Mô hình kinh doanh trên marketplace có vẻ như còn xa lạ đối với nhiều người bởi vì mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Tuy nhiên hình thức kinh doanh này đã và đang đem đến nhiều lợi ích cho bất cứ kỳ ai từ cá nhân lẫn doanh nghiệp. Vậy thì nếu như các bạn vẫn còn chưa nắm rõ những kiến thức liên quan đến mô hình kinh doanh mới lạ này thì hãy đọc ngay bài viết của Haravan nhé.
1. Marketplace trên Facebook là gì?
Marketplace là gì?
Marketplace trên nền tảng thương mại thường được hiểu là sàn giao dịch giữa người mua và người bán. Về bản chất thì đây cũng giống như chợ truyền thống nhưng khác ở chỗ là trên internet với tên gọi Online Marketplace. Marketplace đã gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2013 với người đi đầu là Lazada. Sự xuất hiện của marketplace đã giúp mô hình B2C (Business to customer) dần chuyển mình sang C2C (Customer to customer). Sự thay đổi này sẽ giúp các công ty dần cắt giảm được chi phí kho bãi, vận chuyển…và điều quan trọng là thu hút được sự tham gia của những nhà bán lẻ cá nhân trên toàn quốc.
1.1. Một số mạng xã hội đã phát triển marketplace
Hiện nay marketplace không chỉ giới hạn qua những website thương mại điện tử như xưa mà đã phổ biến hơn ở các trang mạng xã hội và ứng dụng.
Marketplace trên Facebook:
+ Là một “chợ online” được phát triển trên nền tảng mạng xã hội Facebook.
+ Cách bán hàng trên Marketplace của Facebook: người dùng có thể sử dụng chính tài khoản cá nhân của mình => vào phần Marketplace => đăng tải sản phẩm muốn bán.
Marketplace trên Zalo app:
Là nơi doanh nghiệp có thể đăng ký để mở shop và bán hàng trên nền tảng Zalo Shop.
Marketplace trên Zalo
1.2. Phân loại marketplace
Chợ tốt
Marketplace theo chiều ngang: Loại mô hình cung này cấp nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một ngành hàng, lĩnh vực. Chẳng hạn, Now Food thuộc loại Marketplace ngang cung cấp dịch vụ đặt đồ ăn và giao hàng kết nối các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với khách hàng.
Marketplace hỗn hợp: Đây là mô hình với đa dạng các loại sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. Điều này mang đến sự tiện ích cho khách hàng khi họ có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì mà họ cần trên sản. Shopee là ví dụ điển hình khi cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng từ thời trang, đồ mẹ và bé, đồ gia dụng đến thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính,…
2. Tiềm năng của marketplace trên Facebook
Tiềm năng của marketplace trên Facebook là cực kì lớn nếu như bạn biết tận dụng đúng cách. Nếu như trước đây khi bạn muốn buôn bán trên Facebook thì phải cần tìm kiếm hoặc tham gia những hội nhóm để được tiếp cận với khách hàng của mình. Tuy nhiên với những tính năng vượt trội của marketplace trên Facebook sẽ giúp cho người bạn có thể tùy chỉnh những điều kiện như phạm vi, tính năng, mức giá…điều này sẽ giúp người bán tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Bên cạnh đó tỷ lệ chuyển đổi Facebook được đánh giá là rất cao từ 30 - 50%, đây là con số đáng mơ ước đối với những bạn đang kinh doanh online. Để có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn nữa thì bạn có thể chạy quảng cáo để mang lại hiệu quả cao hơn mà chi phí vẫn tiết kiệm. Một điều thuận lợi nữa là marketplace còn giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí hơn như kho bãi, vận chuyển,...
Marketplace trên Facebook
3. Những ưu điểm của marketplace
Không cần phải biết nhiều kỹ thuật chuyên môn: Việc bán hàng trên đây khá đơn giản với những thao tác dễ dùng. Bất cứ ai cũng có thể làm được mà không cần phải học những kỹ thuật. Ngoài ra không cần tạo thêm những tài khoản cá nhân để bán hàng mà có thể dùng chính tài khoản của bạn để đăng bài bán hàng.
Ít cạnh tranh hơn khi bán trên Group: Hiện nay đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh bán hàng trên Facebook Group. Vì thế khi bạn tham gia vào những hội nhóm như trên sẽ không có nhiều lợi thế nếu như mới bắt đầu kinh doanh.
Ít cạnh tranh hơn khi bán trên marketplace
Nhiều tính năng hiện đại: Vì để dùng chuyên cho việc bán hàng nên Facebook đã thiết kế giao diện khá dễ nhìn. Ngoài ra người bán có thể tự lọc giá, loại sản phẩm, địa điểm…một cách dễ dàng.
Khách hàng chủ động tìm kiếm: Khi bán hàng trên marketplace lợi thế đó là khách hàng chủ động tìm đến bạn. Từ đó tỷ lệ khách chốt đơn sẽ cao hơn, dần dần doanh thu sẽ được cải thiện một cách tự nhiên mà bạn không cần bỏ quá nhiều sức.
4. Cách kinh doanh trên marketplace hiệu quả
4.1. Sử dụng trang cá nhân uy tín
Một trang cá nhân uy tín và chuyên nghiệp sẽ giúp cho khách hàng thêm tin tưởng vào cửa hàng của bạn hơn. Một mẹo nhỏ đó là những ai có tài khoản mạng xã hội có nhiều lượt theo dõi, tương tác tốt sẽ tăng được tỉ lệ chốt đơn. Để có một tài khoản thật uy tín bạn cần phải cập nhật đủ những thông tin cơ bản về mình như: quê quán, nơi ở,... Nên đặt ảnh đại diện là ảnh thật của bạn, không nên dùng ảnh ảo hoặc ảnh người nổi tiếng. Nên thường xuyên chia sẻ những bài đăng nội dung về sản phẩm trên tường cá nhân để người mua có thêm nhiều thông tin.
4.2. SEO cho sản phẩm tối ưu
Cần có những tiêu đề sản phẩm phù hợp để người mua dễ dàng tìm kiếm. Ngoài ra, bạn không cần giật tít hoặc nói quá sản phẩm bởi vì không cần thiết. Điều tối quan trọng là bạn phải đặt tiêu đề chứa những từ khóa chính của sản phẩm, những tiêu đề này cần ngắn gọn và đủ ý.
>>> Có thể bạn quan tâm: 7 công thức đặt tiêu đề mà dân content phải nhớ
Một phần quan trọng nữa là phần mô tả sản phẩm, đoạn thông tin ngắn này sẽ giúp cho người đọc có thêm thông tin về sản phẩm. Cần chứa đủ những thông tin như tính năng, cách sử dụng, đặc điểm, chất liệu…Phần này tránh viết dài dòng hoặc quá khó hiểu vì người mua đang có nhu cầu về sản phẩm.
4.3. Liệt kê những sản phẩm liên quan để tăng doanh thu
Để gia tăng doanh thu thì bạn nên liệt kê thêm những sản phẩm liên quan để khách có thêm sự lựa chọn. Để làm được thì bạn nên thêm các từ khóa thuộc lĩnh vực sản phẩm để khi khách tìm kiếm thì sẽ tự động hiển thị. Ngoài ra, để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu nhiều hơn thì bạn nên đăng lên những hội nhóm có liên quan. Đây là cách làm hiệu quả vì những hội nhóm thường có lượng người tham gia lớn. Tuy nhiên, không nên đăng tin quá nhiều sẽ bị Facebook đánh giá là spam và tệ nhất là khóa nick.
4.4. Định giá hợp lý
Giá cả sản phẩm là điều đầu tiên mà khách hàng suy nghĩ trước khi quyết định mua. Vì vậy nên định giá một cách khôn ngoan và hợp lý. Trước khi định giá bạn có thể tham khảo những đối thủ khác trên thị trường. Nếu trong trường hợp bạn không muốn công khai giá bán của mình thì có thể cài đặt mức giá 0 đồng. Những khách hàng nhìn vào đều sẽ biết đây là mức giá ảo và sẽ chủ động nhắn tin để trao đổi.
Định giá sản phẩm hợp lý
4.5. Hình ảnh sản phẩm phù hợp
Để thu hút khách hàng hơn thì bạn nên dùng những hình ảnh đẹp mắt và chỉnh chu. Thường thì khách hàng chưa có trải nghiệm sản phẩm sẽ dựa vào hình ảnh rồi đánh giá xem có nên mua hay không. Biết được điều này thì bạn nên đầu tư để có những bức ảnh thật chuyên nghiệp. Sau đây là một số mẹo chụp ảnh sản phẩm mà Haravan mà bạn có thể tham khảo:
Đặt sản phẩm ở nơi ngay ngắn, thẳng thớm, có thể đặt thêm các phụ kiện bán kèm sản phẩm. Nếu sản phẩm có nhiều màu khác nhau, hãy cung cấp đủ hình ảnh với những màu sắc khác nhau.
Vệ sinh phần kính camera trước khi chụp ảnh để mang đến chất lượng hiển thị ảnh chính xác nhất.
Chụp ít nhất một tấm toàn thể sản phẩm và một tấm cận chất liệu, các thông số, chi tiết sản phẩm. Khung hình nền tối giản - cho nền sản phẩm là một bức tường, hay mặt đường, đừng để phông nền có quá nhiều vật thể gây rối mắt
Chụp ít nhất 3 tấm ảnh (nhiều hơn nếu có thể) từ các góc cạnh khác nhau (Facebook Marketplace cho phép người bán đăng tối đa 10 ảnh mô tả sản phẩm trong mỗi bài đăng bán)
5. Những rủi ro khi kinh doanh trên marketplace
5.1. Dữ liệu khó kiểm soát
Những thông tin khách hàng đều được lưu trữ trên nền tảng marketplace, chính vì thế không thể dùng cho website hoặc bất cứ kênh nào khác. Vì vậy khi triển khai các chiến dịch marketing bên ngoài thì phải tìm kiếm dữ liệu lại.
Bên cạnh đó khi bạn không kinh doanh trên marketplace nữa thì những dữ liệu như lịch sử bán hàng, thông tin người dùng, thống kê doanh số đều không thể lấy lại được. Như các bạn đã biết khi làm bất cứ công việc gì thì thông tin khách hàng đều rất quan trọng, vì vậy việc những thông tin trên không còn sẽ mang đến nhiều bất lợi.
5.2. Sản phẩm bán được sẽ mất phí hoa hồng
Phụ thuộc từng loại Marketplace hay từng loại sản phẩm, khi bán được hàng bạn phải trả một mức hoa hồng theo quy định. Tùy thuộc vào thị trường, hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán được có thể dao động từ 5 đến 20%. Còn đối với marketplace trên Facebook thì hoàn toàn miễn phí. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ càng về việc lựa chọn nền tảng kinh doanh để mang đến cho mình lợi nhuận cao nhất.
Chi phí hoa hồng
6. Những điều cần chú ý khi kinh doanh trên marketplace
Những mặt hàng không được phép bán
Phải bán hàng thật: Bất kỳ thứ gì không phải là sản phẩm/dịch vụ hữu hình dành để bán thì sẽ không được chấp nhận. Ví dụ: Facebook không chấp nhận bài viết “tìm kiếm”, bài viết tìm đồ thất lạc, trò đùa và tin tức.
Dịch vụ hoặc vé tham gia sự kiện: Bạn chỉ có thể kinh doanh dịch vụ (ví dụ: dọn dẹp nhà cửa) hoặc vé tham gia sự kiện trên Marketplace khi có sự cho phép bằng văn bản của Facebook. Vì vậy trước khi đăng bán bạn cần tìm hiểu thêm về chính sách của Facebook đối với dịch vụ và vé tham gia sự kiện.
Hình ảnh phải chân thật: Ảnh mặt hàng phải khớp với phần mô tả và tiêu đề của bài niêm yết. Những sản phẩm mà không giống với ảnh đăng hoặc có công dụng không giống phần mô tả sẽ không được đánh giá cao.
Buôn bán động vật: Facebook cấm không cho phép buôn bán động vật trên Marketplace lẫn các nhóm mua và bán. Quy định này bao gồm bài viết về việc nhận nuôi động vật.
Mặt hàng lĩnh vực y tế: Không chấp nhận các mặt hàng liên quan đến y tế (ví dụ: nhiệt kế, bộ dụng cụ sơ cứu)
Ánh trước và sau: Mặt hàng bán trên Facebook không được hiển thị ảnh về tình trạng trước và sau khi sử dụng sản phẩm.
Sử dụng ảnh thật khi bán hàng
7. Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên marketplace
Có nên dùng marketplace như một nền tảng kinh doanh chính hay không?
Đối với những cá nhân có kinh tế hạn hẹp nhưng có ý định kinh doanh thì lựa chọn hình thức kinh doanh cá nhân Marketplace sẽ phù hợp. Vì có thể tiết kiệm tối đa ngân sách và các chi phí. Nhưng bạn sẽ bị phục thuộc vào bên thứ ba.
Marketplace không nên là nền tảng chính, thay vào đó bạn hãy tự xây dựng cho mình một nền tảng kinh doanh trực tuyến riêng ví dụ như Website. Marketplace nên là công cụ để mở rộng thị trường kinh doanh.
8. Kết luận
Haravan tin rằng với bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về marketplace cũng như là những ưu, nhược điểm của loại hình kinh doanh này. Để biết rằng marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần phải thường xuyên học hỏi và áp dụng những kiến thức mới của thị trường để phát triển bền vững hơn.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: