp lưu giữ thông tin khách hàng, đảm bảo thu thập thông tin khách hàng và đánh giá của khách hàng về sản phẩm.
Nhờ sự lớn mạnh của thương mại điện tử, càng có nhiều mô hình kinh doanh được chuyển dịch và có sự kết nối trong các phương thức thanh toán.
Thương mại điện tử tác động đến chuyển dịch của mô hình B2B2C
4.2 Công nghệ thông tin
Trong thời đại số hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin mang lại cho người dùng cá nhân, doanh nghiệp những trải nghiệm mới mẻ. Đó là:
Big Data: Big Data gắn với những khả năng quản lí chuỗi cung ứng, tiếp thị kĩ thuật số, tối ưu hóa công cụ quản lí,...
AI: Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong mọi ngành nghề. Trí tuệ nhân tạo đảm bảo cung cấp thông tin, phân tích dữ liệu, tạo nền tảng dịch vụ một cách chính xác, rõ ràng, đảm bảo bảo mật thông tin dữ liệu. Và đó là nền tảng phù hợp cho việc liên kết thông tin trong mô hình B2B2C.
Blockchain: Đây là xu hướng “nở rộ” trong 2 năm gần đây. Blockchain đảm bảo tính năng về bảo mật thông tin trước nguy cơ bị đánh cắp của khách hàng.
Blockchain tác động đến chuyển dịch của mô hình B2B2C
4.3 Nhu cầu khách hàng
Khách hàng ngày càng ưa chuộng việc kết hợp các mô hình kinh doanh. Bởi, sự kết hợp này giúp tiết kiệm thời gian mua hàng, giúp tiết kiệm nhiều chi phí. Đặc biệt, khi khách hàng di chuyển, việc được hưởng lợi từ các nguồn B2B2C giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian trong làm việc, di chuyển.
5. Kết luận
B2B2C là gì? Có lẽ đã không ít người thắc mắc về kí hiệu mô hình đặc biệt này. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những hiểu biết cặn kẽ về mô hình B2B2C và có thể áp dụng trong công việc kinh doanh của bản thân.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tổng hợp những công cụ quản lý social media bạn cần biết (P1)
Cách xây dựng chiến lược digital marketing cho người mới bắt đầu
Những chỉ số đo lường hiệu quả trong mobile marketing